Tiến Sĩ Ứng dụng chương trình đổi mới đào tạo chuyên ngành Giáo dục thể chất trình độ cao đẳng ở trường Cao

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Mục tiêu của giáo dục nước ta là: Xây dựng con người Việt Nam phát
    triển toàn diện, có lý tưởng, đạo đức, có tính tổ chức và kỷ luật, có ý thức cộng
    đồng và tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức hiện đại, có tư duy sáng tạo, kỹ
    năng thực hành, tác phong công nghiệp và có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây
    dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện mục tiêu đó, nhiệm vụ trọng tâm chúng ta
    cần thực hiện gồm: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô
    giáo dục cả đại trà và mũi nhọn trên cơ sở đảm bảo chất lượng, điều chỉnh cơ cấu
    đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; đẩy
    mạnh xã hội hóa giáo dục và xây dựng xã hội học tập. Phát triển giáo dục theo
    hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, gắn với nhu cầu phát triển kinh tế -
    xã hội và củng cố quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay, giáo
    dục và đào tạo nước ta vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Như Nghị quyết Đại hội
    Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Trong
    những năm vừa qua lĩnh vực giáo dục và đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế và yếu
    kém”[11, tr.2]. Chính vì vậy, Đảng ta đã xác định cần phải có những đổi mới
    trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, đào tạo ra đội ngũ
    tri thức, lao động đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Nghị
    quyết Đại hội cũng đã nêu rõ, một trong 5 nhiệm vụ để phát triển đất nước là
    “phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân
    lực”[11, tr.4]. Quan điểm đó đã được thể hiện cụ thể trong Nghị quyết
    14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại
    học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010” [9] và hiện nay là Nghị quyết số 29
    NQ/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp
    ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường,
    định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” [13].
    Điều đó cho thấy, giáo
    dục đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi



    quốc gia. Mà trong đó, đội ngũ giáo viên lại chính là lực lượng nòng cốt biến các
    mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả
    giáo dục. Xu thế đổi mới giáo dục hiện nay đã và đang đặt ra những yêu cầu mới
    về phẩm chất, năng lực của người giáo viên. Giáo viên trước hết phải là một nhà
    giáo dục có đủ năng lực hoạt động nghề nghiệp, là một công dân gương mẫu,
    hăng hái tham gia vào sự phát triển cộng đồng. Giáo viên không chỉ đóng vai trò
    truyền đạt các tri thức khoa học kỹ thuật, mà đồng thời phải là người tổ chức và
    trực tiếp thực hiện các hoạt động giáo dục.
    Thể dục thể thao (TDTT) là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống
    giáo dục xã hội chủ nghĩa. Đó là phương tiện giáo dục, giáo dưỡng, bồi dưỡng
    thế hệ trẻ cho tương lai phát triển toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, Lao động
    nhằm xây dựng con người mới XHCN. Đó là những con người có khả năng cao
    về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo
    đức. Đảng ta luôn coi trọng vị trí của công tác giáo dục nói chung, của giáo dục
    thể chất (GDTC) nói riêng và xem GDTC là một mặt của công tác giáo dục
    toàn diện trong nhà trường XHCN. GDTC trong nhà trường các cấp còn giữ
    một vị trí quan trọng, then chốt trong chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT,
    nhất là trong các trường phổ thông. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước,
    từ năm 1999 đến nay, trường Cao đẳng Tuyên Quang (trước đây là trường Cao
    đẳng Sư phạm Tuyên Quang) đã và đang đào tạo sinh viên chuyên ngành Sinh
    – GDTC với mục tiêu: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có đầy đủ kiến thức, kỹ
    năng, thái độ, có khả năng đảm nhiệm giảng dạy tốt cả hai chuyên ngành Sinh
    học và chuyên ngành GDTC ở các trường Trung học cơ sở và Tiểu học; đóng
    góp một phần vào sự nghiệp giáo dục, sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội
    của tỉnh Tuyên Quang và một số tỉnh vùng Trung Bắc [81].
    Thực tế cho thấy, các sinh viên chuyên ngành Sinh - GDTC được đào tạo



    tại trường Cao đẳng Tuyên Quang sau khi ra trường làm công tác giảng dạy tại
    các trường phổ thông chủ yếu tham gia giảng dạy bộ môn GDTC, còn số lượng
    tham gia giảng dạy bộ môn Sinh học rất ít. Trong thực tiễn công tác, cùng với việc
    giảng dạy theo chương trình môn học GDTC do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định,
    các giáo viên còn phải đảm nhiệm nhiệm vụ phát triển phong trào TDTT tại các
    trường vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của các tỉnh miền núi
    phía Bắc. Đó hầu hết là các trường còn rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất phục
    vụ tập luyện và giảng dạy; học sinh còn chưa hứng thú với môn học GDTC vì coi
    đó là một môn phụ, không quan trọng; nội dung giảng dạy còn cứng nhắc theo
    một chương trình bắt buộc, chưa đưa nội dung tự chọn vào trong quá trình tổ chức
    giảng dạy, không tạo được sự hứng thú trong học tập. Quan trọng hơn cả là
    chương trình đào tạo hiện đang áp dụng không cung cấp đủ cho học viên kiến thức
    và kỹ năng đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
    Để đáp ứng yêu cầu cấp bách đó, trường Cao đẳng Tuyên Quang đã tiến hành
    đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường với các giải pháp đồng bộ
    như: Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học, đổi mới kế hoạch đào
    tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao trình độ
    chuyên môn của mỗi giáo viên . trong đó vấn đề xây dựng, bổ xung, cập nhật hay đổi
    mới chương trình đào tạo cũng như chương trình môn học là công việc được quan
    tâm và ưu tiên hàng đầu. Việc xây dựng mới hay bổ xung hoàn thiện chương trình
    giáo dục sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu để giúp nhà trường đạt được mục
    tiêu đào tạo nguồn nhân lực thỏa mãn yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với
    nhu cầu xã hội và đáp ứng mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công
    nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
     
Đang tải...