Luận Văn Ứng dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải chế biến thủy sản

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1.1.Đặt vấn đề:
    Nước ta đang trong quá trình đổi mới, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang được đẩy mạnh. Bên cạnh những thành tựu kinh tế xã hội mang lại do sự phát triển công nghiệp thì vấn đề môi trường cũng được đặt ra hết sức cấp bách. Nếu không được giải quyết thỏa đáng và kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến việc duy trì bền vững nhịp độ tăng trưởng kinh tế, thậm chí còn làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế và làm nảy sinh các vấn đề xã hội.
    Để đảm bảo phát triển bền vững, đi đôi với các biện pháp quản lý môi trường như tiết kiệm nguyên liệu, cải tiến công nghệ - thiết bị, áp dụng công nghệ hiện đại, công nghệ thân thiện với môi trường thì việc xử lý nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất rất cần thiết. Nếu không giải quyết tốt việc thoát nước và xử lý nước thải của nhà máy, xí nghiệp công nghiệp sẽ gây ô nhiễm đối với các nguồn nước dẫn tới hậu quả xấu, gây tổn thất cho mọi ngành kinh tế. Trong đó các xí nghiệp chế biến thực phẩm, nước thải có chứa một lượng chất hữu cơ lớn, gây ô nhiễm nặng cho các nguồn tiếp nhận. Chế biến thủy sản là một ngành như vậy. Bên cạnh những mặt tích cực của ngành tồn tại những mặt trái, đó là vấn đề ô nhiễm môi trường :khí thải, chất thải rắn, nước thải. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì chính chúng là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môi trường. Trong đó nước thải cần được quan tâm giải quyết do nước thải chế biến thủy sản (CBTS) phát sinh với lượng lớn, có hàm lượng chất hữu cơ cao và chứa các thành phần sinh mùi Việc tìm được một biện pháp xử lý cuối đường ống thích hợp cho ngành CBTS đang là mối quan tâm lớn của các cơ sở sản xuất.
    1. 2. Cơ sở hình thành khóa luận:
    Trong công nghiệp chế biến thủy sản lượng nước dùng cho sản xuất rất nhiều do đó lượng nước thải ra vô cùng lớn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng .vì vậy bài khóa luận này sẽ tìm hiểu và ứng dụng công nghệ sinh học nhằm mục đích năng cao hiệu quả xử lý nước thải thủy sản hiện nay.
    1. 3. Mục tiêu của khóa luận:
    Mục tiêu chính của khóa luận là xác định khả năng xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng biện pháp sinh học.
    1.4. Nội dung thực hiện:
    Để đạt được các mục tiêu đề ra thì nội dung của khóa luận sẽ lần lượt đi tìm hiểu các vấn đề sau:
    -Tổng quan về chế biến thủy sản, và nước thải thủy sản.
    -Tổng quan về các phương pháp xử lý nước thải thủy sản.
    -Ứng dụng Công Nghệ Sinh Học trong xử lý nước thải thủy sản.
    -Xử lý nitơ trong nước thải thủy sản
    -Sự cố công trình xử lý nước thải chế biến thủy sản và cách khắc phục sự cố.
    -Kết luận và kiến nghị.
    1.5. Phương pháp thực hiện:
    -Phương pháp luận :
    Tìm hiểu qua sách, báo, tham quan thực tế một số trạm xử lý nước thải( trạm xử lý nước thải khu công nghiệp Bình Chiểu), tham khảo tài liệu về các đặc điểm lý, hóa , sinh của loại nước chế biến thủy sản.
    Tham khảo thêm tài liệu về các phương pháp nghiên cứu nước thải chế biến thủy sản.
    1.6. Phạm vi khóa luận:
    Một số nhà máy chế biến và một số trạm xử lý nước thải tập trung trên địa bàng Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh tây Nam bộ.(nhà máy xử lý nước thải tập trung khu cong nghiệp Bình chiểu, công ty seapimex, công ty TNHH thủy sản ANGST-TRƯỜNG VINH, công ty Hùng Vương Sa Đéc)
    1.7. Ý nghĩa về khoa học – kinh tế:
    -Ý nghĩa về khoa học:
    Ứng dụng các kiến thức công nghệ sinh học tiên tiến hiện nay, nhằm lựa chọn các giải pháp tối ưu trong xử lý nước thải chế biến thủy sản.
    -Ý nghĩa về kinh tế: Tiết kiệm chi phí trong xử lý nước thải thủy sản.

