Luận Văn Ứng dụng của megaco/H.248 trong chuyển mạch mềm

Thảo luận trong 'Viễn Thông' bắt đầu bởi Ác Niệm, 22/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
    KHOA VIỄN THÔNG I

    ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC​

    Mục lục

    Thuật ngữ viết tắt i
    Lời nói đầu 1
    Chương I: tổng quan về công nghệ chuyển mạch mềm 4
    1.1 Giới thiệu 4
    1.1.1 Mạng viễn thông hiện tại và giải pháp 4
    1.1.2 Mạng thế hệ mới NGN 5
    1.2 Khái niệm chuyển mạch mềm và kiến trúc tổng quan 8
    1.2.1 Khái niệm 8
    1.2.2 Lợi ích của chuyển mạch mềm đối với các nhà khai thác và khách hàng 9
    1.2.3 kiến trúc tổng quan 13
    1.3 Mặt bằng chức năng 13
    1.3.1 Mặt bằng truyền tải 14
    1.3.2 Mặt bằng báo hiệu và điều khiển cuộc gọi 15
    1.3.3 Mặt bằng ứng dụngvà dịch vụ 15
    1.3.4 Mặt bằng quản lý và bảo dưỡng 15
    1.4 Các thực thể chức năng 16
    1.4.1 Chức năng điều khiển cổng phương tiện MGC-F 16
    1.4.2 Chức năng định tuyến cuộc gọi và tính cước R-F, A-F 17
    1.4.3 Chức năng cổng báo hiệu và chức năng báo hiệu cổng truy nhập 17
    1.4.4 Chức năng Server ứng dụng 18
    1.4.5 Chức năng cổng phương tiện MG-F 18
    1.4.6 Chức năng Server Media 19
    1.5 Báo hiệu trong mạng chuyển mạch mềm 19
    1.5.1 Giao thức H.323 20
    1.5.2 Giao thức SIP 23
    1.5.3 Giao thức Sigtran 24
    1.5.4 Giao thức MGCP-H.248\Megaco 26
    Chương II: Giới thiệu giao thức H.248\Megaco 28
    2.1 Sự ra đời của H.248\Megaco 28
    2.2 Tổng quan về H.248 29
    2.2.1 Tổng quan 29
    2.2.2 Chức năng của giao thức H.248 30
    2.2.3 Vị trí của giao thức H.248 trong mô hình OSI 30
    2.3 Chuẩn giao thức H.248 31
    2.3.1 Các định nghĩa 31
    2.3.2 Mô hình kết nối 31
    2.3.3 Các câu lệnh 38
    2.3.4 Phiên (Transaction) 42
    2.3.5 Thứ tự các câu lệnh 43
    2.3.6 Truyền tải 44
    2.3.7 Mã hoá lệnh của giao thức H.248 45
    2.3.8 Cú pháp lệnh của giao thức H.248 46
    2.3.9 Cấu trúc bản tin H.248 47
    2.4 Hoạt động của giao thức H.248 48
    2.5 Các ưu điểm của giao thức H.248 so với các giao thức điều khiển cổng phương tiện khác 49
    Chương III: các kịch bản 50
    3.1 Giới thiệu 50
    3.2 Khởi tạo MG 51
    3.2.1 Khởi tạo MG trường hợp thông thường 51
    3.2.2 Khởi tạo MG, không có đáp ứng từ MGC sơ cấp 52
    3.2.3 Khi không có đáp ứng của cả MGC sơ cấp và MGC thứ cấp 52
    3.3 Thiết lập cuộc gọi 53
    3.4 Giải phóng cuộc gọi 54
    3.4.1 Giải phóng cuộc gọi, kịch bản 1 54
    3.4.2 Giải phóng cuộc gọi, kịch bản 2 55
    3.4.3 Giải phóng cuộc gọi, kịch bản 3 55
    3.5 AuditValue 55
    Chương IV: Tiến trình xử lý cuộc gọi theo giao thức H.248 57
    4.1 Kết nối giữa hai RGW 57
    4.2 Kết nối từ RGW tới TGW 61
    4.3 Kết nối từ SS7-TGW tới RGW 63
    4.4 H.248 hỗ trợ các dịch vụ bổ xung 65
    4.4.1 Dịch vụ chuyển cuộc gọi 65
    4.4.2 Dich vụ chờ cuộc gọi 70
    4.5 Conferencing 77
    Kết luận 87
    Tài liệu tham khảo 88

