Thạc Sĩ Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/1/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ứng dụng CNTT vào hoạt động tiếp công dân 2
    MỤC LỤC

    PHẦN MỞ ĐẦU 5
    1. Tính cấp thiết của đề tài .5
    2. Tình hình nghiên cứu .6
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .6
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .7
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8
    6. Những đóng góp mới của đề tài 8
    7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .8
    8. Bố cục của đề tài 8
    Chương 1 10
    MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG .10
    1.1. Tiếp công dân .10
    1.2. Công nghệ thông tin 17
    1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân .21
    1.3.1. Vì sao lại phải ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân 21
    1.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào tiếp dân như thế nào .22
    Chương 2 24
    THỰC TRẠNG VỀ TIẾP CÔNG DÂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
    THÔNG TIN VÀO HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN .24
    TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 24
    2.1. Khuôn khổ pháp lý và chính sách .24
    2.1.1. Một số văn kiện của Đảng về công tác tiếp công dân 24
    2.1.2. Các văn bản pháp quy có liên quan đến công tác tiếp dân 26
    2.2. Tình hình tiếp công dân ở nước ta trong thời gian qua 28
    2.2.1. Tình hình tiếp công dân tại địa phương .28
    2.2.1.1. Tiếp công dân tại xã, phường, thị trấn .28
    2.2.1.2. Tiếp công dân tại quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và sở, ngành .28
    2.2.1.3. Tiếp công dân tại tỉnh, thành phố trực thuộc TW 30
    2.2.2. Tình hình tiếp công dân tại Trung ương 52
    2.2.2.1.1. Tổ chức bộ máy tiếp công dân ở Bộ, ngành .52
    2.2.2.1.2.Thành phần tham gia tiếp dân định kỳ 53
    2.2.2.1.3. Thời gian tiếp dân định kỳ .53
    2.2.2.1.4.Chính sách cho người làm công tác tiếp dân .53
    2.2.2.1.5. Quy định riêng của Bộ, ngành trong tiếp dân .53 Đề tài khoa học cấp Bộ
    Ứng dụng CNTT vào hoạt động tiếp công dân 3
    2.2.2.1.6. Quy trình tiếp dân 53
    2.2.2.1.7. Số lượt tiếp dân hàng năm 54
    2.2.2.1.8. Hạ tầng công nghệ thông tin tại trụ sở tiếp dân .54
    2.2.2.1.9. Tổng hợp thông tin báo báo về tiếp dân .54
    2.2.2.1.10. Văn bản pháp quy .54
    2.2.2.1.11. Cán bộ tiếp dân thường cập nhật thông tin từ đâu ? .55
    2.2.2.1.12. Người dân sẽ tìm các thông tin liên quan đến kết quả ở đâu 55
    2.2.2.1.13.Trụ sở tiếp dân có thiết bị, sách, mẫu biểu sau không? .55
    2.2.2.1.14. Số lượng cán bộ tiếp dân 55
    2.2.2.1.15. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tiếp dân 55
    2.2.2.1.16. Trình độ chuyên môn phân theo ngành nghề đào tạo .56
    2.2.2.1.17.Trình độ chuyên môn phân theo loại hình đào tạo 56
    2.2.2.1.18. Lý luận chính trị .56
    2.2.2.1.19. Quản lý hành chính nhà nước .56
    2.2.2.1.20. Trình độ ngoại ngữ .56
    2.2.2.1.21. Trình độ Tin học .56
    2.2.2.1.22. Đào tạo bồi dưỡng về công tác tiếp dân .56
    2.2.2.1.23. Phẩm chất nào là quan trọng đối với người làm công tác tiếp dân .57
    2.2.2.1.24. Đề xuất, kiến nghị 58
    2.2.2.3. Tình hình xử lý đơn thư tại Thanh tra Chính phủ từ năm 2000 - 2006 .62
    2.2.2.3.1. Năm 2000 .62
    2.2.2.3.2. Năm 2001 .62
    2.2.2.3.3. Năm 2002 .63
    2.2.2.3.4. Năm 2003 .63
    2.2.2.3.5. Năm 2004 .64
    2.2.2.3.6. Năm 2005 .64
    2.2.2.3.7. Năm 2006 .65
    2.2.2.4. Điều tra xã hội học về hệ thống tiếp dân qua những người đi khiếu kiện .65
    Chương 3 72
    ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
    VÀO HOẠT ĐỘNG TIẾP CÔNG DÂN TRONG THỜI GIAN TỚI Ở
    NƯỚC TA .72
    3.1. Những quan điểm định hướng 72
    3.2. Những giải pháp cơ bản để ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng
    cao hiệu quả hoạt động tiếp công dân ở nước ta trong thời gian tới .72
    3.2.1. Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin 72
    3.2.1.1. Xây dựng phần mềm quản lý tiếp công dân dành cho cấp quận huyện, sở ngành và xã phường
    .72
    3.2.1.2. Xây dựng phần mềm quản lý tiếp công dân dành cho cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
    ương và bộ, ngành 73
    3.2.1.3. Xây dựng phần mềm quản lý tiếp công dân dành cho Trụ sở tiếp công dân của Trung ương
    Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 74
    3.2.1.4. Xây dựng cổng thông tin tiếp công dân đặt trên cổng thông tin của Thanh tra Chính phủ 75
    3.2.1.5. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ công tác tiếp công dân 75
    3.2.1.6. Xây dựng quy chế sử dụng phần mềm, cơ sở dữ liệu và hệ thống mạng phục vụ công tác tiếp
    công dân .76
    3.2.1.7. Đào tạo tin học cho cán bộ tiếp công dân 76
    3.2.2. Các giải pháp khác .77
    3.2.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống pháp luật 77
    3.2.2.1. 1.Ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật mới 77 Đề tài khoa học cấp Bộ
    Ứng dụng CNTT vào hoạt động tiếp công dân 4
    3.2.2.1.2.Rà soát, bổ sung, sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại tố
    cáo hiện nay còn bất cập, mâu thuẫn, lạc hậu và các văn bản trong các lĩnh vực dễ nảy sinh khiếu kiện
    .78
    3.2.2. 2.Nhóm giải pháp về hoàn thiện mô hình tiếp công dân 78
    3.2.2.2.1.Thống nhất quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân theo mô hình “ một cửa” 78
    3.2.2.2.2. Thống nhất mô hình tiếp công dân .79
    3.2.2. 3.Nhóm giải pháp về công tác tổ chức và cán bộ tiếp công dân 81
    3.2.2. 3.1. Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tiếp công dân .81
    3.2.2.3.2.Quy định cụ thể trách nhiệm các cá nhân tham gia hoạt động tiếp công dân 81
    3.2.2. 3.3. Thu hút cán bộ có tâm có tài tham gia hoạt động tiếp công dân 82
    3.2.2. 3.4. Cải cách hành chính, thủ tục hành chính .83
    3.2.2. 3.5. Đổi mới trong chuẩn bị để tiếp công dân 83
    3.2.2. 3.6.Đổi mới trong tổ chức thực hiện tiếp công dân .84
    3.2.2.5. Chuẩn hoá quy trình tiếp dân, trước hết là thực hiện tiêu chuẩn ISO 9000 : 2001 .84
    3.2.2.6. Nâng cao chất lượng xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo và tiếp nhận xử lý phản ánh kiến nghị .84
    3.2.2.7. Công khai kết quả và tiến trình, tiến độ tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo,
    xử lý sau thanh tra xét khiếu tố 85
    3.2.2.8. Kiểm tra, giám sát, khen thưởng, xử phạt .85
    3.2.2.9. Xử lý nghiêm minh những người lợi dụng .87
    3.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân .87
    3.3.1. Phần cứng 87
    3.3.1.1. Tại Thanh tra Chính phủ .88
    3.3.1.2. Tại Thanh tra các tỉnh, thành, bộ, ngành .88
    3.3.1.3. Tại Thanh tra các sở ngành, quận huyện .88
    3.3.2. Phần mềm 88
    3.3.2.1. Phần mềm tiếp dân dành cho máy đơn 88
    3.3.2.2. Phần mềm tiếp dân hoạt động trên mạng 88
    3.3.2.3. Phần mềm xử lý đơn thư .89
    3.3.2.4. Phần mềm quản lý vụ việc 89
    3.3.2.5. Cổng thông tin tiếp dân .89
    3.3.2.6. Xây dựng công cụ phân tích và tổng hợp 89
    3.3.3. Đào tạo ứng dụng tin học cho người làm công tác tiếp dân .90
    3.3.3.1. Đào tạo cơ bản .90
    3.3.3.2. Đào tạo ứng dụng 90
    3.3.3.3. Đào tạo cập nhật 90
