Luận Văn Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột khoai mì

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
    TP. Hồ Chí Minh, 11/2012

    MỤC LỤC TRANG
    I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
    II. Tổng quan về nươc thải tinh bột mì: .3
    II.1 Tổng quan về cây khoai mì: 3
    II.1.1 Phân loại cây khoai mì: 4
    II.1.2 Thành phần hóa học: 5
    II.2. Tổng quan về công nghiệp sản xuất bột mì: 7
    II.2.1 Trên thế giới: 7
    II.2.2 Hiện trạng sản xuất trong nước: 7
    II.2.3 Quy trình công nghệ: 8
    II.2.4 Hiện trạng ô nhiễm: 9
    II.3. Nước thải trong sản xuất tinh bột mì: 11
    II.3.1 Nguồn phát sinh: 11
    II.3.2 Đặc tính nước thải: 13
    II.3.3 Tác động của nước thải: 14
    III.XỬ LÝ NƯỚC THẢI TINH BỘT KHOAI MÌ BẰNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI 16
    Sơ đồ xử lý tổng quát: 17
    III.1 Các giai đoạn xử lý nước thải tinh bột khoai mì 18
    III.1.1 Giai đoạn tiền xử lý. 18
    III.1.2 Giai đoạn sơ cấp –xử lý kị khí 19
    III.1.3 Giai đoạn xử lý cấp 2- hiếu khí 24
    III.1.4 Giai đoạn xử lý cấp 3: Bể lắng. 29
    III.1.5 Hệ thống đất ngập nước nhân tạo. 30
    III.2 Xử lý bùn. 35
    IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 38
    Tài liệu tham khảo: 40

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tinh bột là sản phẩm tồn tại dưới dạng Hydrat cacbon hữu cơ tự nhiên với hàng ngàn công dụng khác nhau. Các loại tinh bột tự nhiên được sử dụng phổ biến và có giá trị thương mại chủ yếu bao gồm tinh bột sắn, tinh bột khoai tây, tinh bột ngô và tinh bột lúa mì. Từ sự so sánh các loại tinh bột này, chúng ta biết rằng thành phần và đặc tính của tinh bột sắn là gần giống với tinh bột khoai tây và tốt hơn nhiều tinh bột ngô và tinh bột lúa mì. Ngoài ra, về giá cả, tinh bột khoai tây có giá cao hơn nhiều tinh bột sắn. Với các ưu điểm hấp dẫn về đặc tính và giá, vì thế nhu cầu về tinh bột sắn tăng lên rõ rệt trên thế giới.
    Để thể hiện đầy đủ tiềm năng của cây khoai mì thì phải chuyển đổi cây lương thực này thành cây phục vụ cho công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã xảy ra tại nhiều quốc gia ở Châu Á, Nam Mĩ và một vài khu vực ở Châu Phi. Tại Việt Nam, chế biến khoai mì đã được phổ biến ở nước ta từ thế kỷ 16. Những năm gần đây, do yêu cầu phát triển của ngành chăn nuôi và ngành chế biến thực phẩm từ khoai mì gia tăng. Sản lượng khoai mì hằng năm đạt khoảng 3 triệu tấn. Vì sản xuất càng nhiều thì lượng chất thải càng lớn. Ước tính trung bình hằng năm gần đây ngành chế biến tinh bột khoai mì (bao gồm nhà máy chế biến và hộ gia đình) đã thải ra môi trường 500.000 tấn thải bã và 15 triệu m3 nước thải. Trong đó phải kể đến hàm lượng hữu cơ, dinh dưỡng và nồng độ COD, BOD, SS, vượt tiêu chuẩn cho phép đến hàng trăm lần. Điều này đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng dân cư trong khu vực.
    Trước thực trạng trên, yêu cầu thực tiễn đặt ra là phải có một biện pháp cụ thể, thích hợp và tiết kiệm kinh phí để xử lý nước thải nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm do nước thải ngành tinh bột khoai mì gây ra. Để tìm hiểu rõ hơn về hiệu quả xử lý nước thải của ngành này , nhóm đã chọn đề tài “ ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý nước thải tinh bột mì ” được thực hiện bằng phương pháp sinh học, áp dụng mô hình phân hủy kị khí hiếu khí kết hợp với hệ thống trồng cây ngập nước nhân tạo với mong muốn góp phần vào phát triển bền vững ngành chế biến tinh bột khoai mì.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...