Thạc Sĩ ứng dụng định giá trong việc mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại tại việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ỨNG DỤNG ĐỊNH GIÁ TRONG VIỆC MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
    Mục lục
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP
    NHẬP (M&A) NGÂN HÀNG 4
    1.1 KHÁI NIỆM ĐỊNH GIÁ NGÂN HÀNG 4
    1.2 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN ĐỊNH GIÁ M&A NGÂN HÀNG . 5
    1.2.1 Các yếu tố vi mô: . 5
    1.2.1.1 Khả năng sinh lợi của Ngân hàng. 5
    1.2.1.2 Xu thế của sự tăng trưởng lợi nhuận trong tương lai 5
    1.2.1.3 Sự lành mạnh của tình hình tài chính. 6
    1.2.1.4 Hiện trạng của tài sản hữu hình 6
    1.2.1.5 Tài sản vô hình 6
    1.2.1.6 Năng lực hoạt động của con người . 7
    1.2.2 Các yếu tố vĩ mô . 7
    1.2.2.1 Môi trường kinh tế . 7
    1.2.2.2. Môi trường chính trị pháp luật 7
    1.2.2.3. Môi trường văn hóa xã hội 7
    1.2.2.4. Môi trường công nghệ . 8
    1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ ÁP DỤNG TRONG NGÂN HÀNG 8
    1.3.1 Phương pháp thị trường 8
    1.3.2 Phương pháp tài sản 9
    1.3.3 Phương pháp thu nhập 10
    1.4 MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG PHƯƠNG PHÁP THU NHẬP . 11
    1.4.1 Mô hình DDM 11
    1.4.2 Mô hình FCFE 12
    1.4.3 Mô hình FCFF 12


    Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
    1.4.4 Mô hình giá trị hiện tại hiệu chỉnh (APV) 13
    1.5 THỰC TRẠNG ĐỊNH GIÁ M&A CÁC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI . 13
    1.5.1 Thực trạng M&A các ngân hàng trên thế giới : 13
    1.5.1.1 Hoạt động M&A tại Mỹ 13
    1.5.1.2 Hoạt động M&A tại Châu Âu 14
    1.5.1.3 Hoạt động M&A tại Châu Á. 15
    1.5.2 Thực trạng định giá M&A ngân hàng trên thế giới : 16
    1.5.2.1Tại Mỹ : 16
    1.5.2.2 Tại Châu Âu : . 18
    1.5.2.3 Tại Châu Á: . 19
    1.5.3 Những nguyên ngân M&A các ngân hàng trên thế giới 20
    1.5.3.1 Ở các nước phát triển 20
    1.5.3.2 Ở các nước đang phát triển . 21
    CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP
    NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 24
    2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG M&A CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM 24
    2.1.1 Thực trạng hoạt động M&A của các ngân hàng Việt Nam 24
    2.1.2 Sự khác biệt trong lĩnh vực M&A ngân hàng với lĩnh vực M&A trong các loại hình Doanh
    nghiệp khác 24
    2.1.3 Một số vụ sáp nhập ngân hàng điển hình trong những năm gần đây : . 26
    2.1.3.1 Techcombank bán cổ phần cho HSBC . 26
    2.1.3.2 NH TMCP Eximbank bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài 26
    2.1.3.3 Habubank bán cổ phần cho Deutsche Bank AG (Đức) 27
    2.1.3.4 BIDV mua lại ngân hàng đầu tư thịnh vượng PIB 27
    2.1.3.5 Tổng công ty bưu chính VNPost sáp nhập vào Liên Việt Bank 28
    2.2 THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG NHTM VIỆT NAM 29
    2.2.1 Tổng quan về việc vận dụng các phương pháp định giá ở nước ta . 29
    2.2.2 Thực trạng vận dụng các mô hình định giá NHTM Việt Nam thời gian qua. 30
    2.3 NHỮNG HẠN CHẾ VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 32
    2.3.1 Hạn chế trong phương pháp tài sản . 32
    2.3.1.1 Dựa vào số liệu trên bảng cân đối kế toán 32


    Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
    2.3.1.2: Xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị trường 33
    2.3.2 Hạn chế trong phương pháp DCF 33
    2.3.2.1 Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần 34
    2.3.2.2 Phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần . 34
    2.3.3 Hạn chế trong phương pháp APV 34
    2.3.4 Một số hạn chế khác làm ảnh hưởng đến phương pháp định giá 35
    2.3.4.1 Cách thức và tác nghiệp M&A còn sơ khai, khó khăn cho việc định giá. 35
    2.3.4.2 Việc bảo mật thông tin chưa được tuân thủ một cách chặt chẽ 35
    2.3.4.3 Thông tin chưa thực sự đáng tin cậy 36
    2.3.4.4 Khung pháp lý cho M&A vẫn đang đuợc hoàn thiện, cải tiến để góp phần cho việc M&A tại
    Việt Nam ngày càng minh bạch và quốc tế hóa 36
    2.4 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG PHƯƠNG NAM 37
    2.4.1 Định giá dựa vào ngân lưu tự do doanh nghiệp (FCFF) 39
