Thạc Sĩ Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ tốt
    nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Khoa Kinh
    tế Chính trị và Phòng Đào tạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà
    Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy cô đã tận tình giúp đỡ tôi
    trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết
    ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Danh Tốn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
    thời gian thực hiện đề tài.
    Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp
    đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
    Tôi xin trân trọng cảm ơn!













    MỤC LỤC
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG . ii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG
    NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 9
    1.1. Cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước . 9
    1.1.1. Một số khái niệm : 9
    1.1.2. Nội dung của ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN: 12
    1.1.3. Tiêu chí đánh giá ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN: 15
    1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong hoạt động của
    cơ quan nhà nước: . 16
    1.1.5. Vai trò của ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước : 18
    1.2. Kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước
    của một số quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam: . 23
    1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia: 23
    1.2.2. Bài học rút ra cho Việt Nam . 36
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
    TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM GIAI
    ĐOẠN 2011-2014 38
    2.1. Chính sách ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
    giai đoạn 2011-2014: . 38
    2.2. Tổng quan tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà
    nước giai đoạn 2011-2014: 44
    2.2.1. Tỷ lệ máy tính trên tổng số cán bộ công nhân viên: . 44
    2.2.2. Tỷ lệ máy tính được kết nối internet: 46
    2.2.3. Tỷ lệ CBCNV biết sử dụng máy tính trong công việc: . 47
    2.2.4. Tỷ lệ CBCNV sử dụng thư điện tử: . 48

    2.2.5. Tỷ lệ cơ quan sử dụng phần mềm quản lý văn bản - điều hành công
    việc qua mạng (QLVB-ĐHCV): 50
    2.3. Phân tích tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà
    nước tại Việt Nam giai đoạn 2011-2014 theo cấp CQCP và CQĐP: 52
    2.3.1. Tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ: . 52
    2.3.2. Tại các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương: 66
    2.4. Đánh giá chung về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà
    nước giai đoạn 2011-2014: 78
    2.4.1. Những kết quả chủ yếu: . 78
    2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân: 80
    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG . 87
    CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ
    NƯỚC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI 87
    3.1. Bối cảnh mới và ảnh hưởng của nó đến ứng dụng CNTT trong hoạt
    động của cơ quan Nhà nước: . 87
    3.1.1. Bối cảnh quốc tế: 87
    3.1.2. Bối cảnh trong nước: 89
    3.2. Định hướng đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN: 94
    3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt
    động của cơ quan Nhà nước: . 96
    3.3.1. Nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT: 96
    3.3.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về ứng dụng CNTT: 97
    3.3.3. Phát triển hạ tầng kỹ thuật ứng dụng CNTT: 98
    3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT: . 100
    3.3.5. Hoàn thiện việc triển khai một số ứng dụng cơ bản: . 101
    3.3.6. Hoàn thiện quản lý đầu tư cho CNTT: 103
    KẾT LUẬN 105
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 107
    i

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

    TT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 CBCNV Cán bộ, công chức, viên chức và người lạo động
    2 CNTT Công nghệ thông tin
    3 CQCP Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
    4 CQĐP
    Cơ quan nhà nước tại địa phương (UBND tỉnh, huyện,
    xã)
    5 CQNN Cơ quan nhà nước
    6 CPĐT Chính phủ điện tử
    7 E.mail Thư điện tử
    8 QLVB-ĐHCV Quản lý văn bản - điều hành công việc
    9 TTTT Thông tin truyền thông
    10 TTHC Thủ tuc hành chính
    11 VBĐT Văn bản điện tử




    ii

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 2.1 Tỷ lệ máy tính trên tổng số CBCNV 44
    2 Bảng 2.2
    Số liệu chung về tỷ lệ số máy tính được kết nối
    mạng internet
    46
    3 Bảng 2.3
    Tỷ lệ CBCNV biết sử dụng máy tính trong công
    việc
    47
    4 Bảng 2.4 Tỷ lệ CBCNV sử dụng thư điện tử trong công việc 49
    5 Bảng 2.5
    Tỷ lệ triển khai Phần mềm QLVB-ĐHCV qua
    mạng
    51
    6 Bảng 2.6 Hạ tầng kỹ thuật của CQCP 52
    8 Bảng 2.7 Hạ tầng nhân sự của CQCP 55
    9 Bảng 2.8 Kết quả triển khai ứng dụng CNTT của CQCP 56
    10 Bảng 2.9
    Môi trường tổ chức và chính sách ƯDCNTT của
    CQCP
    65
    11 Bảng 2.10 Hạ tầng kỹ thuật của CQĐP 66
    15 Bảng 2.11 Hạ tầng nhân sự của CQĐP 68
    16 Bảng 2.12 Kết quả triển khai ứng dụng CNTT của CQĐP 70
    17 Bảng 2.13
    Môi trường tổ chức và chính sách ƯDCNTT của
    CQĐP
    77 1

