Luận Văn Ứng dụng hiệp ước Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài thực hiện năm 2012
    Ứng dụng hiệp ước Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Đồng Nai




    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    1.1 Lý do chọn đề tài
    Trong xu thế của thế giới, Việt Nam là đất nước đi lên từ nông nghiệp, chịu sự tàn
    phá nặng nề của chiến tranh cũng như thiên tai. Việt Nam đang từng bước chuyển mình
    trong công cuộc đi lên xây dựng một đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập
    cùng kinh tế thế giới. Sau khi gia nhập tổ chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) vào ngày
    01/04/2007, bốn năm nhìn lại chặng đường hội nhập kinh tế, đất nước đã có nhiều
    thành tựu to lớn, bộ mặt kinh tế xã hội đã đổi thay. Với mục tiêu hội nhập, hợp tác
    cùng phát triển, mở rộng thị trường hàng hóa và dịch vụ, tham gia đầy đủ các định chế
    kinh tế, tài chính, phát triển hệ thống quản lý, cơ sở hạ tầng theo hướng hiện đại hóa.
    Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, thị trường mở cửa tạo ra nhiều cơ hội và
    thách thức cho thị trường Việt Nam. Môi trường cạnh tranh gay gắt trong bối kinh tế
    thế giới cũng như trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn tạo ra tỷ lệ nợ xấu đang tăng
    cao đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần có những biện pháp quản lý rủi ro một cách
    có hiệu quả hơn. Một trong những nội dung hội nhập kinh doanh ngành ngân hàng là
    việc các ngân hàng tham gia vào các hiệp ước quốc tế nổi bật nhất là cam kết quản trị
    rủi ro tín dụng. Tháng 06/2004, hiệp ước mới về vốn của ủy ban Basel ra đời với
    những nguyên tắc chuẩn mực về an toàn vốn và quản trị rủi ro ngân hàng, đặc biệt là
    rủi ro tín dụng. Sự chuẩn hóa quản trị rủi ro theo Basel II thể hiện sự lành mạnh trong
    kinh doanh ngân hàng và góp phần thu hút sự hợp tác của các nhà đầu tư cũng như
    cộng đồng tài chính quốc tế. Vì những lợi ích to lớn từ hiệp ước Basel II, lợi ích quốc
    gia, lợi ích cho chính bản thân ngân hàng mình mà hầu hết hiện nay trên thế giới các
    ngân hàng đều áp dụng các nguyên tắc này.
    Nắm bắt được những lợi ích to lớn cũng như tính ứng dụng thực tiễn của Hiệp ước
    Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, qua thời gian thực tập tại Ngân hàng
    2
    thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín (Sacombank), vì thế em quyết định thực hiện
    đề tài: “Ứng dụng hiệp ước Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
    hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Đồng Nai” làm khóa luận tốt nghiệp
    của mình, với mong muốn đưa ra những nhận định, những cái nhìn tổng quan nhất về
    quản trị rủi ro tín dụng và qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng
    dụng Hiệp ước Basel II trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng
    thương mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương
    Tín nói riêng.
    1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
    Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng chiếm
    tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm
    ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống
    thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế,
    tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chưa cao Do đó, yêu cầu xây dựng một mô
    hình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi
    hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các
    chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập.
    P. Volker, cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng
    không có những khoản nợ xấu thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Điều đó
    cho thấy rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân
    hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu trên thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài
    tầm kiểm soát của con người. Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản của các ngân hàng có
    năng lực quản trị rủi ro tín dụng là khả năng khống chế nợ xấu ở một tỷ lệ có thể chấp
    nhận được nhờ xây dựng một mô hình quản trị rủi ro hiệu quả, phù hợp với môi trường
    hoạt động để hạn chế được những rủi ro tín dụng mang tính chủ quan, xuất phát từ yếu
    tố con người và những rủi ro tín dụng khác có thể kiểm soát được.[20]
    3
    Vào tháng 11/2004, hội nghị thuờng niên của Hiệp hội Ngân Hàng Châu Á (viết tắt
    ABA) được nhóm họp, trong đại hội này đã đưa ra những vấn đề thảo luận trong đó đã
    bàn đến việc ứng dụng Hiệp ước mới về vốn (Basel II) nhằm mục đích hạn chế được
    các rủi ro trong hoạt động của các NHTM trong hiệp hội. Theo ý kiến phát biểu của
    chủ tịch ABA – Dong Soo Choi “ Tất cả các ngân hàng trong khu vực cần nâng cấp
    hơn nữa để đáp ứng được những quy định của Basel II”.
