Luận Văn Ứng dụng GIS trong đánh giá mức độ xói mòn đất tại lưu vực sông Đa Tam, tỉnh Lâm Đồng

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Nhu Ely, 4/3/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
    NĂM 2011


    Mục lục
    Trang
    Trang tựa i
    Lời cảm ơn ii
    Tóm tắt . iii
    Mục lục iv
    Danh mục từ viết tắt . vii
    Danh mục hình . viii
    Danh mục bảng x
    CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1
    1.1. Đặt vấn đề . 1
    1.2. Giới hạn đề tài 2
    1.3. Mục tiêu đề tài 2

    CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN 3
    2.1. Khu vực nghiên cứu 3
    2.1.1. Vị trí địa lý 3
    2.1.2. Địa hình 4
    2.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng lưu vực Đa Tam 4
    2.1.4. Khí hậu, thủy văn 7
    2.1.5. Kinh tế, xã hội 8
    2.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) . 9
    2.2.1. Khái niệm . 9
    2.2.2. Lịch sử phát triển 10
    2.2.3. Thành phần của GIS 10
    2.2.4. Mô hình dữ liệu của GIS . 11
    2.3. Khái quát về xói mòn đất 11
    2.3.1. Khái niệm xói mòn đất . 11
    2.3.2. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu xói mòn đất 12
    2.3.2.1. Trên thế giới . 12
    2.3.2.2. Tại Việt Nam 12
    2.3.2.3. Một số nghiên cứu về xói mòn có ứng dụng công nghệ GIS tại Việt Nam . 13
    2.3.3. Phân loại xói mòn đất 13
    2.3.3.1. Xói mòn do nước 13
    2.3.3.2. Xói mòn do gió . 14
    2.3.4. Tiến trình xói mòn đất . 14
    2.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xói mòn đất . 15
    2.3.5.1. Yếu tố mưa ( Rainfall Erosion Index) 15
    2.3.5.2. Yếu tố thổ nhưỡng (Soil Erodibility Index) . 15
    2.3.5.3. Nhân tố địa hình (LS-factor) . 16
    2.3.5.4. Yếu tố che phủ bề mặt (Crop management factor) . 17
    2.3.5.5. Yếu tố con người (Practice Human) 17
    2.3.6. Tác hại của xói mòn đất 18
    2.3.7. Các phương pháp đánh giá xói mòn 18
    2.3.8. Một số mô hình tính toán xói mòn đất . 19
    2.3.8.1. Mô hình kinh nghiệm 19
    2.3.8.2. Mô hình nhận thức 20
    2.4. Khái quát về lưu vực . 20
    2.5. Đất ngập nước . 21
    2.5.1. Định nghĩa đất ngập nước . 21
    2.5.2. Chức năng đất ngập nước 22
    2.5.3. Phân loại đất ngập nước 23
    2.5.4. Phân loại, đặc điểm ĐNN trong lưu vực Đa Tam 23

    CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    3.1. Nội dung nghiên cứu . 26
    3.2. Phương pháp nghiên cứu . 26
    3.2.1. Thu thập dữ liệu, tài liệu . 27
    3.2.2. Phương pháp thành lập bản đồ xói mòn đất . 28
    3.2.2.1. Hệ số R . 28
    3.2.2.2. Hệ số K . 30
    3.2.2.3. Hệ số LS . 31
    3.2.2.4. Hệ số C . 32

    MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề

    Theo số liệu thống kê hiện trạng sử dụng đất trong những năm gần đây cho thấy
    Việt Nam có khoảng 25 triệu hecta đất dốc, nguy cơ xói mòn và rửa trôi rất lớn
    khoảng 10 tấn/ha/năm. Theo các quan trắc có hệ thống từ năm 1960 đến nay thì có
    khoảng 10-20% lãnh thổ bị ảnh hưởng xói mòn từ trung bình đến mạnh [11]. Do đó,
    mỗi năm ở vùng đồi núi nước ta bị mất đi một khối lượng đất khổng lồ do hiện tượng
    xói mòn. Xói mòn đất làm mất đất, phá huỷ lớp thổ nhưỡng bề mặt, làm giảm độ phì
    của đất, gây ra bạc màu, ảnh hưởng trực tiếp tới sự sống và phát triển của thảm thực
    vật v.v . Đồng thời, tùy thuộc vào đặc điểm hình thái địa mạo mà vật liệu xói mòn có
    thể được vận chuyển theo dòng chảy tạo ra nguồn chất lơ lửng và tích tụ tại những vị
    trí thích hợp thường là các vùng trũng, làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước
    và trầm tích.
    Có nhiều hướng tiếp cận cũng như là phương pháp khác nhau trong việc nghiên
    cứu vấn đề xói mòn đất. Các giải pháp hạn chế xói mòn phải mang lại hiệu quả cao về
    kinh tế, bền vững về tự nhiên, bảo vệ và nâng cao đa dạng sinh học Đất ngập nước
    với những chức năng và tính chất đặc thù của mình sẽ giúp hạn chế vấn đề xói mòn đất
    mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu đã nêu. Bên cạnh đó, với sự phát triển và ứng dụng
    ngày càng rộng rãi của hệ thống thông tin địa lý ( Geographic Information System,
    GIS) thì việc dùng GIS để mô hình hóa đánh giá thực trạng và dùng đất ngập nước để
    hạn chế xói mòn được xem là một hướng đi mới trong việc giải quyết vấn đề xói mòn
    đất.
    Trong lưu vực sông Đa Tam (khu vực nghiên cứu), hồ Tuyền Lâm là một trong
    các địa danh du lịch nổi tiếng của thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói
    chung. Bên cạnh đó, hồ Tuyền Lâm là một trong các nguồn cung cấp nước quan trọng
    phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của thành phố Đà Lạt và các khu vực lân cận.
    Nhưng hiện nay tại khu vực này các tài nguyên đang được khai thác và sử dụng quá
    mức (chặt phá rừng lấy đất phục vụ cho mục đích phát triển du lịch, nông nghiệp, làm
    nhà). Những điều tra ban đầu chứng tỏ hệ sinh thái vùng Tuyền Lâm là hệ sinh thái hồ-
    rừng [13]. Hai hệ sinh thái này quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự mất rừng đã gây tác
    động xấu đến môi trường và làm cho độ che phủ mặt đất bị thay đổi. Mặt khác, khu
    vực này có địa hình phức tạp, độ dốc và lượng mưa tương đối lớn. Kết hợp các yếu tố
    đó đã làm cho tình trạng xói mòn đất diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời, dưới
    sự tác động của xói mòn đất đã làm cho nguồn nước hồ bị ô nhiễm, lòng hồ Tuyền
    Lâm bị bồi lắng, các hệ sinh thái đang dần bị mất cân bằng. Vì vậy, việc nghiên cứu,
    đánh giá thực trạng xói mòn cũng như tìm giải pháp cho vấn đề xói mòn đất trong khu
    vực hồ Tuyền Lâm và rộng hơn là lưu vực sông Đa Tam cần sớm được thực hiện.
    Nhằm làm cơ sở cho việc quy hoạch và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đặc biệt
    là đối với tài nguyên đất, nước và rừng.
    Xuất phát từ những lý do trên nên đề tài “ ỨNG DỤNG GIS TRONG ĐÁNH
    GIÁ MỨC ĐỘ XÓI MÕN ĐẤT TẠI LƯU VỰC SÔNG ĐA TAM TỈNH LÂM
    ĐỒNG
    ” được tiến hành.

    1.2. Giới hạn đề tài
    Do hạn chế về thời gian (5 tháng) và nguồn lực nên đề tài chỉ xét tác nhân gây
    xói mòn chủ yếu là xói mòn do nước ngoại trừ phần đất mất đi do sạt lở bờ sông, suối.
    Giới hạn về phạm vi khu vực nghiên cứu: Lưu vực sông Đa Tam, tỉnh Lâm Đồng.

    1.3. Mục tiêu đề tài
    Từ những giới hạn đã nêu và sự kỳ vọng về kết quả đạt được thì nghiên cứu đề
    ra một số mục tiêu sau:
     Tìm hiểu đặc điểm các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng xói mòn đất.
     Thành lập bản đồ xói mòn tiềm năng, xói mòn hiện trạng tại lưu vực sông Đa
    Tam.Đưa ra những đánh giá về mức độ xói mòn cũng như là đề xuất giải pháp
    cho việc hạn chế xói mòn đất tại lưu vực sông Đa Tam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...