Thạc Sĩ Ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai cung cấp cho con người tài nguyên và đồng thời cũng làm chức năng
    chứa đựng những phế thải sản sinh ra trong quá trình sinh sống và phát triển của
    con người. Nhưng khi số lượng phế thải này vượt quá một mức độ nhất định thì việc
    chứa đựng chúng trở thành một vấn đề phức tạp. Đặc biệt là khi nền kinh tế càng
    phát triển, tốc độ đô thị hoá nhanh thì diện tích đất đai của các đô thị dành cho các
    mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp càng nhiều, vậy “nhà của rác” sẽ ở
    đâu? Vấn đề tìm vị trí chôn lấp rác cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng
    của quy hoạch sử dụng đất. 1 triệu 600 nghìn tấn là con số ước tính về lượng rác của
    Hà Nội năm 2010 do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố đưa ra. Nếu chúng ta
    không có biện pháp xử lý thì khối lượng rác thải khổng lồ nêu trên sẽ trở thành một
    thảm hoạ của đô thị. Chôn lấp rác là biện pháp xử lý chất thải rắn sử dụng nhiều
    nhất và phổ biến ở nước ta. Lâu nay, các bãi rác thường được hình thành một cách
    tự phát, làm mất mỹ quan đô thị, lãng phí sử dụng đất và ô nhiễm môi trường.
    Trong công tác quy hoạch sử dụng đất, việc chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp
    chất thải là rất cần thiết vì sự lựa chọn đúng giúp chúng ta bảo vệ môi trường và
    giảm thiểu chi phí xây dựng, cũng như giải quyết các vấn đề xã hội khác.
    Chọn địa điểm bãi chôn lấp chất thải rắn là một bài toán phân tích không gian
    phức tạp nhằm phục vụ cho mục đích quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị. Nó
    đòi hỏi phải đánh giá rất nhiều các tiêu chí khác nhau về tự nhiên, kinh tế, xã hội,
    môi trường. Để giải quyết vấn đề này thì về phương pháp luận, phân tích đa chỉ tiêu
    là một cách tiếp cận thích hợp nhất, và hệ thông tin địa lý (GIS) là công cụ hỗ trợ
    quyết định hiệu quả. GIS cho phép chúng ta phân tích, xử lý dữ liệu không gian,
    tính toán đến nhiều chỉ tiêu và tích hợp các lớp thông tin phục vụ cho việc xác định
    vị trí bãi chôn lấp.
    Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội là một huyện có tốc độ phát triển tương
    đối nhanh và có nhiều khu công nghiệp được xây dựng trong thời gian gần đây. Bộ
    mặt của huyện đang dần khởi sắc nhưng bên cạnh đó thì vấn đề rác thải đang là nỗi
    lo trong công tác quản lý đất đai và môi trường. Trong những năm qua, thực hiện
    chủ trương xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, huyện Đông
    Anh đã thành lập các tổ thu gom rác và bãi chôn lấp tại 156 thôn làng của huyện.
    Tuy nhiên, hầu hết các bãi chôn lấp rác tại chỗ của các thôn làng là tận dụng những
    hố hay hồ ao, bãi tha ma. Thực trạng chôn lấp rác không đúng quy định tại một số
    bãi rác ở các thôn làng không chỉ gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai mà còn
    để lại nhiều nguy cơ tiềm ẩn về ô nhiễm nguồn nước, đất đai và không khí. Vì thế
    mà biện pháp lâu dài là cần phải quy hoạch xác định vị trí một bãi chôn lấp chất thải
    rắn có quy mô phù hợp và đáp ứng các yêu cầu về môi trường. Đây cũng là một
    trong những nhiệm vụ cấp bách của quản lý đất đai.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Xây dựng phương pháp lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh
    hoạt trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu. Thử nghiệm
    trên địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
    3. Nội dung nghiên cứu
    Nghiên cứu tổng quan về vấn đề lựa chọn địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất
    thải rắn.
    Nghiên cứu quy trình ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu
    trong việc tìm địa điểm bố trí bãi chôn lấp hợp lý.
    Ứng dụng quy trình trên để xác định vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt
    cho huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. So sánh kết quả của đề tài với
    phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp phân tích tổng hợp từ tài liệu: các nguồn tài liệu thu thập được
    bao gồm giáo trình, sách tham khảo, báo chí, mạng Internet, các bài viết, báo cáo
    trong và ngoài nước, sẽ được nghiên cứu, phân tích, và tổng hợp các vấn đề liên
    quan đến đề tài.
    - Phương pháp điều tra thực địa: để biết được thực tế của khu vực nghiên cứu
    và thu thập thêm nguồn dữ liệu cho đề tài.
    - Phương pháp đánh giá định lượng để đưa ra những số liệu có tính khách quan
    cao phục vụ trợ giúp quyết định.
    - Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu để xác định mức độ ảnh hưởng của các
    yếu tố và tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá.
    - Phương pháp phân tích không gian bằng GIS để đánh giá các yếu tố ảnh
    hưởng đến việc lựa chọn địa điểm hợp lý cho bãi chôn lấp chất thải rắn.
    - Phương pháp chuyên gia để đánh giá vai trò của các yếu tố ảnh hưởng.
    - Phương pháp thử nghiệm thực tế để kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
    5. Kết quả đạt được
    - Quy trình ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu trong lựa chọn
    địa điểm bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn dựa trên một số chỉ tiêu về điều kiện tự
    nhiên, kinh tế, xã hội.
    - Phương án bố trí vị trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện
    Đông Anh, Hà Nội.
    6. Ý nghĩa của đề tài
    - Ý nghĩa khoa học của đề tài là đã đưa ra được quy trình lựa chọn vị trí bãi
    chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt bằng phương pháp định lượng trên cơ sở ứng dụng
    GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu.
    - Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là đã xác lập cơ sở khoa học và đề xuất phương
    án bố trí bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt cho huyện Đông Anh, thành phố Hà
    Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...