MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ những năm cuối của thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, công nghệ thông tin(CNTT) đã thâm nhập sâu vào nhiều lĩnh vực khoa học, đời sống, làm thay đổi căn bản, sâu sắc và đặc biệt đã thúc đẩy sự phát triển của khoa học (nói chung) vàkhoa học Địa lí (nói riêng) lên mộtbước mới. Đối tượng nghiên cứu của khoa học Địa lí là các vấn đề tự nhiên và kinh tế- xã hội (KT-XH) vì vậy những kiến thức của khoa học này luôn luôn được tăng lên hàng ngày, hàng giờ và nếu không bắt kịp sự biến đổi đó thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu. Trước bối cảnh đó đã tạo ra những điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá trình học tập của học sinh (HS) nhưng cũng đem lại những thách thức đối với việc giảng dạy của giáo viên (GV). Điều này đòi hỏi cần một sự thay đổi về phương pháp trong công tác giảng dạy của người GV và học tập đối với HS. Người GV lúc này không chỉ có nhiệm vụ truyền đạt tri thức, mà còn phải là người hướng dẫn cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu để bắt kịp sự phát triển của xã hội.Muốn vậy, phải có những cách thức và phương pháp dạy học (PPDH) thích hợp để truyền đạt cho HS những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo một cách đầy đủ và chính xác, có chọn lọc để phù hợp với mục tiêu dạy học. Ở nước ta, vấn đề nâng cao chất lượng dạy - học (nói chung), dạy - học môn Địa lí (nói riêng) được Đảng, Nhà nước và xã hội rất quan tâm; Đặc biệt trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế, mở cửa và hội nhập Quốc Tế, thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi hệ thống Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) phải xácđịnh lại mục tiêu, phải thiết kế lại chương trình, nội dung và đổi mới PPDH. Trong các Nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn đề cập và khẳng định mục tiêu “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Ứng dụng của CNTT một giải pháp hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập của ngành GD- ĐT. Nghị quyết hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản khoá VIII đã chỉ ra một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành GD - ĐT là phải “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp GD - ĐT, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo của người học.Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu . . .” Muốn giờ học đạt kết quả tốt thì chính người GV phải chuẩn bị (thiết kế) trước giờ lên lớp (thi công). Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là người GV phải biết lựa chọn phương pháp phù hợp cùng với việc ứng dụng CNTT để hướng dẫn tổ chức và điều khiển HS phát huy hết năng lực trong quá trình tìm kiếm tri thức. Tuy nhiên đây là một vấn đề còn khá mới mẻ đối với GV, nhất là GV địa lý ở trường phổ thông, rất nhiều GV còn lúng túng trong việc tiếp cận kiến thức lý luận và một hệ thống PPDH có sử dụngCNTT (nói chung) và các phần mềm Địa lý (nói riêng) với những nguyên tắc, hình thức tổ chức cũng như qui trình của việc thiết kế bài giảng (TKBG) cụ thể và tương thích. Đặc biệt là việc TKBG có sử dụng CNTT trong giảng dạy Địa lí, hiện nay do nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan nên chưa được đầu tư thích đáng. Trước ý nghĩa và sự cần thiết của yêu cầu đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng TKBG, cũng như mở rộng thêm khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học Địa lí ở trường THPT hiện nay. Tôi đã lựa chọn vấn đề : “Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kếbài giảng Địa lí lớp 11 Trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình với mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc phổ cập, ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học môn Địa lí ở trường THPT. . MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình( Sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh ) MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1 II. Mục đích của đề tài 3 III. Nhiệm vụ của đề tài 3 IV. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3 V. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 3 VI. Phương pháp nghiên cứu 5 VII. Đóng góp của đề tài 6 VIII. Cấu trúc của luận văn 7 NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 8 1.1. Cơ sở lý luận 8 1.1.1. Quan niệm về thiết kế bài giảng và thiết kế bài giảng có sử dụng công nghệ thông tin 8 1.1.2. Đặc điểm tâm lí, trình độ nhận thức của học sinh trung học phổ thông 23 1.2. Cơ sở thực tiễn 25 1.2.1. Đặc điểm chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 11 25 S 1.2.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học địa lí 30 Chương 2: Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài giảng Địa lí lớp 11 39 2.1. Cơ sở, nguyên tắc và phương hướng thiết kế bài giảng Địa lí có ứng dụng công nghệ thông tin 39 2.1.1.Cơ sở thiết kế bài giảng Địa lí 39 2.1.2. Nguyên tắc thiết kế bài giảng Địa lí có ứng dụng CNTT 43 2.1.3. Phương hướng thiết kế bài giảng Địa lí có ứng dụng CNTT 45 2.2. Giới thiệu về các phương tiện, chương trình ứng dụng CNTT và một số phần mềm để TKBG Địa lí ở trường THPT 45 2.2.1. Máy vi tính và các chương trình ứng dụng cơ bản 45 2.2.2. Sử dụng Microsoft Power Point và các phần mềm khác để TKBG Địa lí 56 2.3. Quy trình ứng dụng công nghệ thông tin trong TKBG Địa lí 84 2.4. Ứng dụng CNTT và phần mềm tin học thiết kế bài học cụ thể trong chương trình Địa lí lớp 11 88 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 96 3.1. Mục đích thực nghiệm 96 3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm: 96 3.3. Nguyên tắc tiến hành thực nghiệm 96 3.4. Quy trình thực nghiệm 97 3.5.Tiểu kết chương 98 KẾT LUẬN 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 111 . [charge=450]http://up.4share.vn/f/7b4a424d494e434c/LV_08_SP_DL_HTTT.pdf.file[/charge]