Đồ Án Ứng dụng công nghệ bêtông đầm lăn (RCC) thiết kế cấp phối RCC cho đập thuỷ điện đồng nai 4

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đồ án Ứng dụng công nghệ bêtông đầm lăn (RCC) thiết kế cấp phối RCC cho đập thuỷ điện đồng nai 4 - sinh viên Đại học Bách Khoa Tp. HCM (Trong vòng khoảng 4 thập kỷ qua trên thế giới đã có khoảng 176 đập có độ cao trên 50 m được xây dựng bằng công nghệ bê tông đầm lăn (RCC). Đây là công nghệ thi công đập bê tông dựa trên nguyên lý thi công đập đất sử dụng thiết bị vận chuyển, rải và lèn chặt có công suất lớn. Hỗn hợp bê tông có hàm lượng chất kết dính thấp và độ ẩm nhỏ được lèn chặt bằng lu rung. Tốc độ thi công nhanh, giá thành rẻ là những ưu việt của loại hình công nghệ này so với công nghệ thi công đập bê tông thường đã biến công nghệ RCC trở nên phổ biến).

    Trong tiến trình hội nhập và phát triển nhu cầu điện năng của nước ta năm sau cao hơn năm trước. Với ưu thế về tiềm năng thuỷ điện việc xây dựng các công trình thuỷ điện mới được đặt ra hết sức cấp thiết. Theo kế hoạch phát triển thuỷ điện đến năm 2013 cả nước sẽ có 22 nhà máy thuỷ điện mới được đưa vào khai thác. Để thực hiện được nhiệm vụ đó việc lựa chọn phương pháp thi công tiên tiến có hiệu quả được đặt ra cho người làm thuỷ điện. Trong vòng khoảng 4 thập kỷ qua trên thế giới đã có khoảng 176 đập có độ cao trên 50 m được xây dựng bằng công nghệ bê tông đầm lăn (RCC). Đây là công nghệ thi công đập bê tông dựa trên nguyên lý thi công đập đất sử dụng thiết bị vận chuyển, rải và lèn chặt có công suất lớn. Hỗn hợp bê tông có hàm lượng chất kết dính thấp và độ ẩm nhỏ được lèn chặt bằng lu rung. Tốc độ thi công nhanh, giá thành rẻ là những ưu việt của loại hình công nghệ này so với công nghệ thi công đập bê tông thường đã biến công nghệ RCC trở nên phổ biến. Trong điều kiện hiện tại tuy còn thiếu kinh nghiệm thi công đập RCC nhưng Việt Nam đã có những cố gắng nhằm đốt cháy giai đoạn để đưa công nghệ thi công RCC vào áp dụng trong xây dựng nhiều đập thuỷ điện trên cả 3 miền. Việc tiếp cận và làm chủ công nghệ RCC trong một thời gian ngắn không thể tránh khỏi những khó khăn thách thức về mọi phương diện. Trong khuôn khổ bài viết này tác giả chỉ sơ bộ phân tích tình hình ứng dụng công nghệ RCC hiện nay ở Việt Nam và chỉ ra một số thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt.

    MỤC LỤC
    Mở đầu
    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BÊ TÔNG ĐẦM LĂN

    1.1 Giới thiệu bê tông đầm lăn
    1.2 Lịch sử nghiên cứu
    1.3 Công nghệ thi công bêtông đầm lăn
    1.4 Tính khả thi ở Việt Nam
    1.4.1 Tiềm năng về nguyên vật liệu
    1.4.2 Tiềm năng về thiết bị
    1.4.3 Hiệu quả áp dụng BTĐL làm đập và mặt đường ở Việt Nam
    CHƯƠNG II: CÁC TIÊU CHÍ KỸ THUẬT
    2.1 Vật liệu và định thành phần hỗn hợp
    2.1.1 Khái quát
    2.1.2 Độ đặc
    2.1.3 Các vật liệu kết dính
    2.1.4 Cốt liệu
    2.1.5 Các phương pháp định thành phần hỗn hợp
    2.1.6 Chất phụ gia
    2.2 Các đặc tính của bê tông
    2.2.1 Khái quát
    2.2.2 Cường độ
    2.2.3 Đặc tính đàn hồi
    2.2.4 Từ biến
    2.2.5Sự biến đổi thể tích
    2.2.6 Hệ số ứng suất
    2.2.7 Khả năng biến dạng
    2.2.8 Tính thấm
    2.2.9 Tính bền
    2.2.10 Trọng lượng đơn vị
    CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BÊ TÔNG ĐẦM LĂN THIẾT KẾ CẤP PHỐI CHO CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN ĐỒNG NAI 4
    3.1 Khảo sát nguồn vật liệu địa phương
    3.2 Thiết lập cấp phối cốt liệu
    3.3 Thí nghiệm trong phòng
    3.3.1 Một số công tác và thiết bị thí nghiệm RCC
    3.3.2 Kết quả thí nghiệm RCC các loại cấp phối khác nhau
    CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    Tài liệu tham khảo


     
Đang tải...