Luận Văn Ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn khối lớp 6 ở trường THCS Phú Ninh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỤC LỤC 1

    MỞ ĐẦU 4

    1. Lý do chọn đề tài 4

    1.1 Lý do khách quan 4

    1.2 Lý do chủ quan 5

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

    3.1 Đối tượng nghiên cứu 6

    3.2 Phạm vi nghiên cứu 7

    4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

    4.1 Mục đích nghiên cứu 7

    4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

    4.2.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc “Ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh” 7

    4.2.2 Đưa ra giải pháp trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn ở khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh 7

    5. Phương pháp nghiên cứu 7

    5.1 Phương pháp tổng hợp lý luận và thực tiễn 7

    5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu 7

    5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 8

    6. Cấu trúc đề tài 8

    7. Đóng góp của đề tài 8

    NỘI DUNG 9

    CHƯƠNG 1 9

    NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN KHỐI LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS PHÚ NINH 9

    1.1 Những tiền đề lý luận và thực tiễn 9

    1.1.1. Những tiền đề lý luận 9

    1.1.1.1. Sự đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 9

    1.1.1.2. Các nhân tố cấu tạo nên quá trình dạy học 10

    1.1.2. Cơ sở thực tiễn 10

    1.2. Khái niệm PPDH 11

    1.2.1. Đổi mới PPDH đồng nghĩa với việc đổi mới cách dạy và học 11

    1.2.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học phải đổi mới trước hết ở ý thức, nhận thức 11

    1.2.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học cần phải đảm bảo có cơ sở và tính kế thừa 12

    1.2.1.3. Đổi mới phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực của học sinh thông qua tác động của giáo viên. 13

    1.2.2. CNTT là con đường dẫn đến đổi mới 13

    1.3. Một số khái niệm 14

    1.4. Những yêu cầu của việc đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT và trong dạy học 15

    1.4.1. Đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT vào trong dạy học không còn là một vấn đề xa lạ mà nó đang nóng bỏng nhất hiện nay 15

    1.4.2. Đổi mới PPDH, ứng dụng CNTT vào trong dạy học là không thể thiếu cần được phát huy một cách tích cực 15

    1.5. Tính cấp thiết của đề tài 16

    CHƯƠNG 2 17

    THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN KHỐI LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS PHÚ NINH 17

    2.1. Tình hình sử dụng bài giảng điện tử vào tiết dạy của giáo viên bô môn văn khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh. 17

    2.1.1. Thuận lợi 17

    2.1.2. Khó khăn 17

    2.2. Khả năng tiếp cận CNTT của học sinh 18

    2.3. Khảo sát thực tiến ứng dụng CNTT trong dạy học ngữ văn khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh 18

    2.3.1. Mục đích, yêu cầu khảo sát 18

    2.3.2. Địa bàn và đối tượng khảo sát 19

    2.3.3. Cách thức khảo sát 19

    2.3.4. Nội dung khảo sát 19

    2.3.5. Kết quả khảo sát 19

    2.3.5.1. Kết quả khảo sát của giáo viên 19

    2.4.5.2. Kết quả khảo sát của học sinh 20

    2.5. Những nhận định về thực tế ứng dụng CNTT 21

    2.5.1. Ưu điểm 21

    2.5.2. Nhược điểm 23

    2.6. Nguyên nhân của những ưu – nhược điểm của việc ứng dụng CNTT trong dạy học ngữ văn khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh 24

    2.6.1. Nguyên nhân của ưu điểm 24

    2.6.1.1. Nguyên nhân chủ quan 24

    2.6.1.2. Nguyên nhân khách quan 24

    2.6.2. Nguyên nhân của nhược điểm 24

    2.6.2.1. Nguyên nhân chủ quan 24

    2.6.2.2. Nguyên nhân khách quan 24

    CHƯƠNG 3 25

    GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN KHỐI LỚP 6 Ở TRƯỜNG THCS PHÚ NINH 25

    3.1. Ứng dụng CNTT đòi hỏi gì ở giáo viên và học sinh 25

    3.1.1. Đòi hỏi về cơ sở vật chất hạ tầng 25

    3.1.2. Đòi hỏi ở giáo viên 25

    3.1.3. Đòi hỏi ở học sinh 25

    3.2. Công tác bồi dưỡng giáo viên 25

    3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên 25

    3.2.1.1. Nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ giáo viên 26

    3.2.1.2. Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT vào trong dạy học 26