    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Công nghệ thông tin đã và đang giữ vai trò rất to lớn trong phát triển
    kinh tế - xã hội, công nghệ thông tin không chỉ thúc đẩy nhanh quá trình tăng
    trưởng kinh tế, mà còn kéo theo sự biến đổi trong phương thức sáng tạo của
    cải, trong lối sống và tư duy của con người. Công nghệ thông tin là chiếc chìa
    khoá để mở cánh cổng vào nền kinh tế tri thức. Sự phát triển của công nghệ
    thông tin đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế, phương thức tổ chức và sản
    xuất, cách tiếp cận của từng người tới tri thức, giải trí, phương pháp tư duy,
    giải quyết công việc và các mối quan hệ trong xã hội. Trong hoạt động của
    các cơ quan nhà nước, việc ứng dụng CNTT đã góp phần nâng cao năng lực
    quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước, phục vụ tốt hơn, có hiệu quả
    hơn cho người dân và doanh nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến trình cải cách
    hành chính.
    Ở Việt Nam, trong vài thập kỷ vừa qua, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan
    tâm thúc đẩy phát triển CNTT. Trong đó, các chủ trương, chính sách của
    Đảng và Nhà nước về phát triển CNTT ngày càng được cụ thể hóa bằng nhiều
    văn bản quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và
    toàn xã hội về vai trò của CNTT đối với công cuộc đổi mới đất nước. CNTT
    là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số
    ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn
    hoá, xã hội ở nước ta. Đảng ta đã xác định: Ứng dụng và phát triển CNTT ở
    nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của
    toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá
    các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ
    trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất 2

    lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng
    đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Thực tiễn cho thấy rằng, ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
    Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan
    trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp đổi mới đất nước, đặt biệt là cải cách
    nền hành chính. Tuy vậy, hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan
    nhà nước chưa cao, còn tụt hậu so sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung,
    phát triển CNTT nói riêng. Một số nguyên nhân cơ bản có thể nói đến đó là:
    Nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của CNTT của các cấp lãnh đạo, công nghệ
    thông tin Việt Nam hiện đang ở tình trạng lạc hậu, phát triển với tốc độ chậm
    so với thế giới, môi trường ứng dụng CNTT chưa tốt, thiếu cán bộ có đủ trình
    độ, cơ chế chính sách và thực tiễn ứng dụng còn một số bất cập,
    Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu
    «
    Ứng dụng công nghệ
    thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam” là phù hợp và
    có ý nghĩa thực tiễn cao.
    Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước có liên quan
    trực tiếp đến hoạt động quản lý của các cấp, các ngành, liên quan đến các lĩnh
    vực trong đời sống kinh tế - xã hội, vì vậy, việc chọn đề tài này hoàn toàn phù
    hợp với chuyên ngành đào tạo Quản lý kinh tế.
    Câu hỏi đặt ra đối với đề tài nghiên cứu là:
    - Những hạn chế, tồn tại của ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
    quan Nhà nước ở Việt Nam hiện nay là gì? Nguyên nhân từ đâu?
    - Những giải pháp cơ bản nào cần phải thực hiện để đẩy mạnh ứng dụng
    CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới?


    3

    2. Tình hình nghiên cứu:
    Trong những năm qua, ứng dụng CNTT nói chung, ứng dụng CNTT trong
    hoạt động của cơ quan Nhà nước nói riêng, đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu
    của các học giả, các nhà hoạch định chính sách.
    Dưới đây là một số công trình, tài liệu chính có liên quan đến đề tài mà
    học viên đã lựa chọn để nghiên cứu:
    1. Sách “Công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ sự nghiệp
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (2006), Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và
    Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông biên soạn.
    Cuốn sách này cung cấp những kiến thức tương đối tổng quát và cập nhật về
    công nghệ thông tin, với các chuyên đề lớn là: (1) Công nghệ Thông tin và
    truyền thông - Tình hình phát triển trên thế giới và hiện trạng ở Việt Nam; (2)
    Một số chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ứng dụng, phát triển
    công nghệ thông tin và truyền thông; (3) Công nghệ thông tin và truyền thông
    đối với sự phát triển.
    2. Chuyên đề “Tổng quan về công nghệ thông tin và tác động của nó
    đối với sự phát triển kinh tế xã hội”, (1997), GS Phan Đình Diệu, trong sách
    công nghệ thông tin - Tổng quan và một số vấn đề cơ bản, Ban chỉ đạo
    chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin biên soạn. Chuyên đề trình bày
    về các nội dung: (1) Thông tin và sự phát triển của CNTT; (2) Công nghệ
    thông tin và kinh tế thông tin; (3) Tình hình phát triển CNTT ở nước ta, gồm
    các vấn đề: Tình hình và các chủ trương của Nhà nước; việc triển khai
    chương trình quốc gia về CNTT; phát triển nguồn nhân lực; công tác chỉ đạo
    và quản lý lý nhà nước đối với CNTT.
    3. Sách trắng “Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, năm
    2014”, Ban chỉ đạo chương trình Quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ
    Thông tin và Truyền thông, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, 2014. 4