    2.4.1.1 Xét ở tốc độ tăng trưởng giai đoạn cao 5 năm đầu 41
    2.4.1.2 Xét ở tốc độ tăng trưởng giảm dần từ năm thứ 6 đến tháng 10 . 42
    2.4.1.3 Giai đoạn ổn định từ năm thứ 11 43
    2.4.1.4 Xác định giá trị kết thúc 44
    2.4.2 Định giá dựa vào ngân lưu tự do vốn chủ sở hữu (FCFE) 45
    2.4.3 Định giá theo phương pháp hiện giá hiệu chỉnh APV 48
    2.5 NHẬN XÉT CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TRONG PHÂN TÍCH ỨNG DỤNG . 51
    2.6 NHẬN XÉT PHƯƠNG PHÁP TÍNH CỦA MÔ HÌNH TRONG PHÂN TÍCH 51
    2.7 PHIẾU KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU M&A NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP,
    NGÂN HÀNG 53
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH GIÁ M&A TRONG NHTM
    NHẰM ĐẠT MỤC TIÊU TÁI CẤU TRÚC NHTM TRONG THỜI GIAN TỚI 56
    3.1 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNH GIÁ M&A NHTM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI
    CẤU TRÚC . 56
    3.1.1 Phát triển hoạt động M&A NHTM trong thời gian tới 57
    3.1.2 Nâng cao hiệu quả định giá trong hoạt động M&A ngân hàng . 57
    3.1.2.1 Kết hợp với các công ty tư vấn, luật trong hoạt động M&A 57
    3.1.2.2 Định giá và lựa chọn phương pháp định giá ngân hàng phù hợp 58
    3.1.3 Lựa chọn thời điểm giao dịch M&A và minh bạch thông tin . 59


    Luận văn thạc sĩ Ứng dụng mô hình định giá trong mua lại và sáp nhập NHTM
    3.1.4 Nâng cao năng lực quản trị đối với NHTM Việt Nam thông qua cơ cấu lại tổ chức và hoạt
    động ngân hàng. 60
    3.1.5 Nâng cao năng lực tài chính đối với NHTM thông qua cơ cấu lại tài chính ngân hàng 60
    3.2 GIẢI PHÁP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC TRONG M&A NHTM 61
    3.2.1 Tăng cường hoạt động truyền thông về M&A ngành Ngân hàng thông qua hội thảo, diễn đàn.
    . 61
    3.2.2 Hỗ trợ NHTM bằng các điều luật tài chính M&A từ NHNN. 61
    3.3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ M&A . 62
    3.3.1 Mô hình ngoại suy đơn giản Hàm xu thế. 63
    3.3.2 Các phương trình xu thế theo số liệu lịch sử 63
    3.3.3 Kết quả dự báo lợi nhuận ròng 10 năm của NH Phương Nam. 65
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 68
    LỜI KẾT 69
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
    Phụ lục 1 : MẪU PHIẾU KHẢO SÁT 71
    Phụ lục 2 : KẾT QUẢ KHẢO SÁT 74
    Phụ lục 3 : BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2010 - NH PHƯƠNG NAM 85
    Phụ lục 4 : MÔ HÌNH FCFE 93
    Phụ lục 5 : MÔ HÌNH FCFF 95
    Phụ lục 6 : MÔ HÌNH APV 97
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay thị trường mua lại - sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam có tiềm
    năng lớn và tăng trưởng nhanh về quy mô và số lượng. Việc M&A đã mang lại
    những lợi ích thúc đẩy doanh thu, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển, mở rộng
    cấu trúc của các doanh nghiệp VN. Trong đó việc M&A NHTM VN trong những
    năm gần đây cũng là yêu cầu cấp bách để thực hiện việc tái cấu trúc hệ thống
    Ngân hàng. Nhận thấy rằng, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 đến
    nay, các NHTMVN với những quy mô vốn khác nhau nhưng đều luôn huy động
    vốn vượt trần lãi suất, chạy đua với lãi suất nên đã tạo nên những bất ổn trong
    chính sách tiền tệ. Kết hợp thêm với sự sụt giảm của TTCK, thị trường Bất Động
    Sản đóng băng làm cho hệ thống NHTMVN gặp khá nhiều khó khăn trong
    thanh khoản, huy động vốn, cũng như tính cạnh tranh gay gắt của các NHTMVN
    làm các NHTMVN thấy rõ việc M&A là nhu cầu tất yếu. Tuy nhiên, để có thề
    M&A đạt hiệu quả cao và kết quả tốt, đòi hỏi vấn đề định giá chính bản thân
    Ngân hàng phải được tính toán như thế nào, mô hình nào là phù hợp. Đó cũng
    chính là lý do tác giả chọn đề tài “ỨNG DỤNG ĐỊNH GIÁ TRONG VIỆC
    MUA LẠI VÀ SÁP NHẬP NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠIVIỆT NAM”
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Trong Định giá M&A ngân hàng, có ba đối tượng chính : Ngân hàng chào
    bán, Ngân hàng mua, tổ chức tư vấn chuyên nghiệp về M&A, chính phủ. Đối
    tượng của luận án bao gồm :
    - Những vấn đề lý luận liên quan đến định giá trong việc M&A ngân
    hàng.
