Đồ Án ứng dụng hệ thống nuôi cấy bioreactor trong cnsh thực vật

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Bống Hà, 1/6/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ỨNG DỤNG HỆ THỐNG NUÔI CẤY BIOREACTOR TRONG CNSH
    THỰC VẬT
    1. MỞ ĐẦU

    Kỹ thuật nuôi cấy mô ra đời đã mở ra một cuộc cách mạng trong nhân giống thực
    vật. Nhưng với phương pháp truyền thống nuôi cấy trên môi trường thạch thì khó đáp
    ứng được nhu cầu giống cây trồng cung cấp trên thị trường, giá thành lại cao; do việc
    phải cấy chuyền, tách mẫu bên trong tủ cấy hầu như đều thực hiện bằng tay, tốn nhiều lao
    động lại dể bị nhiễm. Chính vì vậy cần phải có một hệ thống nuôi cấy mới làm sao có thể
    tự động hóa giúp giảm thiểu nhân công, thời gian và số lượng cây nhiều. Năm 1981,
    Takayama và Misawa đã đề xuất một hệ thống nuôi cấy lỏng có hệ thống sục khí chủ
    động từ bên ngoài vào với tên gọi Bioreactor [2]. Trong nuôi cấy lỏng người ta chia ra ba
    loại là nuôi cấy lỏng tĩnh, nuôi cấy lỏng lắc và nuôi cấy Bioreactor, tất cả đều được dùng
    để nuôi cấy huyền phù tế bào, phát sinh cơ quan.[21] Và hệ thống Bioreactor là thường
    được dùng nhiều, chủ yếu để nuôi cấy huyền phù tế bào và sản xuất hoạt chất thứ cấp trên
    nhiều đối tượng nghiên cứu khác nhau [22][2][18], và hiện nay đang có xu hướng dùng
    Bioreactor để nuôi cấy rễ lông tơ nhằm thu nhận hoạt chất thứ cấp, bởi so với nuôi cấy
    huyền phù thì nuôi cấy rể có ưu thế là ít bị biến đổi di truyền và chứa nhiều sản phẩm cần
    thu nhận hơn.
    Nhưng thực ra từ những năm 60, Giáo sư Gamborg đã đưa ra ý tưởng ứng dụng
    nuôi cấy tế bào thực vật trong fermenter, vào những năm đó thiết bị nuôi cấy tương
    đương như hệ thống nuôi cấy lên men. Bằng thiết bị đó các nhà khoa học có thể điều
    khiển và xác định được sự tăng trưởng của tế bào. Sau khi bắt đầu nuôi cấy tế bào trong
    môi trường lỏng đã cho các nhà khoa học biết rằng tế bào thực vật khác với tế bào nấm
    men, và nếu được bảo quản trong điều kiện giống nhau thì tế bào thực vật không sinh
    trưởng đơn độc mà cũng không xảy ra sự sinh trưởng đồng thời theo một cách như tế bào
    nấm men. Nuôi cấy bằng kỹ thuật này, việc nghiên cứu thu nhận sinh khối, nghiên cứu
    dinh dưỡng và sinh hoá trong môi trường lỏng tỏ ra rất hiệu quả [4]. Trong những năm
    sau đó vào những năm 1970, một công ty Thuốc lá của Nhật Bản đã rất quan tâm đến vấn
    đề này, họ đã tiến hành sản xuất sinh khối cây thuốc lá để làm nguyên liệu cho sản xuất
    thuốc điếu; công ty này đã nuôi cấy trong tank fermenter 20 lít [15].
    Về sau, để khắc phục những nhược điểm của hệ thống cho ngập chìm mẫu hoàn
    toàn, Harris và Mason đã cải tiến thành hai hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời
    (Temporary immersion system- TIS) là hệ thống nuôi cấy nghiêng và hệ thống nuôi cấy
    Rocker vào năm 1983; ít lâu sau, vào năm 1985 Tesserat và Vandercook đã thiết kế một
    hệ thống nuôi cấy tự động APCS, đây là hệ thống có thể thây thế được môi trường và có
    thể sử dụng trong thời gian dài mà không cần cấy chuyền. Nuôi cấy bằng Bioreactor là

