Luận Văn Ứng dụng GIS và AHP xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ lụt lưu vực sông Kôn tình Bình Định

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    NĂM 2014


    MỤC LỤC
    Trang
    Trang bìa . i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    TÓM TẮT iii
    MỤC LỤC v
    DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT . viii
    DANH SÁCH CÁC BẢNG ix
    DANH SÁCH CÁC HÌNH x
    CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề 1
    1.2. Mục tiêu và giới hạn nghiên cứu 2
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.2.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
    1.3. Ý ngh a hoa học và ngh a thực tiễn . 2
    1.3.1. Ý ngh a hoa học 2
    1.3.2. Ý ngh a thực tiễn . 3

    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
    2.1. Tổng quan về GIS 4
    2.1.1. Định ngh a 4
    2.1.2. Các thành phần 4
    2.1.3. Chức năng của GIS . 6
    2.1.4. Dữ liệu của GIS 7
    2.1.5. Ứng dụng của GIS . 11
    2.1.6. Hạn chế của GIS hiện nay . 12
    2.2. Tổng quan về AHP . 12
    2.2.1. Giới thiệu về AHP . 12
    2.2.2. Lợi ích của AHP . 13
    2.2.3. Tiến trình thực hiện . 13
    2.2.4. Ứng dụng của AHP . 14
    2.3. Tổng quan về ũ ụt 14
    2.3.1. Định ngh a ũ ụt . 14
    2.3.2. Các đặc trưng cơ bản của ũ ụt . 15
    2.3.3. Phân loại ũ . 16
    2.3.4. Nguyên nhân hình thành . 17
    2.3.5. Tổng quan nghiên cứu ũ ụt 18
    2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 20
    2.4.1. Đặc điểm tự nhiên . 20
    2.4.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 34
    2.5. Tình hình ũ ụt sông Kôn 35

    CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
    3.1. Nội dung nghiên cứu 36
    3.1.1. Xác định các YTTP được lựa chọn nghiên cứu . 36
    3.1.2. S dụng GIS – AHP xây dựng các lớp YTTP 36
    3.1.3. Thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ ũ ụt . 36
    3.2. Phương pháp nghiên cứu 36
    3.2.1. Khái niệm bản đồ nguy cơ . 36
    3.2.2. Phân tích các yếu tố thành phần ảnh hưởng đến ũ ụt . 37
    3.2.3. Ứng dụng AHP để xác định trọng số các YTTP 47
    3.2.4. Xây dựng bản phân cấp và cho điểm số các YTTP 50
    3.2.5. Ứng dụng G đánh giá tổng hợp các YTTP . 54
    3.2.6. Các thuật liên quan trong việc thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ ũ ụt 55
    3.2.6.1. Dữ liệu thu thập 55
    3.2.6.2. Phần mềm và các Tools trong phần mềm trong phân tích đánh giá . 55
    3.2.6.3. X lý dữ liệu các bản đồ . 59
    3.2.7. Qui trình xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ ũ ụt 66

    CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 68
    4.1. Xây dựng trọng số cho YTTP nghiên cứu 68
    4.2. Xây dựng bản đồ các YTTP gây ra ũ ụt 70
    4.2.1. Bản đồ loại đất 70
    4.2.2. Bản đồ thực phủ 73
    4.2.3. Bản đồ ượng mưa . 76
    4.2.4. Bản đồ độ dốc . 78
    4.2.5. Bản đồ mật độ ưới sông . 80
    4.3. Thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra ũ ụt ưu vực sông Kôn . 82
    4.4. Nhận xét chung 86

    CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
    5.1. Kết luận . 87
    5.2. Kiến nghị . 87
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề

    Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ trải dài với nhiều dạng
    địa hình khác nhau. Các nhân tố tự nhiên như sông ngòi, đất đai, khí hậu đã tạo cho
    chúng ta rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp lúa nước cũng như
    các ngành công nghiệp, dịch vụ và du lịch khác. Bên cạnh những thuận lợi thì nước ta
    cũng gặp phải không ít khó khăn do hạn hán, bão, lũ lụt, lũ quét, trượt lở đất đá, xói
    mòn, sâu bệnh gây ra. Hậu quả sau những đợt thiên tai là vô cùng nghiêm trọng. Đó
    là hàng ngàn người bị chết và mất tích, hàng trăm hàng ngàn hecta lúa, hoa màu bị mất
    trắng, đời sống nhân dân đã khó khăn nay còn thêm khó khăn, sự phát triển kinh tế xã
    hội của từng vùng bị kìm hãm. Khu vực duyên hải miền Trung nói chung và Bình
    Định nói riêng, nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của những trận bão lớn và ấp thấp
    nhiệt đới. Chính những điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt này đã gây ra mưa lớn
    trên diện rộng ở nơi đây dẫn đến lũ lụt thường xuyên đe dọa đến cuộc sống và sản xuất
    của con người. Đặc biệt trận lũ lịch sử tháng 11 – 12 năm 1999 đã gây ra cho nhân dân
    trong tỉnh nhiều đau thương và mất mát, thiệt hại từ con người cho đến của cải vật chất
    đều rất nghiêm trọng.

