Thạc Sĩ Ứng dụng chỉ thị phân tử PCR và dòng BAC để xác định gen mùi thơm trên cây lúa (Oryza sative L.)

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Ứng dụng chỉ thị phân tử PCR và dòng BAC để xác định gen mùi thơm trên cây lúa (Oryza sative L.)


    MỤC LỤC Trang
    Trang phụbìa i
    Lời cam đoan ii
    Lời cảm tạ iii
    Mục lục v
    Danh sách bảng viii
    Danh sách hình x
    Danh mục các từviết tắt xiv
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đềtài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
    3.1. Ý nghĩa khoa học 2
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2
    4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
    CỦA ĐỀ TÀI
    4
    1.1Cơ sở khoa học của đề tài 4
    1.1.1 Hợp chất tạo mùi thơm, gen thơmvà một sốyếu tốmôi
    trường ảnh hưởng đến việc hình thành mùi thơm trên lúa
    4
    1.1.2 Nguyên lý và yêu cầu trong chọn giống bằng MAS 9
    1.1.3 Nhiễm sắc thể nhân tạo của vi khuẩn BAC (Bacterial
    Artificial Chromosome)
    9
    1.2 Ứng dụng thành tựu di truyền 15
    1.2.1 Nghiên cứu di truyền gen mùi thơm trên cây lúa 15
    1.2.2 Một số nghiên cứu trong và ngoài nước ứng dụng PCR
    trong chọn lọc gen mùi thơm
    19
    1.2.3Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về ứng dụng BAC
    DNA trong chọn giống lúa
    25
    vi
    Chương 2: NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU
    28
    2.1 Địa điểm nghiên cứu 28
    2.2 Thời gian thực hiện 28
    2.3 Vật liệu nghiên cứu 28
    2.4 Nội dung nghiên cứu 29
    2.5 Phương pháp nghiên cứu 29
    2.5.1Phương pháp lai tạo 29
    2.5.2 Phương pháp phòng thí nghiệm 33
    2.6 Phân tích thống kê và xửlý sốliệu 46
    Chương 3: KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN 47
    3.1 Khảo sát đặc tính thơm và không thơm trên các giống lúa mùa
    và lúa cao sản
    47
    3.1.1Đánh giá kiểu hình mùi thơm trên bộ lúa mùa địa phương 47
    3.1.2 Đánh giá kiểu gen mang gen mùi thơm bằng chỉthịSSR
    trên các giống lúa mùa
    65
    3.1.3 Đánh giá kiểu hình mùi thơm trên bộ lúa cao sản 68
    3.1.4 Đánh giá kiểu gen mang gen mùi thơm trên các giống lúa
    cao sản thửnghiệm
    72
    3.2 Đánh giá kiểu hình và kiểu gen mùi thơm trên các giống sửdụng
    làm vật liệu lai và quần thểcon lai sau khi được lai tạo
    76
    3.2.1Đánh giá mùi thơm trên các giống lúa bốmẹ 76
    3.2.2Phát triển quần thểcủa20tổhợp lai 78
    3.2.3 Phân tích đa dạng di truyền dựa vào kiểu hình của các
    giống lúa bốmẹ và các tổhợp lai thếhệF1
    79
    3.2.4Phân tích sự biểu hiệndi truyềnmùi thơm ở quần thể cây
    lai F1
    82
    3.2.5Phân tích sựbiểu hiện di truyền mùi thơm ở quần thểF3
    từcặplai OM2517/OM3536
    83
    vii
    3.2.6Đánh giá kiểu gen mùi thơm của một sốgiống bốmẹvà tổ
    hợp lai bằng chỉthịphân tử
    84
    3.2.7 Đánh giá kiểu hình và kiểu gen mùi thơm trên quần thể
    BC2F2 từtổhợp lai OM2517/OM3536
    86
    3.3 Khai thác thư viện BAC nhằm dòng hóa vùng chứa gen qui định
    mùi thơm
    92
    3.3.1Sàng lọc gen thơm của cây lúa thông qua BAC DNA 92
    3.3.2 Xây dựng BAC contig (các chuỗi DNA nhân bản nằm liền
    kề) trên vùng gen mùi thơm
    104
    3.3.3 Xác định BAC DNA chứa alen mùi thơm 105
    3.3.4 Ứng dụng chỉthịphân tửtrong chọn lọc dòng mang gen
    mùi thơm
    106
    Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 112
    4.1 Kết luận 112
    4.2 Đềnghị 113
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những loại cây lương thực chính nuôi
    sống hơn 50 % dân số thế giới[62]. Trước đây, với điều kiện vật chất còn thiếu
    thốn, lương thực không đủ ăn người ta chỉ có nhu cầu là ăn no. Nhưng ngày nay do
    mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu ăn no đã thay đổi, việc ăn
    ngon, có dinhdưỡng cao dần dần trở thành nhu cầu quan trọng không thể thiếu đối
    với con người. Mặt khác, ngày nay nước ta đã qua thời kỳ thiếu lương thực chuyển
    sang thời kỳ sản xuất phải có lờivà đang xuất hiện những mô hình sản xuất vừa có
    lời, vừa bền vững trong môi trường sinh thái trong lành. Một trong những mô hình
    này là làm lúa thơm đặc sản, do đó chất lượng gạo được xem như là một trong
    những mục tiêu hàng đầu, trong đó mùi thơm được đánh giá rất cao trên thị trường
    xuất khẩu gạo của thế giới. Sản lượng gạo thơm từ các giống lúa thơm cổ truyền
    như: Tám Thơm, Nàng Thơm Chợ Đào, Séng Cù, Nếp Cái Hoa Vàng, Khao Dawk
    Mali, Basmati, . thì có rất ít không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường và khó mở rộng
    diện tích. Do đó các nhà chọn giống đã liên tục nghiên cứu và lai tạo ra những
    giống lúa mới có chất lượngcao và giữ được mùi thơm đặc trưng của giống.
