Thạc Sĩ Ứng dụng Hiệp Ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 17/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO và đang trong tiến trình hội nhập quốc tế. Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá mạnh mẽ này, kinh doanh Ngân hàng được xem là một trong những lĩnh vực hết sức nhạy cảm, phải mở cửa gần như hoàn toàn theo các cam kết quốc tế. Trong bối cảnh chung đó, đòi hỏi hệ thống NHTM Việt Nam phải chủ động nhận thức và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập để có thể biến thách thức thành cơ hội, biến những khó khăn thành lợi thế.

    Để hệ thống NHTM Việt Nam tham gia tốt hơn vào sân chơi chung quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập, cần phải tuân thủ theo một số điều ước quốc tế, để từ đó có cơ sở so sánh, đánh giá và xếp hạng giữa các ngân hàng Việt Nam với các ngân hàng nước ngoài của các quốc gia khác trên thế giới.

    Một trong những điều ước quốc tế được các nhà quản trị ngân hàng đặc biệt quan tâm chính là hiệp ước quốc tế về an toàn vốn trong hoạt động ngân hàng - còn được biết thông dụng với tên gọi Hiệp ước Basel. Ra đời từ cách đây hơn 20 năm, hiệp ước này được rất nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng làm chuẩn mực để đánh giá và giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng nước mình. Hiện nay hiệp ước Basel đã có phiên bản hai (được biết đến với tên gọi The New Baseỉ Capital Accord) cập nhật, đoi mới một số nội dung hơn so với phiên bản thứ nhất trước đó.

    Ớ Việt Nam, việc ứng dụng hiệp ước Basel này trong công tác giám sát và quản trị ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, nên chỉ mới dừng lại ở việc lựa chọn một số tiêu chí đơn giản trong Hiệp ước Basel I để vận dụng và vẫn chưa tiếp cận nhiều với Basel II.

    Tuy nhiên, trong tương lai, các ngân hàng ở Việt Nam, đặc biệt là những ngân hàng có hoạt động quốc tế, sớm hay muộn sẽ phải tuân thủ các chuan mực Basel II để hòan thiện chính hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu thật sâu và nắm hiểu rõ các quy định trong Basel II, cũng như nghiên cứu những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân vì sao Việt Nam chưa ứng dụng được Basel II, cũng như trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã từng ứng dụng Basel II, để xây dựng lộ trình Basel II vào hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Đó cũng chính là lý do để tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Ứng dụng hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam”.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    Đề tài thực hiện nghiên cứu các chuan mực và quy định trong hiệp ước Basel đặc biệt là nghiên cứu kỹ Basel II, kinh nghiệm ứng dụng Basel II của các quốc gia trên thế giới.

    Sau khi tìm hiểu và giới thiệu ngắn gọn về hiệp ước Basel II, đề tài tập trung thực hiện việc đánh giá quy mô, hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua, những vấn đề cần lưu ý trong công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng, để từ đó phân tích những khó khăn, nguyên nhân mà hệ thống NHTM Việt Nam đã, đang và có thể sẽ gặp phải khi ứng dụng Basel II.

    Trên cơ sở đó, đề tài cố gắng xây dựng lộ trình ứng dụng Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của các NHTM tại Việt Nam và đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel II trong việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro, tính toán nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết đối với những loại rủi ro cơ bản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Luận văn sử dụng các phương pháp lý thuyết suy luận logic, duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích hoạt động kinh tế, toán học, thống kê, so sánh, đối chiếu, các kinh nghiệm của bản thân và của các nhà nghiên cứu tài chính tiền tệ.

    Ngoài ra, hệ thống cơ sở dữ liệu thứ cấp cũng được sử dụng có chọn lọc nhằm giúp đề tài có thể phân tích và đánh giá vấn đề một cách khách quan nhất. Nguồn dữ liệu thứ cấp này chủ yếu được thu thập từ các báo cáo ngành và báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà nước, của các NHTM do chính tác giả tổng hợp và xử lý theo yêu cầu của từng chuyên mục. Ngoài ra, nguồn số liệu từ các tạp chí chuyên ngành có uy tín như Tạp chí Tài chính, tạp chí Ngân hàng, tạp chí Thị trường tiền tệ, Thời báo Kinh tế Việt Nam và các website của cơ quan nhà nước, chính quyền thành phố . cũng được sử dụng làm nguồn dữ liệu thứ cấp cho đề tài.

    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

    Trên thực tế, hiệp ước Basel II có rất nhiều quy tắc và chuan mực liên quan đến quy trình giám sát hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các chuan mực giám sát hoạt động của các tập đoàn tài chính - ngân hàng.

    Tuy nhiên, trong điều kiện nghiên cứu của mình, đề tài chỉ giới hạn thực hiện nghiên cứu sâu các chuan mực mang tính định lượng liên quan đến an toàn vốn nhằm giúp hệ thống ngân hàng đối phó với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường (Pillar 1 - Minumum Capital Requirements). Chuẩn mực về quy trình giám sát hoạt động của hệ thống ngân hàng (Pillar 2 - Supervisory Review Process) và chuan mực về các quy tắc thị trường (Pillar 3 - Market Discipline) đề tài chỉ dừng lại ở nêu nội dung chính, xin để lại cho phần nghiên cứu chuyên sâu hơn sau này.

    5. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu gồm 3 chương:

    ■ Chương 1: Tổng quan về rủi ro và quản trị rủi ro

    ■ Chương 2: Thực trạng ứng dụng Hiệp Ước Basel II trong quản trị rủi ro tại hệ thống ngân hàng Việt Nam

    ■ Chương 3: Giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng Basel II trong quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam

    6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

    Sau quá trình nghiên cứu và nhận được sự góp ý của các thầy cô, để hoàn thiện đề tài hơn, hy vọng rằng đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy trong các chương trình đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực giám sát và quản trị hoạt động ngân hàng.

    Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể được các cơ quan thanh tra và giám sát ngân hàng nhà nước, các cơ quan quản lý hoạt động của các ngân hàng thương mại xem xét sử dụng khi nghiên cứu nhằm hoàn thiện hơn quy trình thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...