    3.3.4. Chuẩn hoá quy trình .90
    3.3.4.1. Chuẩn hoá quy trình tiếp dân 90
    3.3.4.2. ISO cho tiếp dân 90
    3.3.5. Một số thiết bị phần cứng khác 90
    3.3.5.1 Hệ thống camera giám sát 90
    3.3.5.2 Hệ thống đọc mã vạch 91
    3.3.5.3 Màn hình hiển thị .91
    3.3.5.4 Hệ thống trả lời tự động .91
    3.3.5.5. Đề xuất lựa chọn giải pháp phần cứng 92
    KẾT LUẬN .93
    PHỤ LỤC 95
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .2

    Đề tài khoa học cấp Bộ
    Ứng dụng CNTT vào hoạt động tiếp công dân 5
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tiếp công dân và giải quyết công việc của dân là trách nhiệm của các cơ
    quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội. Điều 3 Hiến pháp 1992 quy định: Nhà
    nước phải bảo đảm và không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của nhân
    dân, nghiêm trị mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, xây
    dựng đất nước giàu mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống
    ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
    Quyền khiếu nại, tố cáo liên quan chặt chẽ với các quyền và nghĩa vụ cơ
    bản khác của công dân, là quyền dân chủ trực tiếp, là một nội dung quan trọng
    của chế định dân chủ XHCN để công dân thông qua đó tích cực tham gia vào
    việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
    Trong thời gian qua, công tác tiếp công dân đã đạt được những thành tích
    đáng kể. Thông qua tiếp công dân, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo đã được giải
    quyết, nhiều phản ánh, kiến nghị của công dân đã được các cơ quan nhà nước có
    thẩm quyền xem xét. Việc tiếp công dân đã đáp ứng được phần lớn yêu cầu của
    người dân, hướng tới nhà nước của dân, do dân và vì dân
    Tuy nhiên, công tác tiếp công dân trong thời gian qua vẫn còn có nhiều
    hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tiếp công dân. Sự
    yếu kém bất cập thể hiện trên nhiều mặt: tổ chức bộ máy; quy trình, quy định;
    công tác cán bộ; đào tạo bồi dưỡng; chế độ chính sách; cơ sở vật chất, và đặc
    biệt là hầu như chưa ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin vào hoạt
    động tiếp công dân.
    Công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, càng ngày càng có nhiều ứng
    dụng thực tế phong phú hiệu quả. Ứng dụng những thành tựu mới nhất của công
    nghệ thông tin để đổi mới hoạt động tiếp công dân gắn chặt với xử lý đơn thư, Đề tài khoa học cấp Bộ
    Ứng dụng CNTT vào hoạt động tiếp công dân 6
    giải quyết khiếu nại tố cáo theo hướng hiện đại hoá là một giải pháp đột phá
    quan trọng nhằm tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc và khắc phục nhiều hạn chế
    trong công tác tiếp công dân hiện nay.
    Đề tài nhằm phân tích kỹ lưỡng, chi tiết thực trạng và khả năng ứng dụng
    công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân ở nước ta và đề xuất hệ thống
    những giải pháp cụ thể, đồng bộ về ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới hoạt
    động tiếp công dân trong thời gian tới để nâng cao hiệu quả của công tác tiếp dân là
    một vấn đề cấp thiết và mang tính thời sự hiện nay ở nước ta.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Từ trước đến nay đã có nhiều công trình, tài liệu nghiên cứu về tiếp công
    dân. Nhìn chung các công trình, tài liệu mà chúng tôi tìm kiếm được chưa đi sâu
    nghiên cứu một cách hệ thống, cặn kẽ, chi tiết, tỷ mỉ về tiếp công dân nói chung
    và ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới hoạt động tiếp công dân nói riêng.
