Luận Văn Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt trong kỹ thuật nhuộm

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    BÁO CÁO CÔNG NGHỆ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
    A. ỨNG DỤNG CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT TRONG CÔNG NGHỆ NHUỘM:
    I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CÔNG NGHỆ NHUỘM - HOÀN TẤT:
    1. CÁC LOẠI DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ:
    Toàn bộ các quá trình xử lý để vải mộc trở thành vải thành phẩm được gọi là dây chuyền công nghệ hoàn tất vải. Thuật ngữ công nghệ hoàn tất vải bao gồm các quá trình kỹ thuật sau:
    - Kỹ thuật chuẩn bị.
    - Kỹ thuật nhuộm hoặc in.
    - Kỹ thuật hoàn tất vải.
    Bên cạnh đó người ta còn chia quá trình xử lý từ vải mộc đến vải thành phẩm thành các công đoạn thể hiện tác dụng và chức năng của các thiết bị sử dụng trong công đoạn đó. Theo cách chia này ta có các dây chuyền công nghệ tương ứng với các công đoạn sau:
    - Kiểm tra và phân loại vải mộc.
    - Làm sạch: giặt và giũ hồ; tẩy trắng hóa học; tẩy trắng quang học.
    - Hoàn tất ướt (hoàn tất hóa học): cán vải, tạo nỉ, carbon hóa (cho vải len), giảm trọng hoặc tăng trọng vải, kìm co (phòng co), làm bóng (cho vải cellulose)
    - Nhuộm hoặc in vải, sấy khô.
    - Hoàn tất khô (hoàn tất cơ học): định hình nhiệt, làm mềm vải, cào lông, xén lông, ép vải, cán láng.
    - Một số công đoạn hoàn tất đặc biệt: xử lý chống nhăn, chống thấm nước, chống mốc, chống cháy, chống vi khuẩn, chống tĩnh điện
    2. KỸ THUẬT CHUẨN BỊ:
    Kỹ thuật chuẩn bị vải hay còn gọi là quá trình xử lý hóa học vải nhằm loại bỏ các tạp chất, chất hồ trên vải mộc trước khi tiến hành nhuộm hoặc in. Sau công đoạn xử lý hóa học, vải sẽ có tính ngấm tốt, trắng, mịn, mềm mại và hấp thụ thuốc nhuộm tốt, nhuộm đều màu, không hao hụt thuốc.
    Quá trình xử lý hóa học vải bao gồm các bước cơ bản sau: kiểm tra phân loại vải, đốt đầu xơ, giũ hồ, giặt, tẩy, tăng trắng quang học, làm bóng, ổn định nhiệt
    2.1 Kiểm tra và phân loại vải mộc:
    - Vải mộc từ phân xưởng dệt chuyển qua cần được sắp xếp theo từng loại và thứ tự lô sản phẩm nhập.
    - Không nên để vải mộc tồn đọng trong kho lâu (hàng tuần lễ) nhất là đối với vải dệt trên máy dệt nước vì vải sẽ bị vàng; trong trường hợp phải để vải lâu, cần phải qua công đoạn sấy vải cho khô.
    - Phân chia vải đúng loại: (loại nguyên liệu, khổ vải, mật độ sợi dọc – ngang ), số lượng trước khi xử lý hóa học để quy trình và số lượng cho từng loại vải gia công ở các mẻ gần giống nhau.
    - Kiểm tra lại những chỗ dệt lỗi để sửa chữa hoặc loại bỏ.
    - Kiểm tra và loại bỏ những đầu dây và các vật kim loại khác còn sót lại trên vải để không làm hư hại các trục ép, trục dẫn trên những thiết bị sẽ sử dụng.
    - Tẩy những vết bẩn.
    - Đánh dấu đầu tấm vào các lô vải.
    2.2 Đốt dầu xơ
     Mục đích:
    - Nhằm loại bỏ những lông tơ con, những đầu xơ nằm nhô lên mặt vải
    - Làm cho mặt vải nhẵn – đẹp và thuận lợi trong quá trình nhuộm hoặc in sau này.
     Công dụng: Dùng trong dây chuyền xử lý vải bông, vải viscose xơ ngắn, vải pha.
     Nguyên tắc: Vải được di chuyền nhanh qua ngọn lửa của máy đốt lông với vận tốc cao (150 300m/phút). Quá trình này thường thực hiện trước khi nhuộm, tuy nhiên trong một số trường hợp vải pha người ta có thể thực hiện quá trình đốt lông sau khi nhuộm.
     Hiệu quả: Sau quá trình đốt lông vải sẽ sạch, nhẵn – đẹp hơn; vải khó bắt bụi; vải nhuộm – in sẽ được bền màu hơn, tiết kiệm hóa chất ở các công đoạn sau.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...