    Cuốn sách cung cấp bức tranh toàn cảnh và xác thực về hiện trạng phát triển
    của ngành CNTT-TT Việt Nam, phân tích vai trò của ngành CNTT-TT là hạ
    tầng để phát triển kinh tế xã hội như đã được Đảng xác định thông qua Nghị
    quyết số13-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
    Khóa XI, và phân tích tình hình và định hướng của việc phát triển sản phẩm
    và dịch vụ CNTT thương hiệu Việt. Trong đó có các nội dung quan trọng liên
    quan trực tiếp đến đề tài: (1) Ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước (tr31-
    34); (2) An toàn thông tin (tr45-50); (3) Nguồn nhân lực (tr42);
    4. Bài viết “Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong nền
    kinh tế tri thức và trường hợp của Việt Nam”, (kỳ 2, tháng 2/2011), của TS.
    Đặng Thị Việt Đức và TS. Nguyễn Thanh Tuyên, Tạp chí Công nghệ và
    Thông tin truyền thông. Trong bài viết này, tác giá trình bày 3 vấn đề lớn đó
    là: (1) Các quan điểm về CNTT-TT trong nền kinh tế với 4 cách nhìn, CNTT-
    TT: là một công nghệ; là một ngành công nghiệp; là một bộ phận cấu thành và
    là đòn bẩy của nền kinh tế; (2) Lý thuyết khuôn mẫu công nghệ; (3) Trường
    hợp của Việt Nam, phần này tác giả đã dẫn chứng và kết luận: “Kinh tế tri
    thức và CNTT đã trở thành một phần trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
    hội của Việt Nam. Việc Việt Nam tiếp cận kinh tế tri thức và phát triển
    CNTT hoàn toàn phù hợp với vị thế của mình và phù hợp xu hướng chung
    của thế giới” và quan điểm đúng đắn phát triển CNTT cho phát triển kinh tế
    là: CNTT-TT là đòn bẩy của nền kinh tế , là khung mẫu công nghệ của nền
    kinh tế.
    5. Bài viết “Xây dựng Chính phủ điện tử: Những thách thức căn bản”
    (kỳ 2, tháng 1/2011), của tác giả Nguyễn Thanh Minh và Nguyễn Bội Ngọc,
    Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông. Bài viết chỉ ra 05 rào cản trong
    việc xây dựng Chính phủ điện tử, gồm: (1) Khoảng cách số; (2) Chính phủ
    thường xem công nghệ theo một cách tiền định; (3) Các nước đang phát triển 5

    mong muốn cung cấp các dịch vụ chính phủ điện tử, nhưng thiếu các mức độ
    đầu tư cho tài nguyên quan trọng; (4) Năng lực xây dựng nền tri thức công
    nghệ và tri thức quản lý; (5) Hiểu biết về công nghệ và công dân trong điều
    kiện hướng ra môi trường bên ngoài.
    6. Bài viết “Giải pháp chiến lược công nghệ thông tin hiện đại” (kỳ 2,
    tháng 1/2011), Hồng Minh, Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông.
    Tác giả bài viết chỉ ra rằng: Xây dựng chiến lược công nghệ thông tin đang
    diễn ra ở đa số các nước trên thế giới, nhưng lại đang gặp phải những khó
    khăn, thách thức nhất định, nên nhiều khi chiến lược xây xong đã lạc hậu so
    với hiện tại và tương lại. Vì vậy, quan niệm để xây dựng thành công một
    chiến lược CNTT hiện đại cần có sự đổi mới. Bài viết đã phân tích, làm rõ 3
    đặc tính của một kiến trúc CNTT hiện đại, gồm: Tính hoàn chỉnh, tính mở và
    tính tích hợp được.
    7. Bài viết “Điện toán đám mây - giải pháp đột phá cắt giảm chi phí
    ứng dụng công nghệ thông tin” (kỳ 2, tháng 3/2011), của tác giả Mạnh Vỹ,
    Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông. Bài viết trình bày 3 vấn đề lớn
    là: (1)Ứng dụng CNTT chi phí thấp bằng điện toán đám mây; (2) Quản lý
    toàn diện với cloudsme; (3) Đủ sức cạnh tranh với danh nghiệp nước ngoài.
    8. Bài viết “7 bài học phát triển chính phủ điện tử cho những nước
    đang phát triển” (kỳ 2, tháng 7/2011), của ThS. Nguyễn Thanh Minh và ThS.
    Nguyễn Bội Ngọc, Tạp chí Công nghệ và Thông tin truyền thông. Bài viết đã
    nêu và phân tích 7 bài học về phát triển chính phủ điện tử ở các nước đang phát
    triển gồm: (1) Phát triển một kế hoạch chiến lược; (2) Thấu hiểu những nhu cầu
    của người dân; (3) Sử dụng các thực tiễn phát triển hệ thống đã thiết lập phù
    hợp; (4) Kiến tạo ra một tổ chức học tập; (5) Phát triển cơ chế quản lý điều
    hành ứng dụng CNTT hiệu quả; (6) Phát triển các năng lực ứng dụng CNTT;
    (7) Cung cấp một trải nghiệm an toàn cho khách viếng thăm trang web. 6

