Luận Văn Ứng dụng GIS nâng cao hiệu quả công tác thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đều đang đứng trước những thách thức và cơ hội. Trong số các nguy cơ hàng đầu, nguy cơ ô nhiễm là một vấn đề cần quan tâm. Ở Đồng Nai, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế - xã hội trong những năm vừa qua, thì môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng đang có biểu hiện ô nhiễm do ảnh hưởng của chặt phá rừng, xói mòn rửa trôi, do chất thải công nghiệp, do hóa chất sử dụng bất hợp lý trong nông nghiệp, do chất thải của quá trình sinh hoạt đô thị.
    Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thì đòi hỏi chúng ta phải xây dựng một hệ thống quản lý môi trường đủ mạnh, trong đó thì công tác thanh tra môi trường cần được chú trọng vì đây chính là công cụ được xem là hữu hiệu trong công tác quản lý môi trường hiện nay tại Việt Nam.
    Công tác thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong chu trình quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Ra đời từ 1995, lực lượng thanh tra nhà nước về bảo vệ môi trường góp phần quan trọng vào ngăn ngừa và xử lý các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Vì vậy việc đánh hiệu quả của công tác thanh tra môi trường là một việc làm rất cần thiết nhằm rút ra những biện pháp để có thể nâng cao hiệu quả công tác thanh tra môi trường môi trường hiện nay.
    MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
    Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai, trong đó làm rõ hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra. Từ đó xác định mục tiêu xây dựng hệ thống CSDL thông tin trong thanh tra môi trường, cụ thể là ứng dụng phần phần mềm INSPECTOR tự động hóa việc thực hiện được một số chức năng chính trong công tác nghiệp vụ, từ đó nâng cao hiệu quả công tác thanh tra môi trường.

    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU


    Kế thừa và chỉnh sửa bản đồ số tỉnh Đồng Nai
    Phân tích, tổng hợp các văn bản, tài liệu chuyên môn về công tác thanh tra môi trường hiện có.
    Khảo sát hiện trạng môi trường của các nhà máy công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
    Thu thập cơ sở dữ liệu về công tác thanh tra môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai qua các năm.
    Xây dựng cơ sở dữ liệu cho phần mềm ứng dụng INSPECTOR trợ giúp quản lý công tác thanh môi trường tại tỉnh Đồng Nai.
    Bước đầu ứng dụng phần mềm INSPECTOR trong công tác xây dựng và quản lý dữ liệu thanh tra môi trường tại tỉnh Đồng Nai.
    PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Thời gian nghiên cứu : từ 5/04/2010 đến 28/6/2010.
    Địa điểm nghiên cứu: Phòng Thanh tra môi trường- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai.
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lĩnh vực thanh tra Nhà nước về Bảo vệ môi trường, nằm trong hệ thống thanh tra Nhà nước về Tài nguyên và Môi trường
    PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
    Trên cơ sở tìm hiểu hiện trạng môi trường, hiện trạng công tác thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai, để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai có thể thực hiện các biện pháp sau.


    Phương pháp thu thập tài liệu
    Được áp dụng nhằm thu thập, phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu về quản lý môi trường, về thực trạng môi trường, các vấn đề môi trường cấp bách ở địa phương, công tác thanh tra môi trường, hiện trạng thanh tra môi trường tại tỉnh Đồng Nai, .


    Phương pháp thống kê
    Tổng hợp các tài liệu thu thập được phục vụ cho việc xây dựng các dữ liệu về công tác thanh tra môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.


    Phương pháp phân tích
    Phân tích hiện trạng thanh tra môi trường, những hạn chế và tồn động trong công tác thanh tra môi trường tại tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thanh tra môi trường tỉnh Đồng Nai.


    Phương pháp sử dụng hệ thông tin địa lý (Geographical Information System – GIS)
    Sử dụng phương pháp này để lưu giữ, phân tích, xử lý cơ sở dữ liệu trên máy tính và hiển thị các thông tin không gian (Spatial Data).


