Luận Văn Ứng dụng GIS và ALES đánh giá thích nghi cây mía tại tỉnh Long An

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    Trang tựa i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iv
    Danh sách chữ viết tắt . vi
    Danh mục các hình vii
    Danh mục các bảng . viii
    Chương 1 MỞ ĐẦU . 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
    1.3. Giới hạn đề tài 3

    Chương 2 TỔNG QUAN . 4
    2.1. Giới thiệu về cây mía 4
    2.1.1. Nguồn gốc, lịch sử phát triển 4
    2.1.2. Giá trị kinh tế . 4
    2.1.3. Yêu cầu sinh thái 5
    2.2. Đánh giá thích nghi đất đai . 7
    2.2.1. Một số khái niệm cơ bản 7
    2.2.2. Tiến trình đánh giá đất đai 9
    2.2.3. Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai . 9
    2.2.4. Phương pháp xác định khả năng thích nghi đất đai . 11
    2.3. Phần mềm Đánh giá đất đai tự động (ALES) . 13
    2.3.1. Giới thiệu ALES 13
    2.3.2. Đặc điểm nổi bật của ALES trong đánh giá đất 15
    2.4. Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) . 16
    2.4.1. Định nghĩa . 16
    2.4.2. Thành phần 17
    2.4.3. Chức năng 18
    2.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS và ALES trong
    đánh giá thích nghi đất đai . 19
    2.5.1. Trên thế giới 19
    2.5.2. Ở Việt Nam 20
    2.6. Đặc điểm khu vực nghiên cứu . 21
    2.6.1. Điều kiện tự nhiên 21
    2.6.2. Điều kiện kinh tế - xã hội . 24

    Chương 3 PHƯƠNG PHÁP 30
    3.1. Thu thập dữ liệu 30
    3.2. Phương pháp thực hiện . 32
    3.2.1. Lựa chọn các tính chất đất đai 32
    3.2.2. Phân cấp thích nghi các tính chất đất đai 35
    3.2.3. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 36

    Chương 4 KẾT QUẢ, THẢO LUẬN 37
    4.1. Bản đồ thích nghi cây mía . 37
    4.2. Chồng lớp bản đồ thích nghi với bản đồ sử dụng đất năm 2005 . 39
    4.3. Bản đố đề xuất đất trồng mía . 39

    Chương 5 KẾT LUẬN LUẬN, KIẾN NGHỊ 45
    5.1. Kết luận 45
    5.2. Kiến nghị 45
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
    PHỤ LỤC 47

    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề

    Cây mía và nghề làm mật đã gắn bó với người dân Việt Nam từ thời xa xưa, nhưng
    ngành công nghiệp mía đường của nước ta chỉ mới được bắt đầu từ những năm 1990 và
    thực sự phát triển sau khi Chương trình mía đường ra đời vào năm 1995 với mục tiêu sản
    xuất 1 triệu tấn đường thay thế nhập khẩu, tạo bước khởi đầu cho quá trình công nghiệp
    hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho
    lao động nông nghiệp. Kể từ đó tới nay, dưới sự hỗ trợ và tác động có hiệu quả bởi các
    chính sách của Chính phủ, ngành mía đường Việt Nam đã đóng góp một phần vào sự tăng
    trưởng nền kinh tế quốc dân và quan trọng hơn là góp phần quan trọng về mặt xã hội như
    tạo việc làm ổn định cho hàng triệu nông dân trồng mía và hơn hai vạn công nhân làm
    việc trong các nhà máy, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người dân, góp phần
    chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên các vùng sản xuất hàng hoá lớn, bộ mặt nông thôn các
    vùng mía được đổi mới. Đi đôi với việc sản xuất, các vùng nguyên liệu mía đường cũng
    đã được định hình với quy mô tập trung ở Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi
    phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng
    bằng sông Cửu Long, trong đó Đồng bằng sông Cửu Long với đầu tàu là tỉnh Long An đã
    trở thành vùng trọng điểm của ngành mía đường cả nước.
    Đối với tỉnh Long An, cây mía được xác định là cây trồng kinh tế chủ lực thứ hai
    sau cây lúa. Diện tích mía toàn tỉnh năm 2009 vào khoảng 14.900 ha (chiếm 24,71 % diện
    tích trồng mía toàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long). Hiện nay, chủ trương của tỉnh là
    sẽ cơ giới hóa đồng mía, thay đổi giống mới để tăng năng suất và chất lượng, phấn đấu
    đưa năng suất mía bình quân trên 70 tấn/ha, đồng thời đầu tư đê bao kiểm soát lũ, xúc tiến
    lập quy hoạch vùng nguyên liệu mía trên toàn tỉnh Long An giai đoạn 2011 - 2020. Để
    thực hiện được nhiệm vụ trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải có nghiên cứu đánh giá
    thích nghi đất đai cho cây mía trên từng vùng không gian của tỉnh.
    Đánh giá thích nghi đất đai nhằm mục tiêu cung cấp thông tin về sự thuận lợi và khó
    khăn trong việc sử dụng đất đai, làm căn cứ để ra quyết định chiến lược về quản lý và sử
    dụng đất đai. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau được sử dụng trong quá trình đánh giá đất
    đai. Trong đó, mô hình tích hợp Hệ thống Thông tin Địa lý (GIS) và phần mềm Đánh giá
    Đất đai Tự động (ALES) được đánh giá là phương pháp giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao
    năng suất lao động với kết quả đầu ra chính xác và có tính hiện thực cao, có thể áp dụng ở
    nhiều vùng khác nhau (Lê Cảnh Định, 2007). Phương pháp này tận dụng được ưu điểm
    của ALES là tính toán khả năng thích nghi dựa trên phương pháp đánh giá đất đai của
    FAO, đồng thời phát huy khả năng của GIS bao gồm lưu trữ, cập nhật, kết nối dữ liệu dễ
    dàng, phân tích, hiển thị trực quan dữ liệu không gian mạnh mẽ.
    Xuất phát từ những lí do nêu trên, đề tài “Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý
    (GIS) và Phần mềm Đánh giá Đất đai Tự động (ALES) đánh giá thích nghi cây mía tại
    tỉnh Long An
    ” đã được triển khai.

    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chung đề tài là ứng dụng GIS và ALES xây dựng bản đồ phân vùng thích
    nghi đất đai cho phát triển cây mía tại tỉnh Long An. Trên cơ sở đó, đề xuất, hỗ trợ ra
    quyết định quy hoạch phát triển diện tích trồng mía theo hướng thích nghi đất đai trên địa
    bàn tỉnh. Chi tiết các mục tiêu cụ thể của đề tài như sau:
    - Tìm hiểu các yếu tố thích nghi đất đai cho trồng mía.
    - Xây dựng mô hình tích hợp GIS và ALES đánh giá thích nghi đất đai tự nhiên cho
    cây mía.
    - Thành lập bản đồ phân vùng thích nghi tự nhiên cây mía.
    1.3. Giới hạn đề tài
    Về nội dung: đề tài chỉ dừng lại ở mức đề xuất vùng thích nghi đất đai tự nhiên cho
    trồng mía, chưa xem xét, đánh giá các yếu tố về kinh tế - xã hội và môi trường, cũng như
    đánh giá vùng thích nghi cho các loại cây trồng khác trong vùng.
    Về không gian: phạm vi nghiên cứu thuộc địa bàn tỉnh Long An.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...