Tiểu Luận Ứng dụng của phương pháp Fenton

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục


    GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP FENTON 2

    Phần I: Cơ sở lý thuyết 4
    I. Quá trình Fenton 4
    1. Quá trình Fenton đồng thể . 4
    2. Quá trình Fenton dị thể 7
    II. Các quá trình Fenton cải tiến 9
    1. Fenton điện hoá 9
    2. Quang Fenton 12
    3. Fenton-HA 13
    III. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình Fenton 17
    1. Ảnh hưởng của độ pH . 17
    2. Ảnh hưởng của tỉ lệ Fe[SUP]2+[/SUP]/H[SUB]2[/SUB]O[SUB]2 ­[/SUB]và loại ion Fe (Fe[SUP]2+ [/SUP]hay Fe[SUP]3+[/SUP]) 18
    3. Ảnh hưởng của các anion vô cơ 19

    Phần II: Ứng dụng của phương pháp Fenton . 21
    1. Ứng dụng của Fenton trong xử lý nước thải dệt nhuộm . 21
    2. Ứng dụng của Fenton trong xử ký nước bề mặt nhiễm thuốc trừ sâu 27
    3. Ứng dụng của Fenton trong xử lý nước ric bãi rác 30
    4. Ứng dụng công nghệ Fenton vào xử lý nước thải ở Việt Nam . 37

    KẾT LUẬN . 39
    Tài liệu tham khảo . 40


    GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP FENTON
    Các qui dịnh về chất lượng nước đang ngày càng trở lên khắt khe hơn trong nhiều thập kỷ gần đây. Cùng với xu hướng gia tăng những vấn đề đáng lo ngại trong môi trường thì một vấn đề rất đáng chú ý là cần làm gì đối với nước thải chứa các hợp chất hữu cơ tan, những chất mà hoặc có độc tính hoặc khó phân hủy sinh học? trong thời gian gần đây đã có nhiều nỗ lực để giảm thiểu lượng và tính độc của các dòng thải công nghiệp. xử lý sinh học đối với nước thải được xem là sự lựa chọn kinh tế nhất so với các phương pháp khác. Tuy nhiên nhiều dòng thải chứa các chất hữu cơ độc hại và khó phân hủy sinh học thì phương pháp này lại tỏ ra không hiệu quả. Ôxi hóa nâng cao (AOPs- Advanced Oxidation Processes) trong trường hợp này lại là một sự lựa chọn hợp lý. AOPs là những phương pháp tạo ra một lượng lớn các chất trung gian có hoạt tính cao, trong đó quan trọng nhất là các gốc hydroxyl có khả năng ôxi hóa hầu hết các chất ô nhiễm hữu cơ. Trong AOPs thì quá trình Fenton và các quá trình kiểu Fenton (Fenton- like processes) được biết đến là phương pháp hiệu quả và không đắt cho quá trình làm sạch nước và nước thải. Phương pháp Fenton cổ điển là công trình nghiên cứu của J.H. Fenton được công bố vào năm 1894 trong tạp chí hội hóa học Mỹ. Trong phương pháp này tổ hợp H[SUB]2[/SUB]O[SUB]2[/SUB] và muối sắt Fe[SUP]+2[/SUP] được sử dụng làm tác nhân ôxi hóa rất hiệu quả cho nhiều đối tượng các hợp chất hữu cơ và được mang tên tác nhân Fenton. Quá trình Fenton có ưu việt ở chỗ tác nhân H[SUB]2[/SUB]O[SUB]2[/SUB] và muối sắt tương đối rẻ và có sẵn, đồng thời không độc hại và dễ vận chuyển, dễ sử dụng trong khi hiệu quả ôxi hóa nâng cao cao hơn rất nhiều so với sử dụng H[SUB]2[/SUB]O[SUB]2 [/SUB]một mình. Áp dụng quá trình Fenton để xử lý nước và xử lý nước thải có thể dẫn đến khoáng hóa hoàn toàn các chất hữu cơ thành CO[SUB]2[/SUB], H[SUB]2[/SUB]O và các ion vô cơ. Tuy nhiên trong điều kiện đó phải sử dụng rất nhiều hóa chất làm cho chi phí xử lý cao. Do vậy trong nhiều trường hợp chỉ nên áp dụng quá trình Fenton để phân hủy từng phần, chuyển các chất hữu cơ không thể hoặc khó phân hủy sinh học thành các chất mới có khả năng phân hủy sinh học nhằm có thể áp dụng thuận lợi quá trình xử lý sinh học tiếp sau.

    NHÓM THỰC HIỆN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...