Luận Văn Ứng dụng của hệ thống phân loại tính cách MBTI trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực t

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bộ Giáo dục và Đào tạo

    Trường đại học Ngoại thương
    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD

    LỜI MỞ ĐẦU





    1. Lý do lựa chọn đề tài:


    Năm 2011, một thuật ngữ mới về dân số lần đầu tiên được đề cập rộng khắp Việt Nam, thuật ngữ “cơ cấu dân số vàng”. Cơ cấu này xuất hiện khi cứ hai người trong độ tuổi lao động phải gánh một người ngoài độ tuổi lao động (độ tuổi lao động được tính từ 15-64 tuổi (Tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình, 2011). Đặc điểm nhân khẩu học này mang lại một nguồn nhân lực dồi dào, cân bằng, rất thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế đất nước.

    Từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời, cùng với sự phát triển kinh tế của nhà nước, hệ thống các doanh nghiệp trong nước trưởng thành và phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, về cả số lượng lẫn chất lượng. Chỉ tính từ năm 2000 đến cuối năm 2010, số lượng doanh nghiệp đã tăng hơn 5 lần, từ hơn 42 ngàn đến hơn 210 ngàn doanh nghiệp (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam,
    2011). Đặc biệt hơn, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm tỉ trọng cao nhất trong nền kinh tế trong thời gian này cũng có quy mô tăng hơn 6 lần (Bộ Công Thương Việt Nam, 2011). Năm 2010, những doanh nghiệp này sử dụng trên 8,1 triệu lao động; có tổng doanh thu thuần đạt 5.654 ngàn tỷ đồng, tăng
    150% so với năm 2006 (Bộ Công thương Việt Nam, 2011). Tuy nhiên, sự phát triển này còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu ổn định và bền vững. Một phần nguyên nhân của tình trạng này chính các doanh nghiệp vẫn chưa thể tận dụng nguồn nhân lực của mình thật sự hiệu quả.

    Nguồn nhân lực chính là nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp. Chính vì thế, tầm quan trọng của việc quản trị nguồn nhân lực đối với việc quản lý doanh nghiệp cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn được đánh giá là sử dụng nhân lực thiếu hiệu quả.

    Từ thực trạng trên, việc áp dụng một giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và quản trị nguồn nhân lực là vô cùng cấp thiết cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và tình hình kinh tế nước ta nói chung. Với đề tài “Ứng dụng của hệ thống phân loại tính cách MBTI trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại doanh nghiệp Việt Nam hiện nay”, nhóm nhiên cứu mong muốn tìm ra cách áp dụng hiệu quả phương pháp phân tích và phát triển tiềm năng con người (MBTI) vào trong quản trị nguồn nhân lực. Công cụ MBTI tuy hiện tại vẫn còn khá mới mẻ đối với quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp Việt Nam nhưng nó đã chứng minh được tầm quan trọng của mình trong lĩnh vực quản trị nhân nguồn nhân lực trên thế giới. Nhóm nghiên cứu mong muốn việc áp dụng những công cụ này sẽ mang lại tính chuyên nghiệp và hiệu quả cao trong việc quản trị nguồn nhân lực hiện nay.

    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:

    Ở nước ta cũng như trên thế giới, trước đây đã có những nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và việc quản lý nguồn nhân lực vào trong quản trị nguồn nhân lực, ở nhiều góc độ và phạm vi khác nhau.

    Tuy nhiên, các công trình trong nước chủ yếu nghiên cứu về nhân cao chất

    lượng nguồn nhân lực nói chung và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Cho đến nay, việc ứng dụng công cụ nghiên cứu về con người như MBTI vào quản trị nguồn nhân lực của các công ty vẫn còn rất mới mẻ trong các đề tài nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ tiếp cận lĩnh vực ứng dụng các công cụ này vào trong quản trị nguồn nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

    3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài

    Nhóm nghiên cứu mong muốn đạt được những kết quả thực tế và có tính ứng dụng cao như: tìm ra được bức tranh toàn cảnh về thực trạng quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam, kháo sát với việc áp dụng các phương pháp phân tích, đánh giá, phát huy khả năng con người (MBTI) của các doanh nghiệp. Từ đó, đưa ra các giải pháp để áp dụng một cách hiệu quả các phương pháp trên vào trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Nhóm nghiên cứu sử dụng những phương pháp nhiên cứu như: phân tích tổng hợp, đánh giá, nghiên cứu các tài liệu hiện có về thực trạng quản trị nguồn nhân lực ở Việt Nam và trên thế giới.
    Ngoài ra, vào tháng 3/2012, nhóm còn khảo sát tình hình thực tế bằng phương pháp điều tra thực tế, thăm dò, bảng hỏi 60 người lao động đến từ 60 doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu cũng áp dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia đến từ những doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ đào tạo và tư vấn hệ thống MBTI.

    5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

    a. Đối tượng nghiên cứu

    Đề tài sẽ nghiên cứu sâu vào việc áp dụng công cụ MBTI vào việc tìm hiểu, phát triển mỗi người. Từ đó giúp phát huy tiềm năng của nguồn nhân lực ở các doanh nghiệp. Cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung nghiên cứu việc áp dụng MBTI trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Từ đó đưa ra phương pháp đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả, phù hợp công cụ này trong hoạt động đào tạo và phát triển tại các doanh nghiệp Việt Nam.

    b. Phạm vi nghiên cứu

    Nghiên cứu sẽ được thực hiện dựa trên những số liệu, báo cáo trên thực tế được lấy từ một số công ty tại Việt Nam thuộc bốn ngành chính: giáo dục – đào tạo, tư vấn, tài chính - ngân hàng và sản xuất - xây dựng – vận tải ở thời điểm khảo sát và tổng hợp thông tin (tháng 3/2012)

    Ngoài ra, nghiên cứu cũng sẽ được mở rộng ra xem xét sự ứng dụng của hệ thống MBTI trong các doanh nghiệp ở Mỹ nhằm có được cái nhìn tổng quan về tình hình ứng dụng hệ thống MBTI ở Mỹ, vốn là nơi bắt nguồn của hệ thống MBTI.

    6. Bố cục đề tài:


    Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân lực và ứng dụng hệ thống phân loại tính cách MBTI trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

    Chương 2: Thực trạng việc áp dụng hệ thống phân loại tính cách MBTI trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

    Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống phân loại tính cách MBTI trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

    • 1.doc
      Kích thước:
      2.5 MB
      Xem:
      2
    • 1.pdf
      Kích thước:
      1.3 MB
      Xem:
      0
Đang tải...