Luận Văn Ứng dụng GIS và Viễn thám để xây dựng bản đồ quy hoạch tiềm năng phát triển lâm nghiệp tại huyện A L

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Cùng với các tài nguyên khác, tài nguyên đất nói chung và tài nguyên đất rừng nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế của một đất nước, nhất là đối với đất nước có gần ¾ diện tích là đồi núi như nước ta. Việc khai thác, bảo vệ và sử dụng nguồn tài nguyên đất rừng một cách hiệu quả có ý nghĩa rất lớn về cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. Về kinh tế, không chỉ giúp khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên mà còn góp phần tạo công ăn việc làm, cải thiện đáng kể thu nhập cho người dân có tham gia sản xuất trên nguồn tài nguyên này. Về mặt xã hội, đóng góp đáng kể trong việc giảm thiểu các vấn đề xã hội như giảm các tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây ra, giúp công tác quản lý tài nguyên của Nhà nước đi vào nề nếp, Bên cạnh đó, nhờ đánh giá, khai thác và đưa vào sử dụng nguồn tài nguyên đất rừng này có hiệu quả, tăng được độ che phủ rừng (năm 2005, độ che phủ rứng tăng lên 37%).
    Do đó, vấn đề về bảo vệ và phát triển tài nguyên đất rừng ngày càng trở nên cấp thiết và là vấn đề mang tính chiến lược lâu dài. Để làm tốt công việc này, cần làm tốt công tác điều tra, theo dõi và đánh giá biến động tiềm năng đất rừng (Ở Việt Nam trước 1995 Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp đã tiến hành đánh giá tiềm năng đất đai phục vụ cho quy hoạch phát triển nông nghiệp ở cấp vùng). Hàng năm, mặc dù đều có báo cáo về hiện trạng và tình hình biến động rừng nhưng hầu hết các báo cáo này chủ yếu dựa trên việc đo vẽ, thành lập bản đồ rừng bằng phương pháp truyền thống, đó là một công việc phức tạp, mất nhiều công sức và đòi hỏi nhiều thời gian. Hơn nữa khi sử dụng các tài liệu thống kê và các tư liệu bản đồ thường không thể khai thác những thông tin hiện thời nhất vì tình hình đất rừng luôn biến động. Trước thực tế đó, phương pháp đánh giá xác định tiềm năn cho phát triển lâm nghiệp bằng ảnh viễn thám kết hợp GIS đã ra đời và đang dần khắc phục được những nhược điểm này. Kỹ thuật này cho phép ta quan sát và xác định nhanh chóng số lượng và vị trí các thông tin lớp phủ rừng, biến động rừng và đặc biệt là xu hướng biến động.
    Sự ra đời và phát triển của hệ thống thông tin địa lý (GIS) đã cho phép thể hiện bản đồ ở dạng số (Digital format). Sự linh hoạt của bản đồ số cho phép chúng ta lưu trữ, thể hiện và thực hiện hàng loạt các phép phân tích phức tạp một cách nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh GIS, kỹ thuật viễn thám (Remote Sensing) cũng đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành quản lý tài nguyên để theo dõi những biến đổi bề mặt quả đất, quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giám sát môi trường. Các vệ tinh viễn thám bay quanh trái đất theo những quỹ đạo và chu kỳ nhất định, ghi nhận truyền dữ liệu, hình ảnh về mặt đất.
    Việc sử dụng kỹ thuật viễn thám (RS) kết hợp với hệ thông tin địa lý (GIS) và kỹ thuật định vị toàn cầu (GPS), cùng với những số liệu đo đạc, thống kê hiện có giúp cho việc đánh giá những biến động các loại hình sử dụng đất đai của các vùng sẽ kịp thời, chính xác và thuận lợi hơn. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là tài liệu quan trọng và cần thiết trong công tác quy hoạch, thiết kế và quản lý đất đai. Nó được sử dụng như một loại bản đồ thường trực làm căn cứ để giải quyết các bài toán tổng thể cần đến các thông tin hiện thời về tình hình sử dụng và xác định tiềm năng đất đai, và xác định tiềm năng đất cho phát triển lâm nghiệp là một trong những yếu tố đó.
    Xuất phát từ thực tế và suy nghĩ trên, chúng tôi đã nghiên cứu và thực hiện nội dung chuyên đề “Ứng dụng GIS và Viễn thám để xây dựng bản đồ quy hoạch tiềm năng phát triển lâm nghiệp tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...