Tiểu Luận Ứng dụng công nghệ quan trắc nước thải tự động để quản lý các khu công nghiệp và các nguồn thải lớn

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ứng dụng công nghệ quan trắc nước thải tự động để quản lý các khu công nghiệp và các nguồn thải lớn tên địa bàn tỉnh Bình Dương

    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm về phía Bắc của TP.HCM, là một trong bảy tỉnh thuộc Vùng KTTĐPN. Bình Dương có vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế và chính trị, có diện tích tự nhiên là 269.522,44 ha. Bình Dương được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông Sài Gòn ở phía Tây và sông Đồng Nai ở phía Đông.
    Tốc độ gia tăng dân số
    Tốc độ gia tăng dân số trung bình khoảng 5,9%/năm trong giai đoạn 2000 – 2006. Dân số Bình Dương gia tăng chủ yếu là tăng cơ học. Theo số liệu của Ủy ban Dân số & Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Bình Dương, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh giảm liên tục trong giai đoạn 2001 – 2005 với mức giảm hàng năm vào khoảng 0,08%.
    Diễn biến đô thị hóa
    Cùng với sự gia tăng dân số và tăng trưởng kinh tế chung trên địa bàn, đô thị hóa ở tỉnh Bình Dương đang diễn ra khá mạnh. Tuy nhiên tỷ lệ dân cư đô thị so với với dân nông thôn không tăng mà có xu hướng giảm
    Cơ cấu kinh tế
    Theo Niên Giám thống kê 2006, Bình Dương đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Bình Dương.
    Sự tăng trưởng kinh tế của Bình Dương đạt được trong những năm qua là nhờ sự chuyển dịch liên tục cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế tăng liên tục hàng năm. Tỷ trọng dịch vụ tuy tăng chậm nhưng tăng ổn định ở mức 0,2- 0,4% mỗi năm.

    + Công nghiệp
    Giá trị sản xuất công nghiệp đạt được 65.878 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2006. Trong đó, khu vực nhà nước 1.837,1 tỷ đồng, chiếm 2,8%, tăng 3,2%; khu vực dân doanh 17.684,3 tỷ đồng, chiếm 26,8%, tăng 31,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 46.356,6 tỷ đồng, chiếm 70,4%, tăng 23,5%. Các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao: sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản phẩm từ cao su và plastic, máy vi tính và sản phẩm quang học, Tình hình thu hút đầu tư các ngành sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương đấu năm 2007 cụ thể như sau:
    Các khu công nghiệp(KCN)
    Hiện nay toàn tỉnh Bình Dương đã có 31 KCN được thành lập
    Trong đó:
    - KCN đang hoạt động: 15 khu với tổng diện tích 4.752 ha
    - KCN đang xây dựng: 5 khu với tổng diện tích khoảng 1.303 ha
    - KCN đã quy hoạch: 11 khu với tổng diện tích khoảng 4.654 ha
    Các cụm công nghiệp (CCN)
    Đến nay, toàn tỉnh còn 10 CCN được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương thành lập với tổng diện tích là 805,6 ha, trong đó 3 cụm đã thu hút đầu tư lấp đầy diện tích, 7 cụm đang hoạt động và tiếp tục triển khai.
    Nông nghiệp
    Tổng diện tích gieo trồng hàng năm giảm, chủ yếu là giảm diện tích cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm do chuyển sang đất công nghiệp, khu dân cư và chuyển đổi sang trồng cây lâu năm. Tổng diện tích trồng cây lâu năm tăng, chủ yếu là tăng diện tích trồng cây cao su và cây ăn quả.
    Quy hoạch phát triển KTXH tỉnh Bình Dương đến năm 2020
    Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Bình Dương đến năm 2020 nhằm xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
    Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác của các tỉnh trong Vùng KTTĐ phía Nam và hạt nhân phát triển là TP. HCM để phát triển KTXH.
    Nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm. Ưu tiên đầu tư các ngành, lĩnh vực có lợi thế về lao động, tài nguyên, nguyên liệu của các tỉnh và vùng lân cận để tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho nhân dân. Giảm sự chênh lệch về kinh tế giữa các vùng trong tỉnh, giữa các huyện phía Bắc với các huyện phía Nam.
    Phát triển KTXH kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường. Đầu tư nâng cao hiệu quả kinh tế sinh thái miệt vườn truyền thống vùng Lái Thiêu và sinh thái ven sông Sài Gòn. Tạo cảnh quan theo hướng cân bằng sinh thái tự nhiên và phát triển theo hướng bền vững.
    Một số chỉ tiêu tăng trưởng
    Phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ trong tổng GDP, cụ thể như sau:

