Tiểu Luận ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lý chất thải chăn nuôi

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ . 2
    2. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI 3
    2.1. Nguồn phát sinh chất thải chăn nuôi . 3
    2.2. Đặc điểm của chất thải chăn nuôi . 4
    2.2.1. Chất thải rắn: 4
    2.2.2. Chất thải lỏng (nước thải) . 4
    2.2.3. Chất thải khí (khí độc và mùi hôi) 5
    2.3. Các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng . 5
    2.3.1. Chất rắn tổng cộng (Total Solid) 5
    2.3.2. Nitrogen tổng cộng (Total Nitrogen) 6
    2.3.3. Phosphate tổng cộng (Total Phosphate) 6
    2.3.4. Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD_ Biochemical Oxyen Demand) 6
    2.3.5. Nhu cầu oxi hóa học (COD_ Chemical Oxyen Demand) . 6
    2.3.6. Vi sinh vật gây bệnh 6
    2.4. Tác động của chất thải chăn nuôi đến môi trường . 7
    2.4.1. Ô nhiễm môi trường nước . 8
    2.4.2. Ô nhiễm môi trường không khí 10
    2.3.3. Ô nhiễm môi trường đất 11
    2.4. Xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học . 12
    2.4.1. Xử lý phân gia súc . 12
    2.4.2. Xử lý nước thải chăn nuôi . 15
    2.4.3. Xử lý mùi hôi . 18
    3. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH THÁI TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI 18
    3.1. Khái niệm . 18
    3.2. Ứng dụng công nghệ sinh thái vào xử lí chất thải chăn nuôi 18
    3.2.1. Xử lý chất thải rắn 18
    3.2.2. Xử lý chất thải lỏng . 19
    3.2.3. Chăn nuôi dùng đệm lót sinh thái 23
    3.2.4. Mô hình VAC . 24
    4. Kết luận 25
    5. Tài liệu tham khảo . 26


    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển cùng với việc bùng nổ dân số thì nhu cầu về thực phẩm của con người cũng ngày càng tăng.Để đáp ứng nhu cầu này, ngành chăn nuôi thế giới đã phát triển rất nhanh và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Ngành chăn nuôi thế giới hiện chiếm 70% diện tích đất nông nghiệp và 30% diện tích đất tự nhiên (không kể diện tích đất bị băng bao phủ) và đóng góp khoảng 40% tổng GDP nông nghiệp toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh việc sản xuất và cung cấp một lượng lớn sản phẩm quan trọng cho nhu cầu của con người, ngành chăn nuôi cũng đã gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường.Ngoài chất thải rắn và chất thải lỏng, với các khí thải gây hiệu ứng nhà kính như: CO[SUB]2[/SUB], CH[SUB]4[/SUB], N[SUB]2[/SUB]O ngành chăn nuôi hiện đang đóng góp tới 18% hiện tượng nóng lên của trái đất, và theo dự đoán các loại chất thải này sẽ tăng lên trong thời gian tới.
    Ở nước ta, chất thải chăn nuôi cũng đã trở thành vấn nạn.Theo thống kê, hàng năm đàn vật nuôi Việt Nam thải ra khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn và 25-30 triệu khối chất thải lỏng và hàng trăm triệu tấn chất thải khí. Trong đó, khoảng 50% chất thải rắn và 80% chất thải lỏng bị xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý.(Nguyễn Kim Đường, 2011).Việc tìm giải pháp phù hợp để xử lý nước thải sau chăn nuôi trước khi xả ra môi trường là hết sức cần thiết cho sự phát triển nông nghiệp bền vững. Do vậy chúng ta phải hướng tới một ngành chăn nuôi chất lượng cao, không chỉ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người mà cònđảm bảovề mặt môi trường và xã hội.
    Trong những năm qua nhà nước ta đã có nhiều cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ cho bà con nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học và kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi. Công nghệ sinh thái được xem là phương pháp tối ưu nhất trong việc xử lí chất thải chăn nuôi, tối đa hóa lợi nhuận cho người chăn nuôi và là “công nghệ xanh” hướng tới phát triển bền vữngbằng việc kết hợp các quy luật sinh thái và công nghệ để giải quyết các vấn đề môi trường. Tuy nhiên, công nghệ sinh thái chỉ mới được biết đến trong thời gian gần đây, nên việc ứng dụng vẫn chưa được nhân rộng và mang lại hiệu quả cao. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài “Ứng dụng công nghệ sinh thái trong xử lí chất thải chăn nuôi” nhằm mang lại cái nhìn đầy đủ hơn về công nghệ mới này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...