    3.3. Công tác xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị 27

    3.3.1. Xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ 27

    3.3.4. Khuyến khích giáo viên tự trang bị máy tính cho mình và tìm hiểu CNTT 28

    3.4. Các hình thức ứng dụng CNTT 28

    3.4.1. Ứng dụng CNTT trong dạy học và trong kiểm tra, đánh giá 28

    3.4.2. Ứng dụng CNTT trong cảm thụ văn chương 29

    3.5. Kỹ năng cần có và yêu cầu cần đạt khi soạn giáo án điện tử 30

    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN 33

    Tài liệu tham khảo 35


    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài

    1.1 Lý do khách quan

    Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của CNTT truyền thông (ICT) đã mang lại những thay đổi to lớn trong đời sống kinh tế xã hội của nhân loại. Ở Việt Nam, việc ứng dụng và phát triển CNTT đã được triển khai mạnh mẽ, CNTT ngày càng đóng vai trò quan trọng và là một nhân tố thúc đẩy đối với thành công trong công cuộc đổi mới của Việt Nam.

    Chỉ thị 29/2001/CT-BGD & ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nêu

    rõ :“Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ thông tin là phương tiện để tiến tới một xã hội học tập”.

    Năm học 2008-2009 BGD đã lấy chủ đề năm học là “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong trường học; Đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ”, đã mở ra một cơ hội vàng đối với những người làm công tác giáo dục.

    Những năm qua việc đổi mới nội dung, chương trình SGK được thực hiện khá đồng bộ. Việc đổi mới nội dung, chương trình yêu cầu phải đổi mới PPDH. Đổi mới PPDH đòi hỏi phải sử dụng phương tiện dạy học phù hợp_và CNTT là một trong những phương tiện quan trọng góp phần đổi mới công tác quản lý trường học và đổi mới PPDH.

    Từ những phương tiện này giáo viên có thể khai thác, sử dụng, cập nhật và trao đổi thông tin. Việc khai thác CNTT giúp giáo viên tránh được tình trạng “ Dạy chay” một cách thiết thực, đồng thời giúp giáo viên có thể cập nhật thông tin nhanh chống nhạy bén, hiệu quả những vấn đề xã hội. Đây là một trong những yêu cầu đặc biệt cần thiết đối với mỗi giáo viên giảng dạy. Trách nhiệm đặt trên vai ngành Giáo dục là đòi hỏi ngành phải có những nội dung chương trình phù hợp, đổi mới phương pháp dạy và học một cách tích cực

    Nhiều năm qua, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập đang trở thành nhu cầu thiết yếu thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục với niềm đam mê được nghiên cứu ứng dụng các phương pháp vào việc Đổi mới PPDH môn ngữ văn trong nhà trường, trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi muốn đề cập đến việc sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn ngữ văn như thế nào cho hiệu quả. Đây cũng là những trăn trở của nhiều giáo viên trong quá trình dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu tiên tiến của thời đại.

    Từ nhận thức trên là một cán bộ giáo viên trong tương lai chúng tôi đã xác định việc xây dựng cho mình khả năng sáng tạo, nhạy bén, phải có sự hiểu biết CNTT để đáp ứng nhu cầu dạy và học cho bản thân, là một trongnhuwngx nhiệm vụ quan trọng mà mình không được phép sao lãng, phải bằng mọi cách hình thành cho mình kĩ năng nhận thức, kĩ năng dạy học.

    1.2 Lý do chủ quan

    Thực tế hiện nay, việc trang thiết bị cho dạy học ứng dụng CNTT ở trường THCS Phú Ninh còn rất mỏng. Toàn trường chỉ có khoảng từ 01 đến 02 phòng học có trang bị đèn chiếu, máy chiếu để phục vụ cho các tiết dạy ứng dụng CNTT. Do đó, số tiết dạy này chỉ có thể áp dụng cho các tiết thao giảng, hội giảng với định lượng từ 01 đến 02 tiết/ giáo viên/ năm học. Việc ứng dụng CNTT vào dạy học môn ngữ văn ở khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh có thể giúp tăng cường khả năng dạy và học, phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, tối ưu các điều kiện hiện có, sử dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học được trang bị hoăc do các giáo viên tự làm lấy góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học ngay cả trong điều kiện không có máy chiếu. Nó mang lại hiệu quả cao trong việc tiếp nhận văn học, phù hợp với yếu tố tâm lý của học sinh, tiếp tục phát huy phương pháp dạy học trực quan sinh động (trực quan thính giác, trực quan thị giác bên cạnh trực quan ngôn từ) theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông là: “tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”.