    một trong những phương pháp đầy hứa hẹn cho nhân giống với số lượng lớn tế bào, phôi
    soma hay các đơn vị phát sinh cơ quan (củ, chồi, ), và sản xuất các hoạt chất trao đổi
    thứ cấp bằng cách sử dụng tế bào thực vật.
    Mỗi hệ thống có những ưu nhược điểm riêng nhưng tất cả đều mang lại một số
    thành công bước đầu trong việc tạo ra một số sản phẩm. Trong những năm gần đây, hệ
    thống đã được phổ biến rộng, nhưng cũng chỉ mới ở các công ty đa quốc gia hoặc nghiên
    cứu cơ bản tại các phòng nghiệm và hệ thống này được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực
    khác nhau như nhân giống cây trồng, y học và đạt một số kết quả nhất định. Một công
    ty tai Đức, Diversa, đã trang bị đến năm hệ thống Bioreactor có dung tích đến 75.000 L
    để nuôi cấy tế bào thực vật. Tuy nhiên, những chi tiết cụ thể về hệ thống Bioreactor đó
    không được tiết lộ, theo hình ảnh trưng bày cho thấy hệ thống của họ có hình dáng trông
    giống hệ thống lên men vi khuẩn bình thường. Công ty đó đã nuôi cấy tế bào Echinacea
    purpurea ở quy mô lớn để sản xuất hợp chất có hoạt tính miễn dịch sinh học là
    polysaccharide.[15]
    2. MỘT SỐ HỆ THỐNG BIOREACTOR
    2.1. Cấu tạo chung

    Bioreactor là hệ thống có cấu tạo tương đối giống với hệ thống fermentor trong
    nuôi cấy vi sinh vật. Cấu trúc bên trong của Bioreactor cũng chứa các thành phần như bộ
    điều chỉnh nhiệt độ - pH, thùng chứa dung dịch dinh dưỡng, hệ thống cung cấp không
    khí, hệ thống cánh khuấy (trong một số thiết bị được thay bằng bộ sục khí nén từ dưới
    lên) Nguyên tắc hoạt động của từng thiết bị phụ thuộc vào từng công nghệ sản xuất. Về
    sau, để tăng khả năng ứng dụng của hệ thống này trong nuôi cấy, người ta đã đưa ra một
    số mô hình cải tiến như các hệ thống ngập chìm tạm thời (TIS). Hệ thống này hoạt động
    trên nguyên tắc ngập chìm không hoàn toàn, mà được điều chỉnh thời gian ngập bằng tự
    động.
    2.2. Phân loại
    Hệ thống Bioreactor có rất nhiều kiểu, nhưng trong giới hạn bài viết tôi chỉ đưa ra
    hai hệ thống nuôi cấy được sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu cũng như trong sản
    xuất là hệ thống Bioreactor kiểu Air-lift và hệ thống nuôi cấy ngập chìm tạm thời.
    2.2.1. Bioreactor không có cánh khuấy
    Đây là kiểu Bioreactor đơn giản, được thiết kế với một bộ phận sủi bột khí ở phí
    dưới đáy bình, nó có tác dụng khuấy trộn môi trường và cung cấp oxygen và lượng
    oxygen cung cấp ảnh hưởng đến sự phát triển của đối tượng. Theo Hiroyuki Honda,
    callus của cây nho phát triển tốt nhất ở dòng khí cung cấp là 80 ml/phút, và góp phần làm
    tăng lượng anthocyanin trong nuôi cấy [11].
    Loại này khắc phục được hai nhược điểm của Bioreactor có cánh khuấy là: ít ốn
    năng lượng cho khuấy trộn môi trường và ít gây ra lực xé rách các tế bào nhờ những dòng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...