Luận Văn Ứng dụng Gis thiết lập mạng lưới quan trắc chất lượng nước nuôi cá tra, basa ở An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT : Ngày nay, với đà phát triển chung của nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) cả
    nước, con cá tra, basa ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có An Giang, ngày một chiếm vị
    trí quan trọng góp phần trong phát triển kinh tế của khu vực. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản
    thường phải đối mặt với các rủi ro về môi trường và các dấu hiệu bệnh thủy sản do chất lượng
    nước nuôi thường luôn bị ô nhiễm làm giảm năng suất thu hoạch hàng loạt. Các mẫu nước và
    bùn thải được lấy vào theo thời gian từ cuối tháng giêng đến cuối tháng sáu tại xã Mỹ Hòa
    Hưng, thành phố Long Xuyên để thực hiện việc đánh giá hiện trạng chất lượng nước ao nuôi
    cá tra, basa. Dựa vào kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất sử dụng GIS thiết lập cơ sở dữ
    liệu, và mạng quan trắc chất lượng nước mặt cho khu vực nuôi cá tra, basa ở An Giang để
    đánh giá chất lượng nước và phát hiện những nguy cơ có thể gây thiệt hại cho môi trường
    nước nuôi cá.
    Từ khóa: Chất lượng nước mặt, bùn đáy, GIS, Arcview.
    1.GIỚI THIỆU
    An Giang là tỉnh ở miền Tây Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có một phần diện
    tích nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, có biên giới Việt Nam – Campuchia dài 104 km,
    diện tích tự nhiên 3.535 km2.
    Hình 1. Bản đồ địa lý tỉnh An Giang
    Hiện nay, ngành nuôi trồng và chế biến cá tra, basa giữ vai trò quan trọng trong nền kinh
    tế của An Giang. Sự gia tăng về diện tích nuôi đang diễn ra liên tục theo từng ngày và đã đem
    lợi ích rất lớn cho ngành kinh tế của tỉnh, đem lại sự giàu có cho nhiều hộ gia đình và giải
    quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động trong tỉnh. Bên cạnh đó là một chuỗi nguy cơ
    luôn đe dọa sự phát triển ổn định và bền vững. Bắt đầu từ việc sản xuất tự phát, vừa gây mất
    ổn định cung cầu, vừa phá vỡ quy hoạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và
    chất lượng sản phẩm cũng không đảm bảo.
    Thêm vào đó, một số lượng lớn thức ăn từ hoạt động nuôi sẽ tác động vào môi trường nên
    nước thải thủy sản thường chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ gây ô nhiễm môi trường mà đặc
    Science & Technology Development, Vol 12, No.02 - 2009
    Trang 98 Bản quyền thuộc ĐHQG-HCM
    biệt là môi trường nước mặt. Đồng thời, hiện trạng các vùng nuôi chưa quy hoạch cũng là hệ
    quả gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường do sự ô nhiễm vượt quá khả năng tự làm sạch môi
    trường. Vì vậy, việc thiết lập mạng quan trắc để đánh giá chất lượng môi trường nước mặt,
    giảm thiểu các tác động tiêu cực vùng nuôi và cảnh báo sớm các diễn biến môi trường là rất
    cần thiết để phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Quan trắc chất lượng nước thường
    xuyên còn giúp phát hiện môi trường bất lợi, cảnh báo môi trường, từ đó có thể đề ra biện
    pháp khắc phục kịp thời, đảm bảo chất lượng nước tốt hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...