Thạc Sĩ Ứng dụng CNTT để thiết kế bài giảng phần địa lí tự nhiên trong SGK Điạ lí 10 THPT

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

    MỞ ĐẦU


    Hiện nay nước ta đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để tiến tới hộ i nhập với nền kinh tế - xã hội thế giới, nhằm tạo ra một sự phát triển vượt bậc vì mục tiêu nâng cao toàn diện đời sống nhân dân và nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Để đạt được điều đó nhất thiết phải nâng cao năng lực về mọi mặt nguồn lực con người. Vì thế, nhiệm vụ đặt ra cho ngành G iáo dục là phải đào tạo ra những con người lao động mới, có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thời kì đổi mới. Nghị quyết đại hội Đảng cũng đã đề ra “Phải xác định rõ mục tiêu, nộ i dung đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo . Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học” để “đào tạo được những con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, tự lo được việc làm, lập nghiệp, và thăng tiến trong cuộc sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hộ i công bằng, dân chủ, văn minh”.
    Xu hướng mới hiện nay trong quá trình dạy học là “Lấy học sinh làm trung tâm”, tức là người dạy học phải phát huy tố i đa tính tích cực chủ động của người học trong quá trình dạy học, phải đề c ao vai trò chủ thể của người học trong quá trình nhận thức. Bắt học sinh phải làm việc nhiều hơn để tự nắm kiến thức, tự tìm ra chân lí thông qua nhiều biện pháp đổi mới về phương pháp cũng như vận dụng các phương tiện thiết b ị dạy học hiện đại.
    Để phù hợp với xu thế ngày nay, việc dạy và học phải được thay đổi theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học thông qua nhiều con đường như: Đổi mới về phương pháp, phương tiện dạy học . Một trong những hướng đó là sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập.

    Do đặc trưng đối tượng nghiên cứu của khoa học Địa lí là các vấn đề về tự nhiên và kinh tế xã hội nên lượng kiến thức này càng tăng lên nhanh chóng hơn. Nếu không kịp thời nắm bắt các kiến thức đó thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu và trở nên lạc hậu.
    Bên cạnh đó trong giai đoạn bùng nổ thông tin, đất nước đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đ iều này cũng góp phần làm cho nguồn tri thức Đ ịa lí ngày càng trở nên phong phú, nó được giới hạn không chỉ ở trong những phương tiện truyền thống như các loại sách báo, các tài liệu thông thường mà nó được phổ biến rộng rãi trên nhiều các phương tiện thông tin đại chúng và các công nghệ hiện đại khác như: đài, tivi, và nhất là trên mạng Internet.
    Sự phát triển mạnh mẽ đó đã tạo ra các điều kiện vô cùng thuận lợi cho quá trình học tập của học sinh nhưng nó cũng đặt ra cho người giáo viên nhiều thách thức trong quá trình giảng dạy. Điều đó được thể hiện ở việc giảng dạy của giáo viên phải làm thế nào để vừa giải quyết được những vấn đề cốt lõi của bài học nhưng lại phải cập nhật thông tin mới về xã hội và nội dung khoa học của bộ môn.
    Chính điều này đòi hỏ i phải có sự thay đổi trong phương pháp giảng dạy của giáo viên. Người giáo viên lúc này không chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là truyền đạt tri thức khoa học mà phải là người hướng dẫn học sinh, xây dựng cho học sinh một phương pháp tự học, tự nghiên cứu, để tự mình nắm bắt kiến thức, bắt kịp với sự phát triển của xã hội và có như vậy thì mới có thể phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Điều này cũng phù hợp với quy luật triết học, đó là con người phát triển trong vận động.
    Chính những lí do đó mà việc đưa tin học và ứng dụng tin học như một phương tiện vào trong giảng dạy và học tập là một nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục bậc phổ thông hiện nay, đồng thời đây cũng là một điều kiện thiết yếu để hiện đại hóa nền giáo dục nói chung, môn Đ ịa lí nó i riêng trong nhà trường phổ thông, phù hợp với xu thế phát triển của khoa học kĩ thuật.
    Tuy nhiên trong nhà trường phổ thông hiện nay việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào giảng dạy chưa nhiều, một số nơi còn chưa phát huy được tính hiệu quả của phương tiện kĩ thuật hiện đại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này: Đó là cơ sở vật chất chưa đảm bảo, còn thiếu thốn cả về phòng học, phương tiện; Sự chuyển biến chậm trong đổi mới phương pháp cũng như nhiều giáo viên còn bỡ ngỡ trong việc sử dụng các thiết b ị phương tiện dạy học hiện đại.
    Với mong muốn góp tiếng nó i chung vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng thiết kế bài giảng cũng như mở rộng thêm khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường phổ thông, tôi lựa chọn
    đề tài: “Ứng dụng CNTT để thiết kế bài giảng phần địa lí tự nhiên trong SGK Điạ lí 10 THPT” làm đề tài nghiên cứu cho mình.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    - Nghiên cứu sử dụng hiệu quả của một số phần mềm ứng dụng trong thiết kế bài giảng và cách thức tiến hành thiết kế một bài giảng để giáo viên có thể ứng dụng trong giảng dạy.
    - Nêu được nguyên tắc, cơ sở và quy trình thiết kế bài giảng Đ ịa lí có sử

    dụng CNTT.

