Luận Văn Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS để đánh giá biến động diện tích đất lúa tại thành phố Huế giai đ

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN NĂM 2013

    PHẦN 1 MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    2.1. Mục đích, yêu cầu của đề tài
    2.1.1Mục đích
    2.1.2. Yêu cầu
    PHẦN 2
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    2.1. Công nghệ GIS
    2.1.1. Khái niệm về GIS
    2.1.2. Các thành phần của GIS
    2.1.3. Các chức năng của GIS
    2.1.4. Cơ sở dữ liệu của GIS[8],[10]
    2.1.4.1. Cơ sở dữ liệu không gian (Spatial database)
    2.1.4.2. Cơ sở dữ liệu thuộc tính( Attribute database)
    2.1.4.3. Mối quan hệ giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính
    2.2.Hệ thống viễn thám và ảnh viễn thám
    2.2.1.Hệ thống viễn thám
    2.2.1.1. Khái niệm
    2.2.1.2. Phân loại
    2.2.2. Ảnh viễn thám
    2.2.2.1 Khái niêm
    2.2.2.2. Phân loại ảnh viễn thám
    2.2.2.3. Cơ sở thu nhận ảnh viễn thám
    2.2.2.4. Nguyên tắc xử lý ảnh viễn thám
    2.2.2.4. Nguyên tắc xử lý ảnh viễn thám
    2.2.2.5. Giới thiệu một số ảnh viễn thám
    2.2.3. Ứng dụng ảnh viễn thám trên Thế giới và ở Việt Nam
    2.3. Giới thiệu phần mềm Envi (Environment for Visualyzing Images)[15]
    2.3.1.Tổng quan về phần mềm Envi
    2.3.2.Các chức năng cơ bản của phần mềm ENVI
    2.4. Giới thiệu phần mềm Mapinfo
    2.4.1. Khái niệm
    2.4.2. Tổ chức thông tin bản đồ trong Mapinfo
    2.4.3. Các ứng dụng trong phần mềm Mapinfor
    2.4.3.1. Thành lập bản đồ
    2.4.3.2. Thành lập bản đồ chuyên đề
    2.4.3.3. Kết nối, chuyển đổi dữ liệu qua lại với các phần mềm khác
    2.4.3.4. Tra cứu thông tin
    2.5. Đất lúa
    2.5.1. Khái niệm
    2.5.2. Phân loại
    PHẦN 3
    ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.3. Nội dung nghiên cứu
    3.4. Phương pháp nghiên cứu
    PHẦN 4
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
    4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành Phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên
    4.1.1.1. Vị trí địa lý
    4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
    4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết
    4.1.1.4. Thủy văn
    4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
    4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
    4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
    4.1.2.2. Điều kiện xã hội
    4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường
    4.1.3.1. Thuận lợi
    4.1.3.2. Khó khăn
    4.2.Hiện trạng sử dụng đất
    4.2.1.Hiện trạng sử dụng đất của thành phố Huế
    4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất lúa của thành phố Huế
    4.2.2.2 Xu hướng biến động của quỹ đất lúa
    4.3. Xây dựng bản đồ biến động đât lúa bằng viễn thám và GIS
    4.3.1.Hiện trạng nguồn dữ liệu
    4.3.2. Xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2002 từ viễn thám và GIS
    4.3.2.1. Nắn ảnh
    4.3.2.2.Cắt ảnh theo khu vực nghiên cứu
    4.3.2.3. Phân loại ảnh
    4.3.3.4 Kỹ thuật sau phân loại
    4.3.3.5. Thành lập bản đồ hện trạng sử dụng đất năm 2005 và năm 2012
    4.4. Bản đồ đất lúa, bản đồbiến động đất lúa bằng viễn thám và GIS
    4.4.1. Bản đồ đất lúa
    4.5.2.Đánh giá biến động đất lúa bằng viễn thám và GIS
    4.5.2.1. Bản đồ biến động đất lúa[5]
    4.5.2.2.Đánh giá biến động
    4.6 . Đề xuất hướng sử dụng đất lúa
    4.6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng sử dụng đất lúa trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian tới
    4.6.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế
    4.6.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội thành phố Huế
    4.6.1.3. Diện tích đất nông nghiệp phân bổ cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế
    4.6.1.4. Định hướng nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp thành phố Huế giai đoạn 2013– 2020
    4.6.2. Định hướng sử dụng đất lúa trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian tới
    PHẦN 5
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1. Kết luận
    5.2. Kiến nghị

    PHẦN 1 MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt của mỗi quốc gia. Nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trong xã hội hiện nay dưới sức ép của gia tăng dân số thì đất đai đã trở thành vấn đề sống còn của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và việc xác định biến động đất đai càng trở nên cấp thiết nhằm sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả.
    Công nghệ viễn thám, một trong những thành tựu khoa học vũ trụ đã đạt đến trình độ cao và trở thành kỹ thuật phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.Đặc biệt là ứng dụng có hiệu quả công nghệ viễn thám vào điều tra, nghiên cứu, khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên đất. Với khả năng cung cấp thông tin đa dạng và cập nhật của công nghệ viễn thám, khả năng tích hợp, phân tích thông tin của GIS kết hợp với phương pháp truyền thống thì việc nghiên cứu thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ biến động sử dụng đất sẽ đạt hiệu quả cao hơn [9].
    Ở nước ta hiện nay, việc quản lý biến đổi tài nguyên, cũng như mục đích sử dụng tài nguyên đang là nhu cầu cần thiết. Sự phát triển của đất nước, nhu cầu của xã hội này càng cao đó là những nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi mục đích sử dụng các tài nguyên không hợp lý, trong đó tài nguyên đất sử dụng trồng lúa có ý nghĩa rất quan trọng đặc biệt với Việt Nam là nước có nền kinh tế nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay diện tích đất sử dụng vào trồng lúa đang có những biến động theo chiều hướng giảm dần, làm ảnh hưởng đến vấn đề an ninh lương thực. Vì vậy việc quản lý và giám sát biến động diện tích đất trồng lúa là rất cần thiết.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tế cũng như tính cấp bách của việc xác định biến động đất lúa trên địa bàn thành phố Huế, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, cùng sự giúp đỡ và hướng dẫn củathầy giáo ThS. Phạm Gia Tùng, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài:“Ứng dụngcông nghệ viễn thám và GIS để đánh giá biến động diện tích đất lúa tại thành phố Huế giai đoạn 2005-2012”.
    1.1. Mục đích, yêu cầu của đề tài
    1.1.1. Mục đích

    - Củng cố nâng cao kiến thức chuyên môn.
    - Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005, 2012 dựa trên tư liệu ảnh viễn thám tại thời điểm năm 2005, 2012.
    - Thành lập bản đồ biến động đất lúa giai đoạn 2005 - 2012.
    - Đánh giá tình hình biến động đất lúa trong quá trình đô thị hóa giai đoạn 2005 -2012.
    1.1.2. Yêu cầu
    - Số liệu đưa ra phải đảm bảo độ tin cậy.
    - Ảnh viễn thám với độ phân giải thích hợp cho công tác xử lý giải đoán ảnh. Thời điểm ảnh được chụp không quá một năm so với thời điểm thành lập bản đồ.
    - Biết sử dụng thành thạo phần mềm xử lý và giải đoán ảnh viễn thám; phần mềm Mapinfo.
    - Nắm vững kiến thức chuyên môn có liên quan. Đồng thời tìm hiểu kỹ quy trình, quy phạm thành lập bản đồ nói chung và bản đồ hiện trạng sử dụng đất nói riêng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...