Tiểu Luận Ứng dụng chứng khoán hóa trong huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    A.MỞ ĐẦU
    B. NỘI DUNG
    1. Lịch sử hình thành, khái niệm chứng khoán hóa và chủ thể tham gia
    2. Sự cần thiết phải ứng dụng trong hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam
    3. Xây dựng hệ thống pháp lý cho hoạt động chứng khoán hóa
    (i) Chế độ pháp lý đối với tổ chức tập hợp tài sản thế chấp rồi phát hành chứng khoán
    (ii) Chế độ đăng ký kinh doanh
    (iii) Luật Phá sản
    (iv) Nâng cao năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp
    (v) Tuyên truyền kiến thức về chứng khoán hóa
    4. Kết luận

    NỘI DUNG
    Chứng khoán hóa là một quá trình kỹ thuật tài chính theo đó, một tập hợp các tài sản tài chính (hiện có hoặc sẽ hình thành trong tương lai) của những người đi vay, đủ điều kiện để thế chấp theo luật định, được dùng làm tài sản bảo đảm để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho việc phát hành trái phiếu của người đi vay đó (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền nhận được từ người mua các chứng khoán này sẽ được chuyển đến các tổ chức tín dụng ngân hàng và phi ngân hàng để các tổ chức này cho người thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình đưa các tài sản thế chấp sang thị trường thứ cấp, nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Quá trình này là quá trình biến các tài sản có tính thanh khoản thấp thành những chứng khoán có tính thanh khoản cao.
    1. Lịch sử hình thành, khái niệm chứng khoán hóa và chủ thể tham gia
    Chứng khoán hóa là một kỹ thuật tài chính ra đời từ thị trường tài chính Hoa Kỳ vào đầu những năm 1970 với việc phát triển của thị trường chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản vay có thế chấp (mortgage back securities - MBS). Việc huy động vốn thông qua hình thức này bùng nổ vào những năm tiếp theo với các giao dịch phát hành chứng khoán được đảm bảo bằng các tài sản không có thế chấp (asset backed securities - ABS) kể từ năm 1985.
    Chứng khoán hóa được du nhập vào Châu Âu vào giữa những năm 80 đánh dấu bằng giao dịch chứng khoán hóa đầu tiên được tiến hành ở Anh năm 1987 dưới dạng MBS. Giá trị các giao dịch chứng khoán hóa đã tăng lên rất nhanh với các đợt phát hành trên thị trường Châu Âu thống nhất mà chủ yếu là các thị trường Pháp, Đức và Ý.
    Tại Châu Á, các giao dịch chứng khoán hóa trở nên phổ biến đầu tiên tại Nhật Bản và Hồng Kông, là những quốc gia có thị trường bất động sản rất phát triển vào đầu những năm 1990. Các giao dịch chứng khoán hóa với việc phát hành ABS trở nên phổ biến tại Thái Lan, In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin và Hàn Quốc vào những năm tiếp theo mặc dù có một giai đoạn tạm lắng xuống do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á vào năm 1997-1998.
    Ngày nay các giao dịch chứng khoán hóa đã trở nên rất phổ biến trên các thị trường tài chính khu vực và quốc tế, trong đó rất nhiều giao dịch được thực hiện ở phạm vi đa quốc gia (cross-border) và phát hành trái phiếu Châu Âu (euro bonds).
    Tại Việt Nam, cho tới nay kỹ thuật chứng khoán hóa chưa được phổ biến, mặc dù trên thực tế đã có một số giao dịch phát hành chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản đã được thực hiện.
    Có bốn loại chủ thể liên quan đến quá trình chứng khoán hóa, đó là: (1) người thế chấp và đi vay, (2) tổ chức tập hợp tài sản thế chấp rồi phát hành chứng khoán, (3) nhà đầu tư mua bán chứng khoán, và (4) tổ chức tín dụng cho vay. Với bốn loại chủ thể kinh tế, thay vì hai loại là người thế chấp - đi vay và tổ chức tín dụng cho vay, rủi ro được chuyển từ tổ chức tài chính sang nhà đầu tư trái phiếu đảm bảo bằng tài sản. Việc gộp nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau vào một tập hợp cũng là một hình thức phân tán rủi ro. Vì thế, đã có cách gọi các trung gian tài chính tham gia vào chứng khoán hóa là những người tạo ra và phân tán rủi ro. Hai loại chủ thể kinh tế trung gian giữa người đi vay và tổ chức tín dụng cho vay đóng vai trò trung gian - môi giới, nên giúp cho người vay và tổ chức tín dụng dễ “gặp nhau” hơn. Ngoài ra, chứng khoán hóa còn giúp giảm chi phí huy động tài chính. Dù người đi vay có mức xếp hạng tín nhiệm không cao nhưng với tài sản đem thế chấp tốt thì chứng khoán đảm bảo bằng tài sản này vẫn có thể được xếp hạng tín nhiệm cao và dễ bán. Chính vì thế, chứng khoán hóa tạo thuận lợi cho việc vay và cho vay có thế chấp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...