    Ngoài những, tài liệu nghiên cứu nêu trên, học viên cũng đã nghiên cứu các
    tài liệu về phát triển và ứng dụng CNTT tại các nước Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn
    Quốc và Thái Lan - đây là các quốc gia có Chính phủ điện tử phát triển mạnh
    hiện nay, đồng thời cũng nằm trong nhóm các nước đứng đầu của thế giới.
    9. Báo cáo “Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt
    Nam, năm 2014’, của Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội tin học Việt
    Nam, năm 2014. Báo cáo này cung cấp các số liệu quan trọng về thực trạng
    phát triển và ứng dụng CNTT-TT tại Việt Nam đến năm 2014. Trong đó, liên
    quan trực tiếp đến đề tài là số liệu về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT
    tại Việt Nam năm 2014, được trình bày từ trang 07 đến trang số 38 của bản
    báo cáo.
    Cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách tổng
    thể về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tại Việt Nam
    trong thời gian vừa qua, để xác định một cách có hệ thống những mặt hạn chế,
    tồn tại và các nguyên nhân, từ đó có các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT
    trong hoạt động của cơ nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
    * Mục đích nghiên cứu:
    Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt
    động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm
    đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt
    Nam trong thời gian tới.
    * Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về ứng dụng CNTT trong
    hoạt động của cơ quan Nhà nước; 7

    - Khảo cứu kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà
    nước của một số quốc gia điển hình và rút ra một số bài học có thể vận dụng
    tại Việt Nam;
    - Phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
    quan Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua, chỉ ra những hạn chế và
    nguyên nhân của những hạn chế;
    - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
    hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    - Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
    Nhà nước ở Việt Nam;
    - Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
    Nhà nước ở Việt Nam, giai đoạn 2011-2014.
    5. Phương pháp nghiên cứu:
    * Phương pháp thu thập thông tin, số liệu:
    Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận văn là các thông tin, số
    liệu thứ cấp. Những thông tin, số liệu này được thu thập từ các công trình
    nghiên cứu có liên quan, từ các văn bản quản lý có liên quan, từ các báo cáo
    của các Bộ, ngành, địa phương về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ
    quan Nhà nước ở Việt Nam.
    * Phương pháp thống kê mô tả:
    Để phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTTtrong hoạt động của
    cơ quan Nhà nước ở Việt Nam, luận văn sử dụng phương pháp thông kê, mô
    tả để hình thành nên những bảng số liệu về những nội dung nghiên cứu có
    liên quan.

    8

    * Phương pháp phân tích, tổng hợp:
    Ở Chương 1, trên cơ sở phân tích kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong
    hoạt động của cơ quan nhà nước tại một số quốc gia, luận văn sử dụng
    phương pháp tổng hợp để rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
    Ở Chương 2, trên cơ sở phân tích thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt
    động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam, luận văn đã sử dụng phương pháp
    tổng hợp để đưa ra những nhận xét, đánh giá chung về ứng dụng CNTT trong
    hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2011-2014.
    Ở Chương 3, trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn ứng dụng CNTT
    trong hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam, luận văn đã dùng phương
    pháp tổng hợp để đưa ra các giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
    hoạt động của cơ quan nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới.
    * Những phương pháp khác:
    Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài các phương pháp
    trên, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: Kết hợp logic với lịch
    sử, so sánh, .
    6. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn có các
    chương sau :
    - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về ứng dụng CNTT trong hoạt
    động của cơ quan Nhà nước;
    - Chương 2. Thực trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan
    Nhà nước ở Việt Nam giai đoạn 2011-2014;
    - Chương 3. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
    hoạt động của cơ quan Nhà nước ở Việt Nam thời gian tới.
     
Đang tải...