    Lời nói đầu
    Xu hướng hội tụ của viễn thông và Công nghệ thông tin có nhiều ảnh hưởng đến mạng viễn thông, đòi hỏi mạng viễn thông phải có cấu trúc mở, linh hoạt, cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau cho người sử dụng, hiệu quả khai thác cao, dễ phát triển .Để đáp ứng các yêu cầu này, một số nhà sản xuất thiết bị viễn thông và một số tổ chức nghiên cứu về viễn thông đã đưa ra các ý tưởng và mô hình về cấu trúc mạng thế hệ sau NGN.
    ở Việt nam, với sự ổn định về chính trị và sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội, Việt nam được đánh giá là một thị trường có tiềm năng đáng kể trong khu vực trong đó có thị trường điện tử - tin học - viễn thông. Mạng viễn thông của Tổng Công ty Bưu chính viễn thông đã được số hoá với các thiết bị hiện đại và các loại hình dịch vụ ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh VNPT, một số công ty khác cũng đã và đang từng bước tham gia vào việc khai thác thị trường cung cấp các dịch vụ viễn thông.
    Đứng trước xu hướng tự do hoá thị trường, cạnh tranh và hội nhập, việc phát triển theo cấu trúc mạng thế hệ sau (NGN) với các công nghệ phù hợp là bước đi tất yếu của viễn thông thế giới và mạng viễn thông Việt nam.
    Với xu hướng chuyển dần sang mạng thế hệ sau như vậy, một loạt các vấn đề được đặt ra như kiến trúc mạng, phối hợp điều khiển giữa các phần tử trong mạng, chất lượng dịch vụ, . cho mạng thế hệ sau. Việc phối hợp điều khiển giữa các phần tử trong mạng là một vấn đề then chốt quyết định đến sự hoạt động của toàn bộ mạng. Vì vậy việc xây dựng, lựa chọn giao các giao thức để phối hợp điều khiển giữa các phần tử mạng là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình triển khai mạng NGN.
    kiến trúc NGN cho phép mọi loại hình dịch vụ đều có thể truyền tải qua một mạng lõi chung sử dụng công nghệ gói mà không quan tâm dịch vụ đó là một cuộc gọi thoại, truyền số liệu, hình ảnh, . Để có được điều này mạng NGN được xây dựng theo kiến trúc phân bố, có sự tách biệt giữa chức năng điều khiển gọi và chức năng xử lý phương tiện. Chính vì thế hai trong số những phần tử quan trọng nhất của kiến trúc mạng NGN là MGC hay Call Agent hay Softswitch (thiết bị điều khiển gọi) và MG (cổng phương tiện). Do đó giao thức phối hợp điều khiển giữa hai phần tử này là một trong những giao thức rất quan trọng trong mạng NGN. Hiện có rất nhiều chuẩn giao thức có thể dùng để phối hợp điều khiển giữa hai phần tử này như MDCP, MGCP, MEGACO/H.248, mỗi giao thức đều có ưu nhược điểm riêng. Có thể gọi chung các giao thức này là các giao thức điều khiển cổng phương tiện. Vấn đề đặt ra là làm sao để lựa chọn được một giao thức điều khiển cổng phương tiện phù hợp nhất, tối ưu nhất đáp ứng được mọi yêu cầu của một mạng thế hệ sau? Qua tìm hiểu em được biết là giao thức MEGACO/H.248 là một trong những giao thức điều khiển cổng phương tiện có nhiều ưu điểm tốt, rất phù hợp cho các yêu cầu của mạng thế hệ sau, hơn thế nữa giao thức này hiện đang được các nhà sản xuất thiết bị đưa vào sử dụng chính thức trên mạng lưới viễn thông để thay thế các giao thức hiện có. Do vậy, em quyết định chọn đề tài tốt nghiệp của mình là:
    “ứng dụng của megaco/H.248 trong chuyển mạch mềm”
    Thông qua đồ án này bản thân em sẽ hiểu được giao thức H.248 là gì và ứng dụng của nó trong chuyển mạch mềm ra sao. Điều này rất bổ ích cho em và những người quan tâm trong quá trình lĩnh hội công nghệ chuyển mạch đầy mới mẻ là công nghệ chuyển mạch mềm.
    Đồ án gồm 4 chương:
    Chương 1: Giới thiệu tổng quan về mạng thế hệ sau NGN và công nghệ chuyển mạch mềm, khái niệm, kiến trúc, các giao thức báo hiệu quan trọng và lợi ích của chuyển mạch mềm đối với các nhà khai thác và khách hàng.
    Chương 2: Trình bày chi tiết về quá trình phát triển, các khái niệm, các đặc điểm, cấu trúc lệnh . của chuẩn giao thức MEGACO/H.248.
    Chương 3: Trình bày các kịch bản khởi tạo MG, thiết lập cuộc gọi và giải phóng cuộc gọi trong mạng thế hệ mới sử dụng chuẩn giao thức MEGACO/H.248.
    Chương 4: Đưa ra một số tiến trình xử lý cuộc gọi theo giao thức MEGACO/H.248.
    Kết nối giữa hai RGW
    Kết nối từ RGW tới TG
    Kết nối từ SS7-TGW tới RGW
    Việc nghiên cứu về các chuẩn giao thức mới như MEGACO/H.248 đòi hỏi một kiến thức sâu rộng và sự đầu tư thoả đáng về thời gian. Do vậy, chắc chắn đồ án không tránh khỏi những sai sót cũng như còn nhiều vấn đề chưa thoả đáng, cần được xem xét thấu đáo hơn. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo cùng sự góp ý và phê bình của các bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...