Báo Cáo ứng dụng chỉ thị phân tử trong nghiên cứu đánh giá các dòng/giống lúa chất lượng cao

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi taitailieu_16, 24/5/12.

  1. Mở đầu
    Lúa gạo là một trong những cây lương thực quan trọng, gạo và các sản phẩm từ gạo là nguồn lương thực chính của hơn một nửa dân số thế giới. Hiện nay, dân số thế giới đang ngày một gia tăng vì vậy nhu cầu lương thực cũng ngày càng cao cả về chất lượng và số lượng.

    Việt Nam là nước có lịch sử canh tác lúa nước lâu đời, lúa gạo đã và luôn là nguồn lương thực chủ đạo nhất của nhân dân ta. Hiện nay ở nước ta lúa gạo không chỉ là nguồn lương thực trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, đem lại lợi nhuận cho người sản xuất. Vì vậy việc nghiên cứu nguồn gen cây lúa để biết và phát huy các giống lúa có nhiều gen quý góp phần làm tăng năng suất và chất lượng lúa gạo là một nhiệm vụ quan trọng.

    Trên thế giới, việc nghiên cứu nguồn gen cây lúa đã được tiến hành từ những năm đầu của thế kỉ 20. Dựa vào các đặc điểm hình thái Kato và cs (1928) đã đề nghị phân chia lúa Oryza sativa ra thành 2 loài phụ là Indica và Japonica. Từ khi các chỉ thị phân tử ra đời thì những nghiên cứu về nguồn gen cây lúa cũng ngày càng phong phú và sâu sắc. Đặc biệt là các giống lúa chất lượng cao, nguồn giống có nhu cầu lớn trong sản xuất, việc xác định các giống mang nhiều gen quý như gen tổng hợp amylose, gen tổng hợp amylopectin, các gen liên quan đến tính trạng mùi thơm là rất quan trọng. Để làm được điều đó, việc sử dụng các chỉ thị phân tử vào nghiên cứu nguồn gen cây lúa đã được sử dụng nhiều ở các phòng thí nghiệm. Yoshihashi và cs (2005) đã dùng các chỉ thị SSR để xác định giống lúa thơm Khao Dawk Mali của Thái Lan. Garlan và cs (2000) đã sử dụng các đoạn lặp lại (T)n trong đoạn RG28 để xác định giống lúa thơm. Bao và cs (2002-2006) đã sử dụng các mồi đặc hiệu SSR để nhân các đoạn lặp lại (CT)n có trong gen wx (gen ghi mã cho enzymetổng hợp amylose), gen sbe và sss (gen ghi mã cho các enzymetham gia tổng hợp amylopectin) ở các giống lúa nghiên cứu.

    ở Việt Nam, trước đây nhân dân ta đánh giá chất lượng lúa gạo chủ yếu thông qua cảm quan và cảm giác khi ăn cơm từ đó chọn lọc và phát triển các giống lúa chất lượng cao như giống lúa có tính thơm, cơm dẻo. Các phương pháp chọn giống truyền thống thường cho hiệu quả không cao và rất tốn thời gian vì một số tính trạng có thể mất đi khi thay đổi điều kiện môi trường trồng trọt. Trong những năm gần đây sự phát triển của công nghệ sinh học nhất là công nghệ sinh học phân tử đã đem lại nhiều thành tựu trong việc đánh giá chất lượng và chọn giống lúa. Một trong những thành tựu quan trọng là sự phát triển và ứng dụng các chỉ thị phân tử để xác định sự có mặt của các gen liên quan đến tính thơm và chất lượng gạo ở các giống lúa [1].

    Xuất phát từ các phân tích trên đây chúng tôi chọn đề tài : “ứng dụng chỉ thị phân tử trong nghiên cứu đánh giá các dòng/giống lúa chất lượng cao” nhằm xác định một số gen liên quan đến các đặc điểm chất lượng như hàm lượng amylose và tính thơm ở một số dòng/giống lúa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...