Tiểu Luận ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn âm nhạc ở trường tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
    Âm nhạc từ xa xưa đã đi vào cuộc sống con người bằng một đặc thù riêng của nó, con người tan gay từ lúc sinh ra đã tiếp xúc ngay với Âm nhạc bằng tiếng ru à ơi của mẹ, nhiều nghiên cứu gần đây khẳng định rằng Âm nhạc tác động đến con người ngay từ lúc chúng ta còn nằm trong bụng mẹ. Trong suốt chặng đường đời của mỗi con người Âm nhạc luôn là người bạn thân thiết, những bài học đạo đức về đạo làm con cháu, đạo làm người do bộ môn Âm nhạc chuyển tạo bằng một cách riêng biệt mà không môn học nào có thể chuyển tạo được. Đó là bài học có tác dụng hiệu quả nhất trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách con người.
    Trong những năm gần đây việc giáo dục thẩm mĩ, thị hiếu Âm nhạc cho học sinh được Bộ giáo dục đặc biệt quan tâm bởi vì Âm nhạc là loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Ở trường phổ thong mục tiêu của môn học Âm nhạc là thông qua việc giảng dạy một số vấn đề sơ giản về nghệ thuật âm nhạc nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo nên một “trình độ văn hóa âm nhạc” nhất định, từ đó góp phần đào tạo có chất lượng những lớp người có ích cho xã hội.
    Âm nhạc là bộ môn dùng nghệ thuật âm thanh và nhịp điệu để diễn tả tư tưởng tình cảm của con người, nó xuất hiện từ lâu đời và gắn bó mật thiết với con người từ lúc lọt lòng mẹ cho đến hết cuộc đời. Âm nhạc có tính truyền cảm trực tiếp bao gồm cả âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ. Loài người đã sử dụng âm nhạc như một phương tiện để làm cho đời sống tinh thần thêm phong phú, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Âm nhạc đem đến cho con người những khoái cảm thẩm mĩ, khả năng truyền bá của âm nhạc hết sức rộng lớn.
    Âm nhạc là bộ môn năng khiếu giúp học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ hơn sau những giờ học căng thẳng, từ đó thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ trong lớp trong trường thêm vui tươi lành mạnh và thân thiện hơn.
    Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây, sự bùng nổ về ứng dụng công nhệ thông tin trên toàn cầu trong mọi phương diện đã trở nên rất phổ biến và không thể thiếu trên mọi lĩnh vực công việc.
    Ở Việt Nam nói chung và ngành giáo dục nói riêng việc sử dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ cập và mang tính thường nhật. Với việc giáo dục bộ môn Âm nhạc trong nhà trường phổ thông cũng như vậy, trong mỗi tiết học âm nhạc giờ đây để thoát khỏi cách dạy chay hoặc có chăng chỉ là một vài đồ dùng lạc hậu, tính trực quan và thẩm mĩ thấp, người giáo viên có thể khai thác và sử dụng công nghệ thông tin như một công cụ hữu ích để việc giảng dạy âm nhạc trở lên hấp dẫn và mang tích chuyên nghiệp hơn. Mọi thông tin, tài liệu hỗ trợ cho công việc giảng dạy âm nhạc có thể khai thác được trên mạng Internet, các bài dạy đều có thể thiết kế trên máy tính để trong giờ dạy người giáo viên sẽ không còn phải đưa những giáo cụ cũ mòn hay những bức tranh minh họa tĩnh lặng với tính minh họa không cao, hay những bản nhạc với chất lượng thu thanh kém cho học sinh nghe
    Vì vậy nhằm phát huy tính tích cực của công nghệ thông tin trong việc giảng dạy môn Âm nhạc, đặc biệt là trong các tiết học âm nhạc thường thức như: Giới thiệu nhạc sĩ nổi tiếng thế giới; Nghe nhạc; giới thiệu nhạc cụ dân tộc; giới thiệu nhạc cụ nước ngoài; tập đọc nhạc người giáo viên có thể thiết kế bài giảng với các phần mềm hỗ trợ trên máy tính như: PowerPoit, Violet (Phần mềm thiết kế các dạng trình chiếu), Encore 4.5 (Phần mềm chép và soạn nhạc), Internet (Mạng toàn cầu khai thác tất cả các thông tin cần có)
    Qua việc giảng dạy môn âm nhạc tôi đã so sánh giờ học không sử dụng
    công nghệ thông tin và giờ học có sử dụng công nghệ thông tin thực tế đã chứng minh là chất lượng các giờ học âm nhạc có sử dụng công nghệ thông tin đều đem
    lại kết quả rất cao. Sự hứng thú trong học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét, người giáo viên có nhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho học sinh Các dẫn chứng , minh họa chính xác và hiệu quả hơn đó là học sinh cũng đã một phần nào được giáo dục về thẩm mỹ, thái độ cảm thụ và thưởng thức âm nhạc.
    II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
    Căn cứ vào cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc dạy học môn Âm nhạc có ứng dụng công nghệ thông tin ở trường tiểu học
    Đề ra một số biện pháp về áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường phổ thông.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...