    - Xây dựng đĩa CD về một số dạng thiết kế bài giảng phần địa lí tự nhiên trong SGK địa lí 10 THPT nhằm thử ngh iệm việc ứng dụng CNTT trong dạy học hiện nay.
    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    - Nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tiến hành nghiên cứu đề tài.

    - Nghiên cứu cách thức khai thác, sử dụng một số phần mềm ứng dụng để phục vụ cho việc thiết kế một bài giảng địa lí tự nhiên trong nhà trường phổ thông.


    - Nghiên cứu cách thức và quy trình thiết kế một bài giảng địa lí tự nhiên để phụ vụ cho việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
    - Thiết kế một số bài giảng cụ thể trong phần đ ịa lí tự nhiên trong SGK

    Địa lý lớp 10 THPT.

    - Thực nghiệm sư phạm tại một số trường phổ thông trên địa bàn tỉnh

    TN, Bắc Kạn, Tuyên Quang để đánh giá tính khả thi của vấn đề nghiên cứu.

    - Đánh giá những thuận lợi và khó khăn. Đưa ra một số giải pháp để tăng tính hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông.
    4. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

    Bước đầu nghiên cứu cách thức ứng dụng CNTT vào việc thiết kế bài giảng đ ịa lí tự nhiên trong SGK địa lí 10.
    5. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA VẤN ĐỀ

    - Hiện nay trên Thế giới việc sử dụng CNTT vào dạy học đã được quan tâm và vận dụng từ lâu, nhất là các nước phát triển và ngay các nước trong khu vực như Singapo, Thái Lan
    - Ở nước ta việc ứng dụng CNTT vào dạy học cũng đã được quan tâm. Đã có nhiều văn bản thể hiện việc quan tâm này như: Nghị quyết 49/CP
    - Trong những năm gần đây cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng CNTT vào dạy học như :
    + “Ứng dụng CNTT trong giáo dục” - Hội thảo KHCN Bộ GD - ĐT, 2001

    + “Thiết kế bài giảng địa lí ở nhà trường phổ thông”. Nguyễn Trọng

    Phúc, Nxb ĐHSP Hà Nội, 2004.

    + “Thiết kế bài giảng địa lí ở nhà trường phổ thông có sử dụng Power point và các phần mềm đ ịa lí”. Nguyễn Trọng Phúc - Hội thảo quốc tế về CNTT và TT, Bộ GD-ĐT, 2004.



    + “Khai thác chương trình PC - Pact, Encata, World 2000 và Power point để thiết kế và xây dựng bài giảng địa lí”. Nguyễn Trọng Phúc, Hội thảo khoa học “Sử dụng CNTT trong đổi mới phương pháp dạy học” ĐHSP Hà Nội, 2002.
    Qua các đề tài nghiên cứu trên của các nhà khoa học giáo dục cho thấy

    việc ứng dụng CNTT vào dạy học đã đem lại kết quả khả quan, phát huy được vai trò chủ động của học sinh trong học tập, học sinh đã say mê và hứng thú hơn với việc học tập địa lí.
    6. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    6.1. Phương pháp thu thập tài liệu

    - Căn cứ vào mục đích nhiệm vụ của đề tài, tôi đã tiến hành thu thập, phân tích tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau như trong các sách báo, tạp chí, các luận văn, các công trình đề tài nghiên cứu khoa học, các phần mềm nghiên cứu ứng dụng vào học tập có liên quan.
    - Để việc thiết kế bài giảng đảm bảo tính khoa học và tính giáo dục, tôi chú ý đến việc nghiên cứu tài liệu chuẩn cho việc thiết kế bài giảng là SGK Địa lí 10 THPT hiện hành thuộc ban cơ bản, các tài liệu về tâm lí học đại cương, tâm lí học sư phạm, tâm lí học lứa tuổ i để đảm bảo cho việc thiết kế bài giảng đạt hiệu quả cao nhất.
    6.2. Phương pháp phân tích hệ thống

    Đây là cơ sở để nghiên cứu nội dung, chương trình, các bài học trong SGK Địa lí 10 THPT. Để đảm bảo tính khoa học, các đối tượng nghiên cứu phải được xem xét và phân tích trong một hệ thống hoàn chỉnh.
    6.3. Phương pháp thống kê toán học

    Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong việc xử lí kiểm tra đánh giá kết quả đạt được qua tìm hiểu thực tế, qua thực nghiệm các bản thiết kế bài giảng Địa lí có sử dụng CNTT đối với lớp 10 THPT.