    Tài chính ngân hàng là lĩnh vực được rất nhiều các chuyên gia kinh tế tìm hiểu và
    thảo luận rất nhiều từ trước đến nay. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nhiều cuộc
    thảo luận đã được mở ra nhằm mục đích nâng cao chất lượng hoạt động của các ngân
    hàng thương mại trong đó có đề cập đến việc áp dụng Hiệp ước Basel II vào công tác
    quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Đề tài về quản trị rủi ro tín dụng là một trong
    những đề tài nóng, đã và đang được rất nhiều giảng viên, sinh viên và các nhà nghiên
    cứu dành nhiều quan tâm và đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cũng như các
    bài báo có chất lượng được ra đời. Mỗi đề tài nghiên cứu là một cầu nối giữa lý thuyết
    và thực tế tại ngay thời điểm nghiên cứu nên vì thế sẽ có những điểm khác nhau do
    cách nhìn chủ quan của những tác giả. Trong thời điểm nền kinh tế thị trường đang
    diễn biến rất phức tạp gây nên nhiều khó khăn cho các ngân hàng như hiện nay, đề tài
    sẽ đưa ra những điểm mới, phù hợp hơn với thực tế so với những đề tài trước đây.
    Những đề tài đã nghiên cứu về Basel II như:
    - Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Ứng dụng Basel trong quản trị rủi ro của các NHTM
    Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thùy Linh, trường đại học kinh tế Tp.Hồ Chí Minh.
    - Luận văn thạc sỹ kinh tế ”Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi
    ro tại các ngân hàng thương mại” của tác giả Chu Thị Hương Giang, trường đại học
    kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
    4
    - Báo cáo nghiên cứu khoa học của tác giả Lữ Phi Nga, trường Đại học Lạc Hồng
    với đề tài: “Nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại ngân hàng
    TMCP Đại Á – phòng giao dịch Tân Hiệp”.
    1.3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Lợi nhuận và rủi ro luôn chứa đựng trong chúng những nghịch lý, và hoạt động tín
    dụng cũng vậy. Vì vậy, tại sao ngân hàng biết hoạt động tín dụng là chứa đựng rủi ro
    mà vẫn thực hiện? và tại sao ngân hàng lại cần quản trị rủi ro?
    Nắm bắt được tầm quan trọng và tính cấp thiết của Hiệp ước Basel II trong quản trị
    rủi ro tín dụng, mục tiêu của đề tài nghiên cứu như sau:
     Nghiên cứu về rủi ro tín dụng và các chuẩn mực, quy định trong hiệp ước Basel,
    đặc biệt là hiệp ước Basel II
     Đi sâu nghiên cứu thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
    TMCP Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Đồng Nai theo các yêu cầu của hiệp ước Basel
    II
     Khảo sát tính ứng dụng thực tế của đề tài thông qua việc phát phiếu khảo sát.
    Trên cơ sở những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, luận văn đưa ra các giải pháp
    nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
    Thương Tín, Chi nhánh Đồng Nai.
    1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.4.1 Đối tượng
    Các nguyên tắc về quản trị rủi ro tín dụng của Hiệp ước Basel II và công tác quản
    trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Đồng Nai.
    1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
     Thời gian nghiên cứu: Năm 2009, 2010, 2011
    5
     Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh
    Đồng Nai.
    1.5 Tính mới của đề tài
    Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của đất nước, các thành phần kinh tế trong
    nước luôn chuyển mình không ngừng để phù hợp với những biến động mới, nắm bắt cơ
    hội để hội nhập cùng thế giới. Lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, với tầm quan trọng bậc
    nhất thì yêu cầu đổi mới là rất cấp thiết.
    Đề tài “Ứng dụng hiệp ước Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
    Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Đồng Nai” thực hiện với những
    số liệu mới được thu thập về quản trị rủi ro tín dụng và việc ứng dụng Hiệp ước Basel
    II vào hệ thống NHTM nói chung và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín nói riêng
    trong năm 2011. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tác giả đề xuất những giải pháp mới để
    nâng cao việc ứng dụng Hiệp ước Basel II vào công tác quản trị rủi ro tín dụng nhằm
    phù hợp với ngân hàng cũng như sự phát triển của nền kinh tế.
    1.6 Kết cấu nội dung nghiên cứu
    Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
    Chương 2: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và các quy định về quản trị rủi ro tín dụng
    theo hiệp ước Basel II
    Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 4: Thực trạng ứng dụng hiệp ước Basel II trong công tác quản trị rủi ro tín
    dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Đồng Nai.
    Chương 5: Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
    hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu Basel II
    6
    Tóm tắt chương 1
    Với những nội dung đã được trình bày ở chương 1, tác giả đã sơ lược được nội
    dung cũng như kết cấu, mục đích của đề tài nghiên cứu, gợi mở cho quá trình, trình tự
    thực hiện đề tài của mình. Đưa ra những lý do khi lựa chọn đề tài nghiên cứu qua đó để
    làm cơ sở cho quá trình thực hiện những chương tiếp theo.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...