    Trong những năm gần đây, với sự tiến bộ của ngành công nghệ sinh học đã
    ứng dụng những kỹ thuật trong sinh học phân tửnhưtái tổ hợp DNA, giải mã chuỗi
    trình tự gen. Ứng dụng thư viện nhiễm sắc thể nhân tạo của vi khuẩn (BAC -Bacterial Artificial Chromosome) như là một công cụ có sức thuyếtphục mạnh mẽ
    nhất để xây dựng thư viện bộ gen cho cây lúa, thành lập bản đồ vật lý có chất lượng
    cao và dùng để hợp nhất bản đồ vật lý với bản đồ di truyền. Bên cạnh đó, việc sử
    dụng chỉ thị phân tử PCR và dòng BAC đểxác địnhgen mùi thơm trên cây lúacũng
    là một trong những ứng dụng từ thư viện BAC.
    Xuất phát từ những cấp thiết trên, đề tài: ”Ứng dụng chỉ thị phân tử PCR và
    dòng BAC để xác định gen mùi thơm trên cây lúa (Oryza sativa L.)”được thực
    hiện.
    2
    2.Mục tiêu nghiên cứu
    - Ứng dụng chỉ thị phân tử DNA liên kết chặt với gen qui định mùi thơm “fgr”
    trên các dònggiốnglàm bố mẹ và quần thể con lai nhằm xác định những dòng con
    lai có chứa gen mùi thơm.
    -Khai thác thư viện BAC để hổ trợ tìm kiếm những chỉ thị liên kết với tính
    trạng mùi thơm trên cây lúa.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    3.1 Ý nghĩa khoa học
    -Xác định những dấu chuẩn phântử riêng biệtliên kết với gen“fgr”trên cây
    lúagiúp cho việc chọn dòng con lai hiệu quả hơn.
    -Xác định những dòng BAC DNA để tạo các chỉ thị mới liên kết với gen qui
    định mùi thơm khai thác từ nguồn dòng BACđể hiểu rõ hơn về kỹ thuật dòng hóa
    gen mục tiêu, phục vụ nghiên cứu sâu hơn về chức năng gen này.
    3.2 Ý nghĩa thực tiễn
    - Đề tài đã góp phần bổ sung những dòng lúacó triển vọng biểu thị mùi thơm
    thông qua ứng dụng những dấu chuẩn phân tử riêng biệt liên kết chặt vớigen “fgr”
    phục vụ cho việc phát triển những giống lúa thơmcao sản ở ĐBSCL.
    - Với những kết quả đạt đượctừ việc khai thác thư viện BAC, đềtài đã tìm
    và phân tích chỉthị mới từ đó chuyển sang chỉ thị chứa đoạn gen mùi thơm phục vụ
    cho chọn giống lúa.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    -Nghiên cứu trên các đối tượng là các giống lúa mùa và các giống lúa cao
    sản hiện đang được duy trì và nhân giống.
    - Khai thác thư viện BAC DNA để xác định những dòng BAC chứa gen mùi
    thơm.
    -Phạm vi nghiên cứu:
    + Chỉ xác định nội dung có liên quan đến các chỉ thị phân tử liên kết
    với gen “fgr”trên nhiễm sắc thể số 8 và ứng dụng kết quảtrên để chọn giống lúa
    cao sản có gen mục tiêu.
    3
    + Phân lập được đoạn phân tử mang gen mục tiêu.
    + Chưa phân tíchphổ chức năng (gene profile).
    + Chưa nghiên cứu được điều kiện để gen thể hiện (gene expression)
    ở các qui mô khác nhau.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. Bùi Chí Bửu (2006), “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa năng suất cao, phẩm chất
    tốt phục vụ xuất khẩu 2003-2005”, Nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng
    Nông Lâm Nghiệp và giống vật nuôi, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long.