    6.4. Phương pháp điều tra quan sát, tổng kết kinh nghiệm

    - Việc áp dụng các phương pháp phương tiện dạy học cho phù hợp với khả năng của học sinh là một quá trình thử nghiệm lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải có nhiều kinh nghiệm. Để đạt hiệu quả trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy ở trường phổ thông cần phải tì m hiểu kĩ về thái độ tiếp nhận của giáo viên và học sinh, tìm hiểu thực tế việc dạy học Địa lí và thiết kế bài giảng Đ ịa lí 10 THPT nói chung, phần Đ ịa lí tự nhiên trong sách giáo khoa Địa lí 10 THPT nói riêng, đặc biệt là những chương trình có sử dụng CNTT trong dạy học.
    - Tiến hành dự giờ một số giờ ở các trường THPT có sử dụng CNTT để từ đó rút ra kinh nghiệm và bổ xung những vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
    6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

    - Tiến hành thiết kế một số bài giảng có sử dụng CNTT và bước đầu tiến hành thực nghiệm bài giảng có ứng dụng CNTT để dạy một số tiết trong chương trình Địa lí 10 THPT phần Địa lí tự nhiên.
    - Sử dụng các phiếu thăm dò ý kiến giáo viên và các phiếu kiểm tra kết quả học tập của học sinh để đánh giá những kế t quả thu được và tính khả thi của đề tài.
    7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

    Nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hóa và tiếp thu những cơ sở lí luận cơ bản của việc thiết kế bài giảng nói chung và thiết kế bài giảng có sử dụng CNTT nói riêng.
    Nghiên cứu thực trạng việc thiết kế bài giảng Đ ịa lí hiện nay nhất là việc

    thiết kế bài giảng có ứng dụng CNTT trong dạy học Địa lí ở một số nhà trường phổ thông trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.
    Nêu được sơ sở, nguyên tắc, quy trình thiết kế bài giảng Đ ịa lí có ứng dụng CNTT đối với phần Đ ịa lí tự nhiên lớp 10 THPT.
    Xây dựng một số bài giảng có ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả dạy

    học Địa lí 10 THPT nói chung và phần Địa lí tự nhiên lớp 10 THPT nói riêng.

    8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

    Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh

    mục các sơ đồ, bảng biểu, phiếu điều tra, luận văn bao gồm các phần sau: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong
    thiết kế bài giảng

    Chương 2: Sử dụng CNTT và các phần mềm tin học có nội dung Địa lí để thiết kế bài giảng Đ ịa lí tự nhiên trong sách giáo khoa Địa lí 10 THPT.
    Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.


    Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt

    Danh mục các bảng

    MỤC LỤC



    Trang


    Danh mục các hình, sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh

    MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài

    2. Mục đích nghiên cứu

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu .

    4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài

    5. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề

    6. Phương pháp nghiên cứu

    7. Đóng góp của luận văn .

    8. Cấu trúc của luận văn

    NỘI DUNG

    Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng Địa lí tự nhiên 10 THPT
    1.1. Cơ sở lí luận của đề tài

    1.1.1. Đặc điểm tâm lí và trình độ nhận thức của lứa tuổ i học sinh THPT

    1.1.2. Một số khái niệm cơ bản trong lí luận dạy học Địa lí .

    1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .

    1.2.1. Quan điểm dạy học theo hướng tích cực .

    1.2.2. Tin học hóa – Nhu cầu tất yếu của thời đại mới

    1.2.3. Quan niệm dạy học có sử dụng CNTT

    1.2.4. Ứng dụng CNTT vào giảng dạy để thực hiện tốt mục tiêu dạy học

    và hiện đại hóa nền giáo dục

    1.2.5. Thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong thiết kế bài giảng

    Địa lí tự nhiên 10 THPT hiện nay .

    Chương 2: Sử dụng CNTT và các phần mềm tin học có nội dung Địa lí

    để thiết kế bài giảng Địa lí tự nhiên trong SGK Địa lí 10 THPT .


    2.1. Giới thiệu một số phần mềm có khả năng khai thác và thiết kế

    một bài giảng Địa lí .

    2.1.1. Một số yêu cầu và nguyên tắc đối với việc thiết kế bài giảng

    2.1.2. Một số phần mềm cơ bản được sử dụng trong thiết kế bài giảng

    2.1.3. Sử dụng Power point để thết kế bài giảng

    Địa lí tự nhiên 10 THPT

    2.2. Thiết kế một số bài giảng Địa lí tự nhiên cụ thể trong chương trình

    Địa lí 10 THPT có sử dụng Power point và các phần mềm tin học

    có nội dung Địa lí .

    2.2.1. Chương trình và nội dung môn Đ ịa lí ở trường phổ thông

    2.2.2. Quy trình thiết kế một bài giảng có sử dụng CNTT

    2.2.3. Áp dụng trực tiếp vào thiết kế mẫu bài giảng Đ ịa lí tự nhiên

    trong SGK Địa lí 10 THPT

    Chương 3 Thực nghiệm sư phạm .

    3.1 Mục đích thực nghiệm

    3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm .

    3.3 Nguyên tắc thực nghiệm

    3.4 Tổ chức thực nghiệm .

    3.4.1 Chọn trường thực nghiệm

    3.4.2 Chuẩn bị thực nghiệm

    3.4.3 Đánh giá sau thực nghiệm


    3.5 Nhận xét kết quả thực nghiệm
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo .
    Phụ lục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...