    Về phía giáo viên trường THCS Phú Ninh chúng tôi nhận thấy rằng đa phần các giáo viên chưa mạnh dạn đầu tư, tìm hiều và ứng dụng CNTT vào trong tiết dạy, nhiều giáo viên còn dạy học theo lối truyền thống là đọc chép nên chưa phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

    Về phía các em học sinh khối 6 trường THCS Phú Ninh còn yếu kém về nhiều mặt, cả về cách tổ chức dạy học cũng như khả năng nhận thức tri thức của các em còn nhiều hạn chế. Các em chưa hiểu sâu nội dung bài học, cũng như chưa có hứng thú tìm hiểu đọc bài trước ở nhà. Đứng trước nhu cầu đó chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn khối lớp 6 ở trường THCS Phú Ninh”.

    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    Đây là một đề tài được nhiều đồng nghiệp quan tâm. Vì thế đã có rất nhiều giáo viên quan tâm và đi vào nghiên cứu vấn đề này. Trong đó “Nguyễn Sơn Hải, MS.Power Point”, “Bernd Meier, Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới”, đã mang lại một số thành công nhất định cho đề tài.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    3.1 Đối tượng nghiên cứu

    Đề tài lấy quá trình tổ chức dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh trong tiết dạy bằng giáo án điện tử ở khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh làm đối tượng nghiên cứu.

    3.2 Phạm vi nghiên cứu

    Vì đang còn là sinh viên thực tập nên chúng tôi không có nhiều thời gian đề tiến hành cho việc nghiên cứu dài hạn, chỉ có thời gian là 2 tháng thực tập tại trường THCS Phú Ninh và được phân công giảng dạy khối lớp 6 nên chúng tôi chỉ có thể dừng lại tìm hiểu trong phạm vi khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh

    4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    4.1 Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở nhằm khắc phục tình trạng học sinh thụ động trong giờ học, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, cũng như khơi gợi sự tìm tòi học hỏi CNTT cho các giáo viên trường THCS Phú Ninh nói chung và giáo viên bộ môn văn nói riêng nhằm đổi mới phương pháp dạy và học ở trường THCS Phú Ninh.

    4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

    4.2.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc “Ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh”

    4.2.2 Đưa ra giải pháp trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn ở khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh

    5. Phương pháp nghiên cứu

    5.1 Phương pháp tổng hợp lý luận và thực tiễn

    Chúng tôi đã tổng hợp nhiều ý kiến của quý thầy cô cũng như các em học sinh khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh về tình hình ứng dụng CNTT vào tiết dạy ở trường THCS Phú Ninh hiện nay và nhận thấy còn có nhiều điều bất cập.

    5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu

    Đây là một trong số những phương pháp cơ bản nhằm thu thập thông tin khoa học. Chúng tôi đã tiến hành điều tra và thu thập số liệu từ một số giáo viên và học sinh khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh, cũng như tìm hiểu về thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng CNTT vào trong dạy học.

    - Điều tra 5 lớp khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh

    - Xây dựng phiếu điều tra bằng hình thức text

    Nhằm mục đích thấy được sự thiết thực của đề tài.

    5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

    Chúng tôi đã áp dụng soạn và dạy cho 3 lớp 6 trường THCS Phú Ninh, qua 3 tiết dạy chúng tôi cảm thấy các em rất hưng thú học, khi hỏi các em có thích tiết học trên lớp như thế này không các em đều bảo rất thích ạ.

    6. Cấu trúc đề tài

    Đề tài có nội dung gồm 3 phần

    Chương 1: Những tiền đề lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh

    Chương 2: Thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh

    Chương 3: Giải pháp của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Ngữ văn ở khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh

    7. Đóng góp của đề tài

    Thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu chúng tôi mong rằng đề tài của chúng tôi sẽ góp phần đổi mới nhận thức trong việc nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH hiện nay.

    Mặt khác đề tài sẽ giúp ich cho việc giảng dạy của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh theo chiều hướng tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức. Đề tài sẽ là nguồn tài liệu thàm khảo cho giáo viên thấy được sự cần thiết của việc “Ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và bộ môn Ngữ văn khối lớp 6 trường THCS Phú Ninh nói riêng”.


     

    Các file đính kèm:

Đang tải...