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Chỉ tiêu
    [/TD]
    [TD]Đơn vị
    [/TD]
    [TD="colspan: 3"]Năm
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2010
    [/TD]
    [TD]2015
    [/TD]
    [TD]2020
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Quy mô dân số
    [/TD]
    [TD]Tr.người
    [/TD]
    [TD]1,2
    [/TD]
    [TD]1,6
    [/TD]
    [TD]2,0
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thu nhập bình quân đầu người (Theo giá so sánh năm 2005)
    [/TD]
    [TD]Tr.đ/người
    [/TD]
    [TD]30
    [/TD]
    [TD]52
    [/TD]
    [TD]89,6
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Thu nhập bình quân đầu người (Theo giá so sánh năm 2005)
    [/TD]
    [TD]USD/người
    [/TD]
    [TD]2.000
    [/TD]
    [TD]4.000
    [/TD]
    [TD]5.800
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Cơ cấu kinh tế:
    - Nông, lâm, ngư nghiệp
    - Công nghiệp
    - Dịch vụ
    [/TD]
    [TD]%
    [/TD]
    [TD]
    4,5
    65,5
    30
    [/TD]
    [TD]
    3,4
    62,9
    33,7
    [/TD]
    [TD]
    2,3
    55,5
    42,2
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Cơ cấu lao động chuyển dịch cùng với cơ cấu kinh tế theo hướng giảm lao động làm việc trong các ngành có năng suất thấp sang các ngành có năng suất, hiệu quả hơn.
    Tỷ lệ đô thị hóa vào năm 2010 đạt 40%; đến 2015 đạt 50% và đến năm 2020 đạt 75%. Bình Dương trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương năm 2020.
    Phương hướng phát triển chủ yếu
    Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
    Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, chú trọng công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng nguyên liệu trong nước. Xây dựng công nghiệp đạt trình độ tiên tiến và hiện đại, sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Đến năm 2020 Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp lớn tầm quốc gia và khu vực.
    Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 30,6%/năm thời kỳ 2006 – 2010; 26%/năm thời kỳ 2011 – 2015 và 24,1%/năm thời kỳ 2016 – 2020. Tăng tỷ lệ nội địa hóa từ 55% năm 2010 lên 60% năm 2015 và 70% năm 2020, giảm tỷ lệ gia công. Nâng dần hàm lượng cộng nghệ cao trong sản phẩm công nghiệp. Nâng tỷ lệ công nghiệp sạch từ 20% hiện nay lên 40% năm 2010; 50% năm 2015 và 60% năm 2020.
    Phát triển mạnh công nghiệp nhỏ và vừa, các ngành nghề truyền thống giải quyết nhiều việc làm tại chỗ ở khu vực nông thôn và thu hút lao động từ bên ngoài vào địa bàn tỉnh. Củng cố và nâng cao hiệu quả của các KCN tập trung trên địa bàn, lựa chọn các ngành công nghiệp có hàm lượng nội địa hóa cao. Đến năm 2020, dự kiến toàn tỉnh có 31 KCN với tổng diện tích 9.360,5ha và 23 CCN với tổng diện tích 2.704 ha.
    Nông nghiệp
    Phát triển nông nghiệp ổn định, bền vững, năng suất cao trên cơ sở khai thác hợp lý các lợi thế về vị trí địa lý, các nguồn lực, giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị cao. Đầu tư phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày như cao su, cây ăn trái, rau đậu, cây kiểng và chăn nuôi đại gia súc, gia câm.
    Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành lâm nghiệp và thủy sản. tuy nhiên, tỷ trọng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp trong giá trị gia tăng ngành nông – lâm – ngư nghiệp vẫn đạt 90% năm 2010 và giảm xuống 75% năm 2020. Tỷ trọng ngành trồng trọt giảm dần từ 56% năm 2010 xuống 48% vào năm 2015 và 42% năm 2015. Tương ứng, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 37% năm 2010 lên 42% năm 2015 và 46% năm 2020.
    Kết cấu hạ tầng kỹ thuật
    Phát triển giao thông đường bộ theo hướng kết nối với hệ thống quốc lộ hiện đại tầm cỡ khu vực, với sân bay quốc tế và cụm cảng biển Thị Vải – Vũng Tàu và hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác.
    Đối với giao thông đường thủy: Tiếp tục nạo vét luồng lạch sông Sài Gòn, sông Đồng Nai và sông Thị Tính, cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cảng phục vụ vận chuyển, du lịch và dân sinh.
    Dân số
    Dân số tăng bình quân 4,2%/năm giai đoạn 2006 – 2010, tăng 5,9%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 4,6%/năm giai đoạn 2015 0 2020; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên giảm, tốc độ tăng cơ học được duy trì ở mức hợp lý. Dự báo dân số đạt 1,2 triệu người năm 2020; đạt 1,6 người năm 2015 và khoảng 2 triệu người năm 2020 (quy mô dân số đạt mức đô thị loại I).

    Môi trường
    Quan điểm chung tăng trưởng kinh tế kết hợp với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Mục tiêu phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trước hết phải thẩm định quy hoạch thoát nước và vệ sinh môi trường trong quy trình xét duyệt, cấp giấy phép cho dự án đầu tư. Trong các KCN, hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường phải đảm bảo tiêu chuẩn. Năm 2010 thu gom được 90% tổng lượng chất thải rắn, cơ bản hoàn thành cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước và xử lý nước thải, hệ thống thu gom rác thải đúng quy hoạch, bảo đảm 50% các khu dân cư, CCN có hệ thống thoát nước. Thực hiện xong quy hoạch thoát nước và vệ sinh môi trường khu vực Nam Bình Dương đã được phê duyệt. Đến năm 2020, các vấn đề nêu trên được hoàn chỉnh và đồng bộ.

    Quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020 của tỉnh Bình Dương sẽ có 31 KCN đi vào hoạt động, trong đó 5 KCN nằm trong khu liên hợp dịch vụ - công nghiệp – đô thị Bình Dương.
    1). Với sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ như trên, việc quản lý các nguồn thải của các nhà máy xí nghiệp thuộc các khu công nghiệp, nhất là nước thải từ các trạm XLNT tập trung đang trở thành một vấn đề nhức nhối của tỉnh. Việc kiểm soát chất lượng nước thải sau xử lý của các KCN lớn như VSIP, Việt Hương .có lưu lượng nước thải rất lớn và nằm giáp ranh với các địa phương khác có đạt yêu cầu và tuân thủ theo luật BVMT của Việt Nam hay không đang là yêu cầu cấp bách của tỉnh đối với các cơ quan chức năng quản lý về môi trường.
    Hiện nay chưa có một KCN nào trên địa bàn tỉnh lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động mặc dù hầu hết các KCN đã có hoặc đang xây dựng trạm XLNT tập trung. Trong khi đội ngũ cán bộ quản lý môi trường còn thiếu và chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghiệp, việc lấy mẫu phân tích và đánh giá định kỳ 2 - 4 lần năm (theo quý) không thể đánh giá chính xác chất lượng cũng như các ảnh hưởng của nước thải chưa xử lý đạt yêu cầu lên môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên.
    2). Việc giám sát chất lượng nước thải được thực hiện tự động bằng các trạm giám sát trang bị các thiết bị đo on-line để đo liên tục các thông số ô nhiễm môi trường, ghi nhận và truyền dữ liệu về trung tâm xử lý đang được các nước tiên tiến áp dụng vì đã thể hiện rõ tính ưu điểm, giúp các nhà quản lý giám sát chặt chẽ mọi nguồn nước thải tại mọi thời điểm và có thể có các biện pháp giải quyết/ứng cứu kịp thời nếu có các sự cố xảy ra. Việc đo đạc chất lượng nước thải liên tục cũng giúp giải quyết các tranh chấp/quy kết trách nhiệm nếu có.
    3). Phù hợp với Kế hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 – 2010 ban hành kèm theo Quyết định số 2379/QĐ – UBND ngày 4 tháng 8 năm 2008 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bình Dương.
    Tại điều 30. Quy định về việc lắp đặt thiết bị quan trắc nước thải của Quyết định số 68/2008/QĐ – UBND ngày 12 tháng 12 năm 2008 của UBND tỉnh Bình Dương về việc ban hành Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương, trong đó nêu rõ Quy định về việc quan trắc chất lượng nước thải như sau:
    a) Chủ các nguồn thải có lưu lượng nước thải từ 2.000m[SUP]3[/SUP] trong ngày đêm trở lên (trừ các cơ sở nằm trong các Khu, cụm công nghiệp) hoặc các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung bắt buộc phải lắp đặt thiết bị quan trắc chất lượng nước thải tự động.
    b) Thiết bị quan trắc nước thải tự động phải được xây dựng và lắp đặt đúng với quy chuẩn kỹ thuật do Sở Tài nguyên và Môi trường quy định. Thiết bị quan trắc chất lượng nước thải tự động phải được kết nối vào hệ thống quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường.
    Từ những lý do trên, việc Đầu tư các trạm quan trắc nước thải tự động cho các khu công nghiệp và các nguồn thải lớn trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là hết sức cấp bách và cần thiết. Đồng thời, nhằm các mục tiêu sau:
    [​IMG] Mục tiêu ngắn hạn:
    - Xây dựng, trang bị và vận hành Mạng giám tự động chất lượng nước thải sau xử lý cho các KCN đang hoạt động của tỉnh Bình Dương.
    - Xây dựng Trạm điều hành, xử lý dữ liệu Trung tâm nối kết tất cả các trạm quan trắc tại các KCN.
    - Lắp đặt camera hồng ngoại quan sát cho một số KCN và một số cơ sở công nghiệp và doanh nghiệp có nguồn thải lớn để giám sát sự hoạt động của các hệ thống xử lý nước thải.
    - Xây dựng phần mềm quản lý và truy suất dữ liệu cho Trạm Trung tâm để phục vụ cho công tác quản lý được khoa học, nhanh chóng và dễ sử dụng.
    - Xây dựng phần mềm điều khiển cho Trạm Trung tâm.
    - Đáp ứng được yêu cầu quản lý của nhà nước.
    Nghiệm thu, đánh giá hiệu quả.
    [​IMG] Mục tiêu dài hạn:
    - Trên cơ sở nghiệm thu, đánh giá hiệu quả của dự án, tiếp tục đầu tư Xây dựng mạng giám sát tự động cho tất cả các nguồn thải còn lại (gồm các cơ sở công nghiệp và các doanh nghiệp có nguồn thải lớn) và kết nối với Trạm điều khiển trung tâm của Sở tài nguyên và Môi trường. (Doanh Nghiệp tự đầu tư)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...