    Phương pháp xây dựng phần mềm tin học
    Được xây dựng theo nguyên lý‎ module. Ứng dụng công nghệ GIS tích hợp cơ sở dữ liệu môi trường. Hệ thống thông tin địa l‎ý‎ (GIS) đóng vai trò nền tích hợp, giúp tổ chức thông tin không gian sao cho chương trình hiển thị bản đồ, các thuộc tính gắn với bản đồ, cung cấp kỹ thuật cho việc phân tích các lớp thông tin môi trường và hiển thị các mối quan hệ theo không gian và thời gian.
    Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    Ý nghĩa khoa học
    Trên cơ sở đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống thanh tra môi trường, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực thanh tra môi trường. Trong đó quá trình nâng cao năng lực thanh tra môi trường không tách rời công tác ứng dụng công nghệ thông tin (hệ thống thông tin địa lý) vào công tác quản lý nhà nước về môi trường, cụ thể là công tác thanh tra môi trường. Công nghệ thông tin địa lý sẽ giúp cho các nhà quản lý một công cụ quản lý hiệu quả trong công tác quản lý môi trường. Từ đó giúp công tác quản lý môi trường ngày càng hiệu quả và chất lượng môi trường ngày càng được cải thiện hơn


    Ý nghĩa thực tiễn
    Thông qua việc đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của thanh tra môi trường và các giải pháp được đề xuất, công tác thanh tra môi trường sẽ ngày càng được chú trọng và đẩy mạnh hơn. Trong đó, sản phẩm nghiên cứu của đề tài sẽ giúp hỗ trợ cho công tác lưu trữ dữ liệu thanh tra môi trường một cách hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cập nhật, xử lý các số liệu thanh tra, góp phần nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý cho cán bộ thanh tra môi trường.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU .1
    LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
    MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 1
    NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2
    PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3
    PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3
    Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 4
    CHƯƠNG 1:264437612" TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU
    264437613"1.1. Điều kiện tự nhiên. 5
    264437614"1.1.1. Vị trí địa lý. 5
    1.1.2. Điều kiện địa hình 6
    264437615"1.2. Điều kiện khí tượng và thủy văn. 7
    1.2.1 Khí hậu 7
    1.2.2. Thủy văn 8
    1.1.3. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên .11264437660"1.3. Kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2005 -2009. 15
    264437661"1.4. Hiện Trạng Chất Lượng Môi Trường Tỉnh Đồng Nai 16
    264437662"1.4.1. Hiện trạng môi trường nước. 16
    264437663"1.4.2. Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn: 28
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ CỦA ĐỀ TÀI
    264437665"2.1. QUÁ TRÌNH THANH TRA MÔI TRƯỜNG 41
    264437666"2.1.1. Thanh tra định kỳ theo kế hoạch hàng năm 42
    264437667"2.1.2. Quá trình thanh tra môi trường. 43
    264437668"2.1.3. Trình tự thanh tra môi trường. 44
    264437669"2.2. KHUNG PHÁP LUẬT CHO HOẠT ĐỘNG THANH TRA MÔI TRƯỜNG 48
    264437670"2.2.1. Văn bản pháp luật về thanh tra. 48
    264437671"2.2.2. Văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. 49
    264437672"2.2.3. Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. 49
    264437673"2.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA THANH TRA MÔI TRƯỜNG VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 49
    264437674"2.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC THANH TRA MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH ĐỒNG NAI. 54
    264437675"2.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách. 55
    264437676"2.4.2. Giải pháp về khoa học công nghệ. 55
    264437677"2.4.3. Giải pháp phối hợp. 56
    264437678"2.4.4. Phối hợp giữa các cơ quan ban ngành. 56
    264437679"2.4.5. Phối hợp với lực lượng cảnh sát môi trường. 57
    264437680"2.4.6. Phối hợp với các đơn vị sản xuất 58
    264437681"2.5. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG 58
    264437682"2.5.1. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra môi trường 58
    264437683"2.5.2. Hạ tầng công nghệ thông tin. 59
    264437684"2.5.3. Cơ sở dữ liệu Thanh tra môi trường. 59
    264437685"2.5.4. Công tác quản lý Thanh tra môi trường. 60
    264437686"2.5.5. Sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra môi trường 65
    264437687" CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM INSPECTOR VÀO PHỤC VỤ CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG
    264437688"3.1. GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM INSPECTOR 68
    264437689"3.1.1. Cơ sở của việc thiết kế phần mềm INSPECTOR 68
    264437690"3.1.2. Cấu trúc CSDL của INSPECTOR 68
    264437691"3.1.3. Cấu trúc của INSPECTOR 69
    264437692"3.2. SỐ LIỆU TÍCH HỢP VÀO MÔ HÌNH 73
    264437693"3.3. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM INSPECTOR VÀO CÔNG TÁC THANH TRA MÔI TRƯỜNG TỈNH BÌNH DƯƠNG 75
    264437694"3.3.1. Màn hình giao diện của chương trình. 75
    264437695"3.3.2. Các Menu chính trong mô hình. 80
    264437696"3.3.3. Nhận xét mô hình. 103
    264437697" I. KẾT LUẬN .104
    264437698" II. KIẾN NGHỊ 264437698"105
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...