Tài liệu Ứng dụng của Tâm lý học lâm sàng trong trị liệu và tham vấn

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ứng dụng của Tâm lý học lâm sàng trong trị liệu và tham vấn
    Ở Việt Nam, Tâm lý học lâm sàng là một phân ngành còn hết sức non trẻ. Nếu như chúng ta đồng ý quan niệm cho rằng Tâm lí học lâm sàng quan tâm đến những người bình thường và những người có “vấn đề tâm lí”, với phương pháp đặc thù của nó, tức là làm việc với từng trường hợp cụ thể.


    Năm 1989, Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em N-T được thành lập. Người sáng lập Trung tâm là cố bác sĩ nhi khoa Nguyễn Khắc Viện. Trung tâm này đã sử dụng phương pháp nghiên cứu sâu từng trường hợp riêng lẻ xuất phát từ ý tưởng cho rằng mỗi một con người là một thế giới riêng, đòi hỏi phải có cách tiếp cận riêng. Trung tâm đã hợp tác với bệnh viện của Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh, thành lập nên nhiều cơ sở thăm khám tâm lí trẻ em theo mô hình CMPP của Pháp. Ý nghĩa quan trọng nhất của hoạt động Trung tâm N-T thể hiện ở chỗ đã đưa tiếp cận lâm sàng tâm lí vào việc thăm khám tâm lí trẻ em và sử dụng các biện pháp trị liệu tâm lí đối với trẻ em có rối nhiễu tâm lí.

    Viện Tâm lí học thuộc Viện KHXH Việt Nam thành lập Trung tâm Tâm lí học lâm sàng vào tháng 10 năm 2005. Hiện nay Trung tâm đón tiếp các bệnh nhân đa dạng về vấn đề tâm lí, chủ yếu là trẻ em và thanh thiếu niên, đó là các trường hợp chậm phát triển ngôn ngữ, háu động, trầm cảm, nghiện trò chơi games, .

    Năm 1999-2000, Khoa Tâm lí học, trường ĐH KHXH và NV Hà Nội đã bắt đầu giảng dạy những môn học thuộc bộ môn tâm lí học lâm sàng. Đến năm học 2001-2002 bộ môn “Tâm lí học lâm sàng” được thành lập ở đây với các môn học chính là “Tâm lí học lâm sàng đại cương”, “Tâm lí học trị liệu” và “Tâm bệnh học”. Các tổ chức giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả nhất sự phát triển của bộ môn này của Khoa Tâm lí học là tổ chức ADEPASE của Pháp, AUF và Đại sứ quán Pháp.

    Ngoài ra Tâm lí học lâm sàng còn được phát triển ở một số trường Đại học, đáng chú ý là mới đây Khoa Tâm lí giáo dục của trường ĐH Sư phạm Hà Nội thành lập bộ môn Tâm lí học lâm sàng.


    Ứng dụng của tâm lý học lâm sàng trong trị liệu và tham vấn tại Việt Nam.

    Tâm lí học lâm sàng nghiên cứu và góp phần giải quyết các vấn đề đặt ra liên quan đến tâm lí con người, cả con người bình thường lẫn con người có rối nhiễu tâm lí. Phương pháp lâm sàng nghiên cứu con người theo từng trường hợp cụ thể với hoàn cảnh cụ thể, phải xem con người từ nhiều góc độ khác nhau, vừa có tính đơn nhất, vừa có tính tổng thể, vừa có tính lô gíc lại vừa có tính thường trực (R. Perron). Con người là chủ thể ý thức, nhưng cũng có khi vô thức (có những hành vi mà không biết là mình đang có những hành vi ấy) (Freud), con người luôn luôn bị giằng co giữa những sự lựa chọn, những quyết định bởi luôn tồn tại những mâu thuẫn nội tâm (Freud). Sự lo lắng là phần tự nhiên của mỗi thực thể người, con người cần có những quan hệ tình người mới có thể phát triển tốt (Carl Rogers). Qua những kinh nghiệm sống và làm việc, chúng ta bị thuyết phục sâu sắc bởi ý tưởng của Freud và của những người hậu phân tâm học, đặc biệt của những chuyên gia về các lí thuyết “gắn bó”, “chia li” về ảnh hưởng của thời kì thơ bé lên sự phát triển tâm lí về sau của con người. Về thời ấu thơ, chúng ta coi trọng vai trò của người mẹ hay người thay thế người mẹ, rất tâm đắc với ý tưởng của Winnicott về “người mẹ đủ tốt” và sự phát triển tốt đẹp của những đứa con.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...