    - Ứng dụng định giá trong hoạt động M&A NHTM tại Việt Nam trong
    thời gian qua.
    - Khảo cứu những cơ hội, thách thức trong M&A cùng giải pháp
    nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Định giá trong M&A ngân hàng trong quá
    trình tái cấu trúc tài chính NHTM.
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Bằng phương pháp nghiên cứu, khảo cứu thực tế, phương pháp so sánh,
    phân tích, thống kê, kinh nghiệm, luận án đã nêu lên một số vấn đề về hoạt động
    thị trường mua lại sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam. Từ đó rút ra những bài học
    kinh nghiệm có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất một số biện pháp để
    góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động định giá cho việc mua lại sáp nhập ngân
    hàng tại Việt Nam.
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    Hiện nay, hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp ngân hàng đã phát
    triển một cách rầm rộ theo xu hướng của thế giới cùng với tình hình kinh tế còn
    nhiều khó khăn và việc duy trì ổn định kinh tế vĩ mô còn mất một khoảng thời
    gian nữa. Đặc biệt là khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường tài chính vào năm
    2010. Các ngân hàng lớn muốn mở rộng thị phần một cách nhanh chóng chắc
    chắn sẽ tính đến M&A. Ngoài ra, cùng với việc phát triển thị trường nợ và thị
    trường chứng khoán, giao dịch M&A sẽ trở nên dễ dàng hơn. Nó sẽ được thực
    hiện thông qua các giao dịch mua bán nợ, mua bán chứng khoán dưới sự tư vấn
    của các ngân hàng đầu tư lớn.
    Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng và xu hướng M&A trong ngành ngân
    hàng sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động và doanh thu của các ngân hàng,
    nhưng đối với người tiêu dùng thì đây là cơ hội để sử dụng các dịch vụ ngân hàng
    chất lượng cao với giá dịch vụ phù hợp.
    Một hành lang pháp lý đối với các giao dịch M&A nói chung đã bước đầu
    được xác lập và được quy định trong nhiều văn bản khác nhau như Luật Dân sự,
    Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh . Tuy nhiên, việc sáp nhập,
    mua lại trong ngành ngân hàng có những đặc thù riêng, vẫn cần có quy định rõ
    ràng hơn về các phương pháp định giá trước sáp nhập, những định hướng, giải
    pháp để sẳn sàng đạt được những hợp đồng mua bán, sáp nhập có lợi nhất cho
    mình.
    Ý nghĩa của hoạt động định giá mua lại, sáp nhập doanh nghiệp là rất lớn
    bởi vì hoạt động mua lại - sáp nhập còn thanh lọc những ngân hàng nhỏ, yếu kém
    như quy luật tất yếu, tạo nên những ngân hàng mới có tiềm lực mạnh hơn, hoạt
    động hiệu quả hơn, và làm lành mạnh hóa nền kinh tế. tạo thêm sức mạnh cho
    mình trong thị trường đầy cạnh tranh hiện nay.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội
    dụng của luận án bao gồm 03 chương :
    Chương 1 : Tổng quan về định giá trong hoạt động M&A ngân hàng.
    Chương 2 : Thực tiễn định giá trong hoạt động M&A ngân hàng thương mại
    Việt Nam trong thời gian qua .
    Chương 3 : Giải pháp nâng cao hiệu quả định giá M&A trong NHTM nhằm
    đạt mục tiêu tái cấu trúc NHTM trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...