    MỤC LỤC

    Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
    Mục lục
    Danh sách các hình
    Danh sách các bảng
    CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
    1.1.Đặt vấn đề . 1
    1.2 Cơ sở hình thành khóa luận 2
    1.3 Mục tiêu khóa luận . 2
    1.4 Nội dunh thực hiện 3
    1.5 Phương pháp thực hiện 3
    1.6 Phạm vi khóa luận 3
    1.7 Ý nghĩa khoa học và kinh tế . 3
    CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN
    2.1 Tổng quan về ngành chế biến thủy sản . 5
    2.2 Vấn đề môi trường do ngành chế biến thủy sản gây ra . 7
    2.2.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải của ngành chế biến thủy sản . 7
    2.2.2 Khí thải . 13
    2.2.3 Hơi chlorine . 13
    2.2.4 Tác nhân lạnh 13
    2.2.5 Nước thải 14
    2.2.6 Chất thải rắn 15
    2.2.7 Nhiệt thải và tiếng ồn . 15
    2.2.8 Tác nhân hóa học 16
    2.2.9 Tác nhân sinh học . 16
    2.2.10 Tác nhân khác . 16
    2.3 Tính chất và thành phần nước thải chế biến thủy sản . 17
    CHƯƠNGIII: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN
    3.1 Phương pháp cơ học . 24
    3.1.1 Song chắn rác 22
    3.1.2 Lưới lọc . 25
    3.1.3 Bể lắng cát 25
    3.1.4 Bể lắng đứng 25
    3.1.5 Bể vớt dầu . 26
    3.2 Phương pháp hóa lý 26
    3.2.1 Phương pháp trung hòa . 27
    3.2.2 Phương pháp keo tụ . 27
    3.2.3 Phương pháp hấp phụ 28
    3.2.4 Phương pháp tuyển nổi . 28
    3.2.5 Phương pháp trao đổi Ion 29
    3.3 Phương pháp sinh học 29
    3.3.1 Sinh trưởng vi sinh vật trong nước thải . 33
    3.3.2 Hoạt động sống của vi sinh vật trong nước thải . 36
    3.3.3 Qúa trình làm sạch nước thải . 37
    3.3.4 Qúa trình phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật . 39
    3.3.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống vi sinh vật . 46
    CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
    4.1 Phương pháp hiếu khí . 50
    4.1.1 Phương pháp hiếu khí sinh trưởng lơ lửng . 50
    4.1.2 Công trình xử lý nước thải có ứng dụng bể SBR 57
    4.1.3 Hiếu khí sinh trưởng dính bám 63
    4.2 Phương pháp kị khí kết hợp hiếu khí 65
    4.3Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng phương pháp kị khí . 74
    4.3.1 Bể UASB 74
    4.4 Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng cánh đồng lọc . 76
    4.5 Xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng phương pháp thủy sinh . 76


    CHƯƠNG V: XỬ LÝ NITƠ
    5.1 Tổng quan về quá trình chuyển hóa nitơ 82
    5.2 Công nghệ xử lý nitơ 83
    5.2.1 Phương pháp sinh học hiếu khí 83
    CHƯƠNG VI: SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN
    THỦY SẢN VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ
    6.1 Sự cố công trình và cách khắc phục sự cố . 89
    6.1.1. Quản lý . 90
    6.1.2. Vận hành công trình 90
    6.1.3. Sự cố và cách khắc phục sự cố 91
    CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    Kết luận và kiến nghị 98
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...