Chuyên Đề Ứng dụng định giá cổ phiếu nhờ mô hình SIM và APT vào xây dựng danh mục đầu tư và áp dụng tại BSC

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn. Khi tham gia vào thị trường mua bán và nắm giữ chứng khoán các nhà đầu tư luôn kì vọng thu được lợi nhuận cao tuy nhiên các chứng khoán luôn ẩn chứa rủi ro- là tính không chắc chắn trong nguồn lợi tức mà nó mang lại cho người nắm giữ. Muốn tham gia vào cuộc chơi chứng khoán, bạn phải là người biết chấp nhận rủi ro. Vì vậy, để tham gia vào thị trường chứng khoán, mỗi nhà đầu tư cần phải chuần bị cho mình thông tin, kiến thức, vốn tư bản và khả năng chấp nhận rủi ro trong đầu tư.
    Các nhà đầu tư tham gia vào thị trường đều mong muốn đạt được mức lợi nhuận kỳ vọng với một mức rủi ro nhất định. Để xác suất rủi ro xảy ra thấp nhất, nhà đầu tư phải áp dụng nguyên tắc đó là nguyên tắc đa dạng hóa. Muốn đạt được điều này, nhà đầu tư phải lập được một danh mục cho riêng mình. Đa dạng hóa sẽ làm cho nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất. Khi nhà đầu tư thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư, họ sẽ lập được một danh mục có mức lợi nhuận kỳ vọng mong muốn ở mức rủi ro mà nhà đầu tư có thể chịu đựng.
    Thiết lập danh mục tối ưu bằng phương pháp Markovit là phương pháp cổ điển nhưng rất hiệu quả. Để thiết lập danh mục tối ưu cần xác định biên hiệu quả mà trong thực tế do có nhiều tài sản rủi ro nên việc tính toán, ước lượng ma trận hiệp phương sai để xác định biên hiệu quả rất phức tạp. Nếu lợi suất tài sản tuân theo mô hình chỉ số đơn SIM hoặc mô hình đa nhân tố thì ta sẽ có phương pháp lọc bớt số tài sản rủi ro ban đầu do đó mà việc xác định biên hiệu quả dễ dàng hơn. Nếu lợi suất cổ phiếu tuân theo mô hình K nhân tố thì ta xác định K danh mục nhân tố và dùng chúng phỏng theo bất cứ tài sản nào. Như vậy, K danh mục nhân tố cảm sinh ra toàn bộ các danh mục theo nghĩa phỏng theo mà trong đó có cả danh mục hiệu quả. Thay vì xác định ma trận hiệp phương sai ta quy về xác định K danh mục nhân tố và coi K danh mục nhân tố là tài sản rủi ro tổ hợp chúng lại để tìm biên hiệu quả từ đó thiết lập được danh mục tối ưu. Nếu lợi suất tài sản tuân theo mô hình chỉ số đơn thì ta sẽ xác định danh mục tiếp tuyến thông qua thuật toán EGP (Elton – Gruber – Padbercy).
    Trong quá trình tìm hiểu và thực tập tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC), Phòng Đầu tư và Tư vấn tài chính có đưa ra đề nghị thiết lập danh mục tối ưu bằng phương pháp toán. Và áp dụng thực tế tại BSC nên em đã chọn chuyên đề thực tập “ Ứng dụng định giá cổ phiếu nhờ mô hình SIM và APT vào xây dựng danh mục đầu tư và áp dụng tại BSC”
    Chuyên đề thực tập gồm 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về đầu tư chứng khoán và danh mục đầu tư chứng khoán. Chương này trình bày tổng quan kiến thức về chứng khoán và đầu tư chứng khoán.
    Chương 2: Lí thuyết lựa chọn danh mục tối ưu. Chương này trình bày các lí thuyết ứng dụng để thiết lập danh mục tối ưu.
    Chương 3: Xây dựng mô hình xác định danh mục đầu tư chứng khoán và áp dụng tại BSC. Chương này trình bày quá trình lựa chọn chứng khoán để lập danh mục, hai phương pháp định giá cổ phiếu SIM và APT để lọc đầu vào cho phương pháp Markovit và so sánh, phân tích hai danh mục tối ưu tìm được.
    Trong thời gian thực tập chuyên ngành tại Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển em đã được sự giúp đỡ rất tận tình của các anh chị trong Phòng Đầu tư và Tư vấn Tài chính công ty BSC. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty BSC, đặc biệt là Phòng Đầu tư và Tư vấn Tài chính đã tạo cơ hội và điều kiện cho em được thực tập chuyên ngành tại quý công ty, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho em trong việc tìm hiểu về các nghiệp vụ của công ty, các tài liệu chuyên ngành và được tiếp cận với thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam.
    Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Toán Kinh tế đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và thực tập. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Giảng viên TS. Ngô Văn Thứ - Trưởng Bộ môn Toán Tài Chính - Khoa Toán Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ để em hoàn thành luận văn này.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    NẾU CÓ THẮC MẮC GÌ VỀ BÀI VIẾT BẠN LIÊN HỆ SỐ 01699421922
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...