Tiểu Luận Ứng dụng CNSH trong bón phân và xử lý bệnh cho cà phê

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Công nghệ sinh học là gì?
    1.1. Khái niệm
    1.2. Ứng dụng trong thực tiễn hiện nay
    2. Tìm hiểu về cây cà phê
    2.1. Lịch sử của cà phê
    2.2. Xu hướng phát triển trong tương lai của cây cà phê tại Việt Nam
    2.3. Các đặc điểm sinh lí của cây cà phê
    3. Ứng dụng CNSH trong bón phân cho cây cà phê
    3.1. Vai trò của phân bón đối với cây trồng
    3.2. Nhu cầu dinh dưỡng của cây cà phê
    3.3. Các triệu chứng thiếu chất dinh dưỡng của cây trồng
    3.4. Bón phân cho cây cà phê
    3.4.1. Các loại phân bón được sử dụng cho cây cà phê
    3.4.1.1. Phân vô cơ
    3.4.1.2. Phân hữu cơ
    3.4.1.3. Phân vi sinh
    3.4.2. Cách bón phân cho cây cà phê
    4. Ứng dụng CNSH trong xử lí bệnh cho cây cà phê
    4.1. Một số bệnh và cách phòng trừ ở cây cà phê
    4.2. Các loại thuốc bảo vệ thực vật để xử lí sâu bệnh có ứng dụng CNSH

    1. Công nghệ sinh học là gì?
    1.1 Khái niệm
     Công nghệ sinh học (CNSH) là công nghệ dựa trên những nghiên cứu sinh học như sự sinh trưởng, phát triển, di truyền, biến dị, sự tiến hóa của sinh vật và được ứng dụng trong nông – lâm – ngư nghiệp, khoa học thực phẩm, dược phẩm và bảo vệ môi trường.
    CNSH được chia làm 3 giai đoạn chính trong sự phát triển của nó.
    - CNSH truyền thống: chế biến các thực phẩm dân dã đã có từ lâu đời như tương, chao, nước mắm . theo phương pháp truyền thống; xử lí đất đai, phân bón để phục vụ nông nghiệp .
    - CNSH cận đại: có sử dụng công nghệ trong quá trình chế biến sản phẩm như việc sử dụng các nồi lên men công nghiệp để sản xuất ở quy mô lớn các sản phẩm sinh hạt như mì chính, acid amin, acid hữu cơ, chất kháng sinh, vitamin, enzym .
    - CNSH hiện đại: Công nghệ di truyền, công nghệ tế bào, công nghệ enzym và protein, công nghệ vi sinh vật, công nghệ lên men, công nghệ môi trường .
    1.2 Ứng dụng trong thực tiễn hiện nay
    CNSH đang mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các quốc gia. Được coi là ngành có nhiều bước đột phá trong thời gian gần đây, CNSH nỗ lực rất lớn để chinh phục tự nhiên, góp phần nâng cao và cải thiện đời sống con người, bước đầu đã mà lại những hiệu quả tích cực.
    CNSH đã và đang ngày càng tỏ ra thực sự có ý nghĩa lớn đối với đời sống con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, CNSH đã được ưu tiên đầu tư rất lớn cho những nghiên cứu và những kế hoạch mang tính ứng dụng. Những năm gần đây, ở cả Việt Nam và thế giới, ngày càng có nhiều các trường đại học, viện nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu - phát triển, các phòng thí nghiệm về CNSH được xây dựng phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, với các trang thiết bị tiên tiến và hiện đại. Đội ngũ tri thức các nhà Khoa học trẻ được đào tạo có trình độ chuyên môn và tay nghề cao để làm việc trong lĩnh vực này, trong số đó có rất nhiều những nhà khoa học nổi tiếng và thành công với CNSH. Con người sẽ sớm được tiếp cận với các thành tựu của ngành khoa học tiên tiến và mang tính ứng dụng cao này. Triển vọng của ngành này vẫn đang được khẳng định. Trong tương lai không xa chúng ta sẽ thấy được ngày càng nhiều hơn những đóng góp của CNSH trong tất cả các lĩnh vực của dời sống, xã hội.
    2. Tìm hiểu về cây cà phê
    2.1. lịch sử của cà phê
    Loại cây này đầu tiên chỉ được trồng ở châu Phi và Ả Rập, nhưng sau được đem phân bố ở nhiều nơi khác trên thế giới với điều kiện hợp phong thổ.
    Người Hà Lan đem phổ biến việc canh tác cà phê đến các xứ thuộc địa của họ. Thống đốc Van Hoorn cho trồng cà phê trên đảo Tích Lan (Sri Lanka ngày nay) vào năm 1690 (có tài liệu ghi là năm 1658), rồi sau du nhập sang đảo Java (Indonesia) năm 1696 (hoặc 1699). Năm 1710 thương gia Âu châu đem cây cà phê về và trồng thử trong các khu vườn sinh vật ở Âu châu. Amsterdam là nơi đầu tiên cây cà phê nảy mầm trên lục địa châu Âu.
    Năm 1718 người Hà Lan mang cây cà phê tới Surinam, rồi năm 1725 thì người Pháp mang đem trồng ở Cayenne, 1720/1723 và Martinique v.v. Sang cuối thế kỷ 18 cây cà phê đã được trồng ở khắp các xứ sở nhiệt đới, chủ yếu do sự bành trướng thuộc địa của các đế quốc Âu châu.
    Cà phê tại Việt Nam
    Đồn điền cà phê đầu tiên được lập ở Việt Nam là do người Pháp khởi sự ở gần Kẻ Sở, Bắc Kỳ vào năm 1888. Giống cà phê arabica (tức cà phê chè) được trồng ở ven sông. Sau việc canh tác cà phê lan xuống vùng Phủ Lý, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Kon Tum và Djiring. Năm 1937-1938 tổng cộng trên lãnh thổ Việt Nam có 13.000 h cà phê, cung ứng 1.500 tấn.
    2.2 Đặc điểm chung của cây cà phê
    Nước ta thường trồng những loại cà phê chính như:
    - Cà phê vối và cà phê mít thích hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, nhiệt độ từ 24-260C, lượng mưa trên 2000 mm/năm.
    - Cà phê chè thích hợp với vùng á nhiệt đới và vùng núi cao, nhiệt độ từ 20-250C, lượng mưa từ 1750-2000 mm/năm.
    - Cà phê là cây không đòi hỏi khắt khe về đất nhưng để có năng suất cao và ổn định thì đất trồng cà phê cần có tầng dày trên 80cm, tơi xốp, thoát nước tốt, thành phần cơ giới trung bình, pH từ 4.5-5, hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng khá.
    - Mật độ trồng thích hợp từ 1000-1300 cây/ha với cà phê vối, 700-800 cây/ha với cà phê mít, 4000-5000 cây/ha với cà phê chè.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...