Đồ Án Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và sự biến độ

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 29/5/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
    Đất đai là là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người cùng các sinh vật khác trên trái đất. C.Mác đã viết rằng: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp”.
    Quản lý nhà nước đối với đất đai là một hoạt động không thể thiếu được đối với mỗi quốc gia. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đất đai được sử dụng vào các mục đích khác nhau như: sản xuất kinh doanh, an ninh quốc phòng, sản xuất nông, lâm nghiệp, làm nhà ở . Việc gia tăng dân số, tốc độ đô thị hoá nhanh làm cho quỹ đất quốc gia bị biến động. Vậy, làm thế nào để quản lý đất đai hiệu quả và chặt chẽ nhất nhằm bảo vệ quyền sở hữu của nhà nước đối với đất đai. Đây là câu hỏi đặt ra cho các cấp chính quyền mà trực tiếp là các nhà quản lý đất đai.
    Trong những nănm gần đây công tác đánh giá phân loại hiện trạng sử dụng đất được thực hiện trên nhiều quốc gia và trở thành một khâu trọng yếu trong hoạt động quản lý và khai thác tài nguyên đất. Ở nước ta, công tác quản lý đất đai đã và đang được đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông lâm nghiệp bền vững. Chương trình xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội từ quốc gia đến tỉnh, huyện đòi hỏi ngành quản lý đất đai phải có những thông tin dữ liệu về tài nguyên đất, hiện trạng sử đụng đất, phục vụ cho việc khai thác sử dụng hợp lý, bền vững các loại đất.
    Xuất phát từ những nhu cầu sử dụng quản lý tài nguyên đất, vấn đề nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu và thể hiện chúng lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phục vụ công tác đánh giá khả năng sử dụng thích hợp đất đai ở Việt Nam, hay nói một cách khác là phục vụ công tác quy hoạch phát triển bền vững nguồn tài nguyên đất đai trong thời gian hiện nay là hết sức cần thiết.
    Ở Việt Nam, trong những năm gần, đây việc ứng dụng GIS vào thành lập bản đồ nói chung và bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất nói riêng đã có những bước tiến mạnh. Theo các tài liệu thống kê của Tổng cục địa chính: Vào năm 2000 các bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp tỉnh đều được lưu trữ và quản lý sử dụng ở dạng số và chuyển tải lên tổng cục để xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất toàn quốc. Để có thể ứng dụng GIS vào việc xây dựng bản đồ phục vụ công tác quản lý đất đai ở quy mô nhỏ thì những nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện ở các trường đầu ngành liên quan đến vấn đề quản lý đất đai như: Đại học Mỏ Địa chất, đại học Nông nghiệp I .
    2. Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đất đai có nhiều biến động. Luật đất đai đã được ban hành, người dân được hưởng 5 quyền: "chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và cho thuê". Thực hiện 5 quyền sử dụng đất hợp pháp này sẽ tạo ra sự chuyển dịch, biến động không ngừng của đất đai.
    Với khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng, chính xác bằng công nghệ GIS đã giúp cho các cơ quan quản lý đất nắm chắc được mọi sự biến động đất một cách kịp thời đồng thời đáp ứng được yêu cầu cấp bách của công tác kiểm kê đất đai và quy hoạch sử dụng đất.

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 3
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 3
    THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3
    MỞ ĐẦU 5
    CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
    1.1 Tài nguyên đất 7
    1.1.1 Khái niệm 7
    1.1.2 Vai trò và đặc điểm của đất đai 8
    1.1.3 Tiềm năng đất đai 9
    1.1.4 Khả năng sử dụng đất 10
    1.1.5 Yêu cầu sử dụng đất 10
    1.1.6 Loại hình sử dụng đất 11
    1.1.7 Biến động 11
    1.1.8 Phân loại đất dựa vào mục đích sử dụng 12
    1.2 Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý – GIS 25
    1.2.1 Khái niệm về GIS 25
    1.2.2 Các thành phần cơ bản trong GIS 27
    1.2.3 Chức năng của một hệ GIS 32
    1.2.4 Tại sao phải sử dụng GIS 35
    1.2.5 Ứng dụng của GIS 35
    1.2.6 Ứng dụng GIS trong đánh giá biến động tài nguyên đất 39
    1.3 Tổng quan về phần mềm ArcGis 40
    1.3.1 Giới thiệu về phần mềm ArcGis 40
    1.3.2 Các mô hình dữ liệu địa lý trong ArcGis 41
    1.3.3 Các định dạng dữ liệu phổ biến trong ArcGis 43
    1.4 Khả năng ứng dụng của Gis trong công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất 46
    CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 48
    2.1 Lịch sử hình thành phường An Phú Đông 48
    2.2 Điều kiện địa lý tự nhiên 48
    2.2.1 Vị trí địa lý 48
    2.2.2 Địa hình 49
    2.2.3 Đặc điểm khí hậu 49
    2.3 Đặc điểm dân cư kinh tế - xã hội 51
    CHƯƠNG 3 ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ GIS TRONG PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG AN PHÚ ĐÔNG 54
    3.1 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu GIS 54
    3.2 Quy trình phân tích và khai thác cơ sở dữ liệu GIS đánh giá biến động đất 55
    3.3 Tạo bản đồ hiện trạng sử dụng đất 56
    3.3.1 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 56
    3.3.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2009 68
    3.4 Xây dựng bản đồ biến động hiện trạng sử dụng đất phường An Phú Đông giai đoạn 2005 - 2009 73
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...