Báo Cáo ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị dây chuyền cung ứng trong các doanh nghiệp sản xu

Thảo luận trong 'Công Nghệ Thông Tin' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt: Đối với các doanh nghiệp sản xuất, việc xây dựng được một kênh thông suốt giữa ​

    nhà cung ứng và khách hàng, tạo ra một quy trình tối ưu để tiến hành các hoạt động sản xuất, ​

    giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí, tǎng thị phần và giành được sự ủng hộ của khách ​

    hàng. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất là cải tiến ​

    dây chuyền cung ứng. ​ ​

    Áp dụng tin học vào quản trị dây chuyền cung ứng sẽ hỗ trợ quản lý các quá trình hoạt động ​

    của doanh nghiệp bao gồm các công đoạn từ nhập nguyên liệu đầu vào cho đến đưa ra sản ​

    phẩm đầu ra, quản lý các hoạt động sản xuất, lập kế hoạch sản xuất, dự báo thị trường, và ​

    quản lý giao dịch với khách hàng. ​ ​

    Bài báo này sẽ giới thiệu tổng quan về dây chuyền cung ứng và quản trị dây chuyền cung ứng ​

    trong các doanh nghiệp sản xuất (không đề cập tới doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ​

    kinh doanh dịch vụ). Đồng thời bài báo cũng giới thiệu lợi ích và giải pháp áp dụng tin học ​

    vào quản trị dây chuyền cung ứng trong các doanh nghiệp sản xuất. ​

    1. Giới thiệu chung

    Dây chuyền cung ứng ​

    Chiến lược quan trọng nhất của một doanh nghiệp là tạo được một kênh thông suốt giữa các ​

    nhà cung ứng và khách hàng của họ, xoá bỏ những nhân tố cản trở tới khả nǎng sinh lời. Bất ​

    kể doanh nghiệp đang kinh doanh trong lĩnh vực nào, xây dựng một con đường bằng phẳng để ​

    tiến hành các hoạt động trong kinh doanh luôn giúp giảm được chi phí, tǎng thị phần và giành ​

    được đông đảo khách hàng. Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động ​

    kinh doanh hơn là tối ưu hoá cả nhu cầu và dây chuyền cung ứng, cho phép sự phối hợp quá ​

    trình kinh doanh và chia sẻ dữ liệu, không chỉ trong nội bộ mà còn giữa các nhà cung ứng, ​

    nhà sản xuất và nhà phân phối. ​

    Quản trị dây chuyền cung ứng là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học, nhằm cải thiện ​

    phương thức tìm nguồn cung cấp nguyên vật liệu, phương thức sản xuất sản phẩm, dịch vụ và ​

    cuối cùng là chuyển sản phẩm, dịch vụ hoàn thành đến khách hàng. Mục tiêu chính của quản ​

    trị dây chuyền cung ứng nhằm đơn giản hoá quy trình cung ứng để tăng lợi nhuận kinh doanh. ​

    Để đạt được điều này, các doanh nghiệp phải nắm được toàn bộ phí tổn, cải tiến chất lượng và ​

    tăng tối đa dịch vụ khách hàng. ​

    Cấu trúc của dây chuyền cung ứng ​

    Cấu trúc dây chuyền cung ứng sản phẩm bao gồm tối thiểu: nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản ​

    xuất và khách hàng. Luồng nguyên liệu được chuyển theo chiều từ nhà cung cấp tới khách ​

    hàng trong khi các luồng thông tin và lợi nhuận tài chính lại chuyển theo chiều ngược lại, từ ​

    khách hàng tới nhà cung cấp cuối cùng. ​

    Nhà cung cấp (Supplier): các doanh nghiệp có các sản phẩm, dịch vụ là nguyên liệu đầu vào ​

    cho quá trình sản xuất và kinh doanh được gọi là nhà cung cấp. Thông thường nhà cung cấp ​

    thường được hiểu là cung cấp nguyên liệu trực tiếp cho quá trình sản xuất như vật liệu thô, ​

    các chi tiết của sản phẩm, bán thành phẩm ​

    Đơn vị sản xuất (Manufacturing): đơn vị sản xuất là nơi sử dụng các nguyên liệu, dịch vụ đầu ​

    vào và áp dụng các quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng. ​ ​ ​

    HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
    HỘI NGHỊ KHOA HỌC LẦN THƯ VI [​IMG][​IMG]

    ​ ​ ​

    LĨNH VỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ​

    Khách hàng (Customer): khách hàng là người sử dụng, mua sản phẩm của doanh nghiệp. ​

    Người sử dụng trực tiếp hoặc là các nhà nhà phân phối sản phẩm, đại lý đều được coi là khách ​

    hàng của doanh nghiệp. ​

    Thành phần của dây chuyền cung ứng ​

    Dây chuyền cung ứng được cấu thành từ 5 thành phần cơ bản. Các thành phần này thực chất ​

    là các nhóm chức năng khác nhau, nằm rải rác trong dây chuyền cung ứng. ​

    Sản xuất (Production): sản suất là khả năng của dây chuyền cung ứng để sản xuất và lưu trữ ​

    sản phẩm. Các phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần ​

    này ​

    Tồn kho (Inventory): trong tất cả các công đoạn của dây chuyền cung ứng đều cần thiết phải ​

    có quản lý tồn kho, khả năng dự trữ các sản phẩm, nguyên liệu, các sản phẩm trung gian. ​

    Định vị (Location): đây là thành phần xác định vị trí hoạt động sản xuất, phân phối sản phẩm ​

    của dây chuyền cung ứng. Địa bàn hoạt động là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới giá ​

    thành và thời gian hoàn thành sản phẩm. ​

    Vận chuyển (Transportation): thành phần đảm nhận công việc vận chuyển nguyên vật liệu ​

    cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng giữa sự đáp ​

    ứng nhu cầu và hiệu quả biểu thị trong việc lựa chọn phương thức vận chuyển. ​

    Thông tin (Infomation): các nhà quản lý, điều hành dây chuyền cung ứng sản phẩm tham ​

    chiếu thành phần này để đưa ra kế hoạch và quyết định cho các thành phần còn lại. Thành ​

    phần này kết nối tới tất cả các hoạt động, các lĩnh vực trong dây chuyền cung ứng. ​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...