Báo Cáo ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý dầu tràn biển

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    2.2.3. Các quá trình biến đổi dầu trong nước biển
    Khi một vụ tràn dầu xảy ra, dầu nhanh chóng lan tỏa trên mặt biển. Các thành
    phần của dầu sẽ kết hợp với các thành phần có trong nước biển, cùng với các điều
    kiện về sóng, gió, dòng chảy . sẽ trải qua các quá trình biến đổi như sau:
    2.2.3.1. Quá trình lan toả
    Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ là chất lỏng có độ hòa tan rất thấp trong nước, đặc
    biệt là nước biển. Do đó, khi khối dầu rơi vào nước sẽ xảy ra hiện tượng chảy lan
    trên bề mặt nước. Phân phối dầu tràn trên mặt biển diễn ra dưới ảnh hưởng của lực
    hấp dẫn. Nó được kiểm soát bằng dầu nhớt và sức căng bề mặt nước. Quá trình này
    được chú ý đặc biệt nhằm ứng cứu sự cố tràn dầu hiệu quả.
    Trong điều kiện tĩnh, một tấn dầu có thể lan phủ kín 12km2
    mặt nước, một giọt
    dầu (nửa gam) tạo ra một màng dầu 20m2
    với độ dày 0,001 mm có khả năng làm bẩn 1 tấn nước. Quá trình lan toả diễn ra như sau: dầu lan từ nguồn ra phía có bề
    mặt lớn nhất, sau đó thì tiếp tục lan chảy vô hướng. Khi tạo thành màng đủ mỏng,
    màng sẽ bị vỡ dần ra thành những màng có diện tích nhỏ hơn và trên bề mặt dầu
    xuất hiện các vệt không có dầu.
    Do các quá trình bốc hơi, hòa tan mà mật độ, độ nhớt tăng, sức căng bề mặt giảm
    dần cho đến khi độ dày của lớp dầu đạt cực tiểu thì quá trình chảy lan chấm dứt.
    Trường hợp không có các yếu tố nhiễu thì dầu lan toả thành một vòng tròn, bao
    phủ một diện tích tối đa là: Smax = R2
    max
    Trong thực tế thì quá trình chảy lan trên biển chịu tác động lớn bởi các yếu tố
    sóng, gió và thủy triều.
    2.3. Các phương pháp xử lý:
    2.3.1. Phương pháp cơ học
    2.3.1.1. Dùng phao quây dầu
    Khi xảy ra sự cố tràn dầu thì biện pháp cơ học được xem là tiên quyết cho công
    tác ứng phó sự cố tràn dầu tại các sông, cảng biển nhằm ngăn chặn, khống chế và
    thu gom nhanh chóng lượng dầu tràn tại hiện trường.
    Biện pháp cơ học là quây gom, dồn dầu vào một vị trí nhất định để tránh dầu lan
    trên diện rộng bằng cách:
    ã Sử dụng phao ngăn dầu để quây khu vực dầu tràn, hạn chế ô nhiễm lan rộng
    và để thu gom xử lý.
    ã Dùng máy hớt váng dầu: Sau khi dầu được quây lại dùng máy hớt váng dầu
    hút dầu lên kho chứa.
    ™ Các loại phao ngăn dầu:
    a. Phao quây dầu tự phồng:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...