    2. Bùi Chí Bửu vàNguyễn Thị Lang (1999), Di truyền phân tử: Những nguyên tắc
    cơ bản trong chọn giống cây trồng, Quyển I, Nxb Nông Nghiệp, Tp.Hồ Chí
    Minh, tr.278.
    3. Bùi Chí Bửu vàNguyễn Thị Lang (2004), Di truyền phân tử, Nxb Nông Nghiệp,
    Tp.Hồ Chí Minh, tr.151-153.
    4. Bùi Chí Bửu vàNguyễn Thị Lang (2007), Hội thảo khoa học kỷ niệm 30 năm
    thành lập Viện, Bộ NN&PTNT, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long, Cờ
    Đỏ.
    5. Hồ Huỳnh Thùy Dương (1998), Sinh học phân tử, NXB giáo dục.
    6. Nguyễn Văn Hòa, Nguyễn Quốc Lý, Đào Quang Hưng và Lê Thanh Tùng
    (2006), Giống và thời vụ sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Nông
    Nghiệp -TP.Hồ Chí Minh.
    7. Bùi Thị Dương Khuyều (2004), Ứng dụng đánh dấu vi vệ tinh (microsatellite
    marker) trong chọn giống lúa (Oryza sativa L.)có mùi thơm, Luận án thạc
    sĩ CNSH, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinhhọc, trường đại học
    Cần Thơ.
    8. Nguyễn Thị Lang (2002), Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu công nghệ sinh
    học, Nxb Nông Nghiệp, Tp. Hồ Chí Minh.
    9. Nguyễn Thị Lang (2005), Nghiên cứu và phát triển một số giống lúa đặc sản cho
    một số vùng sinh thái của ĐBSCL 2001-2005, Cần Thơ.
    10. Nguyễn Thị Lang vàBùi Chí Bửu (2002), “Chọn giống lúa có gen kháng bệnh
    đạo ôn nhờ marker phân tử”, Cơ sở di truyền tính kháng sâu bệnh hại cây
    trồng,Nxb Nông Nghiệp,Tp.Hồ Chí Minh, tr.183-195.
    11. Nguyễn Thị Lang vàBùi Chí Bửu (2004), “Nghiên cứu di truyền cho gen kháng
    mặn trên quần thể trồng dồn của cây lúa”, Tạp chí NN&PTNT, (6), tr.824-826.
    12. Nguyễn Thị Lang vàBùi Chí Bửu (2005), Sinh học phân tử:Giới thiệu và Ứng
    dụng, NXB NôngNghiệp, Tp.Hồ Chí Minh.
    13. Nguyễn Thị Lang, Bùi chí Bửu, Đặng Minh Tâm, Trịnh Hòang Khải, Bùi Thị
    Dương Khuyều, Nguyễn Hữu Nghị, Trần Ngọc Ân và Nguyễn Trúc
    Phương (2005), Ứng dụng CNSH trong chọn giống lúa chất lượng cao
    phục vụ cho tỉnh Tiền Giang 2003-2005, Sở KH-CN tỉnh Tiền Giang.
    14. Nguyễn Thị Lang, Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thúy Kiều Tiên, Bùi Thị Dương
    Khuyều, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Văn Việt, LâmTấn Tài, Thạch Sơn và
    Nguyễn Thị Ngọc Hà (2006), Xây dựng phát triển mạng lưới nhân giống
    lúa và cung cấp giống lúa thơm tác giả cho tỉnh Trà Vinh 2004-2006, Đề
    tài cấp tỉnh, Trà Vinh.
    15. Nguyễn Thị Lang, Bùi Thị Dương Khuyều, Nguyễn Tiến Huyền, Vũ Hiếu Đông
    vàBùi Chí Bửu (2005), “Đánh giá tài nguyên ditruyền của lúa đặc sản địa
    phương vùng ĐBSCL bằng marker vi vệ tinh (microsatellite)”, Tạp chí
    NN&PTNT, (17), tr.15-18-22.
    16. Nguyễn Thị Lang, Nguyễn Thị Tâm, Trịnh Thị Lũy, Đặng Minh Tâm vàBùi
    Chí Bửu (2004), “Nghiên cứu chọn giống lúa phẩm chất cao phục vụ cho
    ĐBSCL”, Báo cáo khoa học hội nghị quốc gia chọn tạo giống lúa, Cần
    Thơ.
    17. Nguyễn Thị Lang và Nguyễn Thúy Liễu (2006), “Ứng dụng marker phân tử
    nghiên cứu gen mùi thơm trên lúa Nàng Thơm Chợ Đào và bộ giống lúa
    cao sản ngắn ngày tại ĐBSCL”, Tạp chí NN&PTNT,(11), tr.12-17.
    18. Nguyễn Thị Lang, Trương Bá ThảovàBùi Chí Bửu (2004), “Nghiên cứu di
    truyền trên gen thơm cây lúa”, Tạp chí NN&PTNT, (6), tr.827-829.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...