    Bình quân mỗi năm, Bình Định đã hứng chịu trung bình từ 2 – 3 trận lũ trên
    toàn địa bàn tỉnh và đã gây ra nhiều tổn thất về người và của cải. Trận lũ năm 1999 đã
    làm 22 người bị chết, tổng thiệt hại 228 tỷ đồng; trận lũ năm 2003: 29 người bị chết,
    tổng thiệt hại 124 tỷ đồng; năm 2005: tổng thiệt hại 219 tỷ đồng và 39 người bị chết;
    năm 2007: 47 người bị chết, tổng thiệt hại 224 tỷ đồng. Hiện nay mặt cắt các lòng
    sông, suối bị bồi lấp nghiêm trọng, làm giảm khả năng tiêu thoát lũ của các con sông,
    tình trạng mưa chưa lớn nhưng nước sông đã tràn bờ làm sạt lở đê, kè, sạt lở vùng bờ,
    bờ thửa, bồi lấp đất canh tác, bồi lấp các lòng sông, cửa biển, các đầm, hồ chứa.
    Ở nước ta hiện nay mặc dù công tác dự báo và phòng tránh đã có được nhiều sự
    quan tâm mà bằng chứng là mỗi tỉnh thành đều có một bộ phận phòng chống lụt bão
    với nhiều dự án được triển khai nhưng mỗi năm tai biến lũ lụt vẫn xảy ra thường
    xuyên ở các vùng đồng bằng thấp trũng như: Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định .Do
    vậy việc dự báo nguy cơ lũ lụt hiện nay đã trở thành một việc hết sức quan trọng và
    cấp thiết trong mục tiêu phát triển chung không chỉ riêng nước ta mà còn đối với mỗi
    quốc gia trên thế giới Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế trên, đề tài “ Ứng dụng GIS
    và AHP thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ lụt lưu vực sông Kôn tỉnh Bình Định

    được thực hiện. Kết quả của nghiên cứu là cơ sở quy hoạch phòng chống lũ lụt cho
    khu vực cũng như làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách và ra
    quyết định ở địa phương.

    1.2. Mục tiêu và giới hạn nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chung của đề tài nhằm ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và
    phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ lũ lụt tại
    lưu vực sông Kôn tỉnh Bình Định. Chi tiết các mục tiêu cụ thể bao gồm:
     Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lũ lụt.
     Xác định trọng số cho các nhân tố nghiên cứu.
     Xây dựng bản đồ cho từng nhân tố ảnh hưởng đến lũ lụt.
     Xây dựng qui trình thành lập bản đồ phân vùng.
     Phân cấp các nhân tố ảnh hưởng đến lũ lụt.
     Xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ lụt.
    1.2.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    Việc thu thập ý kiến chuyên gia cũng như tài liệu tham khảo gặp nhiều khó
    khăn do các ý kiến chưa thống nhất mà thời gian lại hạn chế nên số lượng thông tin thu
    được có giới hạn. Ngoài ra trong phạm vi đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu lưu vực sông
    trên phạm vi ranh giới của tỉnh do điều kiện dữ liệu không đầy đủ cho toàn lưu vực.

    1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
    1.3.1. Ý nghĩa khoa học
    Những kỹ thuật, phương pháp mới được sử dụng trong khóa luận có ý nghĩa rất
    lớn trong dự báo những vùng có nguy cơ xảy ra lũ lụt cũng như xác định các yếu tố
    gây nên lũ lụt và những biến động của những yếu tố đó nhất là lượng mưa và thực phủ.
    Việc áp dụng các phương pháp này cho ta những thông tin tổng quát về lưu vực. Đó là
    những tiến bộ mà những phương pháp trước đây ít đạt được. Bên cạnh đó, đề tài còn
    có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như xác định các yếu tố xói mòn, xói
    mòn đất, bản đồ qui hoạch sử dụng đất trong tương lai .
    1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Tăng cường năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do lũ lụt gây ra, phòng
    chống cứu hộ nhân dân vùng lũ lụt.
    Việc thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ lũ lụt trước hết sẽ thuận lợi cho công
    tác dự báo lũ lụt, tiếp đó hỗ trợ cho việc qui hoạch sử dụng đất và qui hoạch đô thị, cụ
    thể là xác định những vùng khác nhau thì phục vụ cho những mục đích khác nhau để ít
    thiệt hại, tiến tới phát triển bền vững.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...