Tiểu Luận Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tên sáng kiến: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở tiểu học.
    2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Tiểu học.
    3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
    3.1. Trình trạng giải pháp đã biết:
    - Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới:
    + Việc đổi mới phương pháp dạy học ở một số giáo viên vẫn còn nhiều hạn chế như thuyết trình, truyền thụ tri thức một chiều; chưa chú trọng tính thực tiễn trong dạy học lý thuyết cũng như thực hành
    + Việc nhận thức về sự cần thiết phải đổi mới và ý thức đổi mới của một bộ phận giáo viên chưa cao; kiến thức, năng lực của một bộ phận giáo viên về phương pháp dạy học còn hạn chế. Chương trình, nội dung dạy học, khối lượng kiến thức truyền đạt còn nặng so với thời gian dạy học
    + Trước đây ngành giáo dục và xã hội chưa đầu tư đáng kể về cơ sở vật chất cho các trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin như dạy tin học cho học sinh, thao giảng hoặc giảng dạy bằng giáo án điện tử, thi thiết kế giáo án điện tử,
    + Các trường chưa tạo được trang website riêng, chưa hướng dẫn, phổ biến cho giáo viên, học sinh khai thác, sử dụng thông tin trên hệ thống website của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chưa tham gia xây dựng các nguồn tài nguyên giáo dục, học liệu điện tử, các thư viện điện tử để chia sẻ dùng chung qua Website của Bộ tại địa chỉ htt://edu.net.vn.
    + Mỗi cán bộ, giáo viên chưa tự tạo cho mình ít nhất một địa chỉ mail để trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong học tập và giảng dạy,
    + Cán bộ, giáo viên chưa biết khai thác các trang website chính thống của ngành giáo dục để học tập nâng cao trình độ như: Tiếng Anh, Tin học, Đào tạo từ xa qua mạng và kho học liệu mở phục vụ giáo dục thường xuyên, học tập suốt đời,
    - Sự cần thiết của việc đề xuất giải pháp mới:
    + Công nghệ thông tin mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học. Những phương pháp dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy theo lớp, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường công nghệ thông tin. Chính vì vậy mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 01/6/2009 về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
    + Trong Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 Thủ tướng Chính phủ đã nêu trong mục các giải pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 là: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học, đến 2015, 100% giảng viên đại học, cao đẳng và đến năm 2020, 100% giáo viên giáo dục nghề nghiệp và phổ thông có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học.
    + Khi chưa có công nghệ thông tin thì việc giảng dạy, lưu trữ thông tin của giáo viên gặp nhiều khó khăn do phải viết tay để soạn giảng. Mà giáo dục là một ngành khoa học luôn phải đổi mới để tiếp cận với nền giáo dục của các nước trong khu vực và trên thế giới. Chính vì vậy, mỗi giáo viên phải tự cập nhật thông tin, học hỏi ở mọi nơi mọi lúc. Internet là nơi giáo viên có thể học hỏi, chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất.
    + Giáo viên chưa hoặc ít được biết đến các thông tin, tài liệu liên quan đến ngành và chuyên môn giảng dạy sớm nhất. Giáo viên chưa biết khai thác và nắm bắt các thông tin chỉ đạo của ngành trên website của bộ, sở, phòng và các trang website khác có liên quan đến giáo dục.
    + Tạo hứng thú cho người học, giúp người học dễ dàng nắm bắt được kiến thức tiết học sinh động, học sinh tiểu học ham mê học, chất lượng tiết dạy đạt hiệu quả cao.
    + Trường chưa tiếp cận và tiến tới xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia được do giáo viên chưa soạn giảng bằng giáo án điện tử.
     
Đang tải...