    Mặt khác, đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới nhanh chóng, thế giới có
    nhiều thành tựu mới của công nghệ thông tin có thể ứng dụng vào thực tế ở
    nước ta, vì vậy các vấn đề về tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn hoá quy trình ( chẳng
    hạn tiêu chuẩn ISO ), chế độ chính sách, công tác đào tạo và đặc biệt là ứng dụng
    công nghệ thông tin, để nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân đã có
    những tiếp cận mới, cần được cập nhật. Việc phân tích cập nhật tình hình mới về
    tiếp công dân và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân là
    một công việc nghiên cứu có ý nghĩa.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích :
    Làm rõ những vấn đề đang đặt ra trong hoạt động tiếp công dân và khả
    năng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân để từ đó đưa ra
    những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp công dân ở Việt Nam
    trên nền tảng ứng dụng các thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin. Đề tài khoa học cấp Bộ
    Ứng dụng CNTT vào hoạt động tiếp công dân 7
    Nhiệm vụ:
    + Hệ thống hoá một số khía cạnh lý luận cơ bản về tiếp công dân, công
    nghệ thông tin và mối quan hệ.
    + Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
    động tiếp công dân ở nước ta trong những năm gần đây và đưa ra các đánh giá,
    nhận xét cần thiết, chỉ rõ những vấn đề đang đặt ra trong hoạt động tiếp công dân
    và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề đang đặt ra.
    Tuy nhiên để việc ứng dụng công nghệ thông tin có cơ sở khoa học và nhằm giải
    quyết những vấn đề cụ thể do thực tiễn đặt ra, đề tài có khảo sát đánh giá một số
    vấn đề liên quan đến thực trạng tiếp công dân nói chung. Số liệu sẽ được nghiên
    cứu từ 4 cách tiếp cận chủ yếu: từ khảo sát trong hệ thống các cơ quan tiếp dân,
    từ số liệu được trích xuất tại cơ sở dữ liệu trên trung tâm tích hợp dữ liệu của
    Thanh tra Chính phủ, từ điều tra xã hội học và từ diễn đàn thảo luận lấy ý kiến
    trên Web site của Thanh tra Chính phủ. Xây dựng hệ thống bảng hỏi để điều tra
    xã hội học từ người dân đi khiếu kiện và diễn đàn hiến kế tiếp công dân trên
    mạng của Thanh tra Chính phủ. Tuỳ theo tình hình thực tiễn có thể khảo sát hoặc
    chưa khảo sát.
    + Đề xuất hệ thống giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin nằm trong hệ
    thống giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tiếp công dân ở
    Việt Nam hiện nay.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    + Hoạt động tiếp công dân và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
    động tiếp công dân ở Việt Nam trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm
    2000 đến nay.
    + Hoạt động tiếp công dân được xem xét dưới góc độ tổ chức bộ máy,
    chuẩn hoá quy trình, để từ đó ứng dụng công nghệ thông tin mà không đi sâu
    vào nghiên cứu các nghiệp vụ chuyên sâu về tiếp công dân. Đề tài khoa học cấp Bộ
    Ứng dụng CNTT vào hoạt động tiếp công dân 8
    + Về mặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động tiếp công dân và
    ứng dụng công nghệ thông tin vào tiếp công dân từ năm 2000 đến nay, đặc biệt
    là trong tình hình hiện nay.
    5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
    + Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Duy vật biện
    chứng và Chủ nghĩa Duy vật lịch sử, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước
    ta, các chính sách về tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo.
    + Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, .
    6. Những đóng góp mới của đề tài
    + Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp
    công dân ở nước ta trong những năm qua, chỉ rõ những hạn chế trong hoạt động
    tiếp công dân có khả năng giải quyết được bằng việc ứng dụng công nghệ thông
    tin.
    + Đề xuất nhóm các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ
    thống các giải pháp đổi mới hoạt động tiếp công dân nhằm nâng cao hiệu quả
    hoạt động tiếp công dân ở nước ta trong những năm tới đây.
    7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
    Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách về
    tiếp công dân, các tổ chức và cá nhân tham gia vào hoạt động tiếp công dân ở
    nước ta.
    8. Bố cục của đề tài
    Chương 1
    Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tiếp công dân
    Chương 2
    Thực trạng tiếp công dân và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt
    động tiếp công dân trong những năm qua
    Chương 3 Đề tài khoa học cấp Bộ
    Ứng dụng CNTT vào hoạt động tiếp công dân 9
    Định hướng và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
    tiếp công dân trong thời gian tới ở nước ta
    Kết luận
    Phụ lục
    Tài liệu tham khảo
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...