Tiểu Luận ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy trong nhà trường

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ Đặt vấn đề
    1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm

    Chỉ thị 29/2001/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu rõ : “Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.
    Công nghệ thông tin (CNTT) đang ngày càng chiếm một vị thế quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, có thể nói không có một hoạt động nào trong xã hội hiện đại tách rời CNTT. Trong xu thế hội nhập toàn diện, khi nước ta chính thức trở thành thành viên WTO càng đòi hỏi đẩy mạnh phát triển CNTT để cập nhật, khai thác, ứng dụng những thành tựu tri thức của nhân loại đồng thời là cánh cửa chào đón bạn bè Quốc tế đến Việt Nam.
    Trong những năm gần đây, đất nước ta đã có những bước nhảy vọt về mặt phát triển kinh tế xã hội, chính điều đó đã là động lực thúc đẩy nền khoa học kĩ thuật nói chung và ngành công nghệ thông tin nói riêng phát triển mạnh mẽ và đã trở thành một phần quan trọng trong hầu hết các ngành nghề khác. Đặc biệt đối với ngành giáo dục, việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy và học tập đã trở thành vấn đề cần được quan tâm. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ chuẩn bị cho xã hội đội ngũ lao động kế cận có chất lượng cao thì nhất thiết phải có những đổi mới sâu sắc và phù hợp để nâng cao không ngừng chất lượng giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu mới.
    Sự phát triển kinh tế - xã hội dẫn đến sự thay đổi về chất của người học. Những kết quả nghiên cứu tâm - sinh lí học sinh và điều tra xã hội học gần đây trên thế giới cũng như ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm - sinh lý. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, trong bối cảnh hội nhập mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin đa dạng, phong phú nhiều mặt của cuộc sống, có nhiều hiểu biết hơn, linh hoạt hơn và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi cách đây mấy chục năm. Trong học tập, học sinh không chỉ chấp nhận các giải pháp đã có sẵn đưa ra. Một trong các biểu hiện đáng chú ý là sự ưa thích được tự nghiên cứu tài liệu học tập, thích đưa ra những câu hỏi về nguyên nhân các hiện tương, đề xuất tranh luận về các quan điểm khác nhau.
    Nghị quyết hội nghị TW lần thứ 2 Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ; "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy của người học, từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến, hiện đại và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học ".
    Đối với ngành giáo dục, Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức  dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Việc vận dụng CNTT vào quá trình quản lý và giảng dạy đã đem lại một hiệu quả thật tích cực: Thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác, việc quản lý nhân sự, chuyên môn nhẹ nhàng và khoa học. Chính vì vậy ngành Giáo dục và Đào tạo cần phải đẩy mạnh nhanh chóng hội nhập, phát triển ứng dụng CNTT không chỉ để bắt kịp sự phát triển của thế giới mà còn có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển  của đất nước trong tiến trình hội nhập toàn cầu. Hoà nhập với xu thế chung của thời đại, nhằm thúc đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập, thực hiện tốt mục tiêu, từ năm học 2009 - 2010, trường TH&THCS Hùng Vương đã áp dụng những ứng dụng của công nghệ thông tin vào quá trình quản lý và giảng dạy nhằm đổi mới quá trình quản lý và phương pháp dạy học.
    Xuất phát từ những yêu cầu khách quan và tính cấp thiết của việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học ở nhà trường phổ thông, tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy trong nhà trường”.
    * Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu: Trường TH&THCS Hùng Vương, huyện CưMgar, tỉnh Đaklak.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...