Luận Văn ứng dụng chế phẩm Vixura sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ và phụ phẩm nông nghiệp tại huyện L

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I :MỞ ĐẦU
    I.1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
    Trong tình hình ô nhiễm môi trường hiện nay, do nhiều yếu tốt tác động.Các tác nhân gây ô nhiễm không chỉ do chất thải của ngành sản xuất công nghiệp mà một lượng lớn chất thải là của ngành sản xuất nông nghiệp, từ nguồn chất thải trong chăn nuôi và trồng trọt (phế phụ phẩm nông nghiệp như : rơm, rạ và các phụ phẩm nông nghiệp khác). Đòi hỏi chúng ta phải thực hiện các biện pháp sử lý để bảo vệ môi trường.
    Nước ta là một nước nông nghiệp nên chất thải nông nghiệp chiếm một tỉ lệ lớn trong nguồn chất thải gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là nguồn chất thải của ngành trồng trọt.
    Các loại cây trồng nói chung, cây lúa nói riêng sau khi thu hoạch đã lấy đi của đất nguồn dinh dưỡng rất lớn. Một phần dinh dưỡng đó làm trong sản phẩm thu hoạch phục vụ con người, phần không nhỏ còn lại lằm trong phế thải nông nghiệp. Hiện nay các phế thải nông nghiệp mà chủ yếu là rơm, rạ thường được người nông dân đốt ngay tại đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến con người, gia súc, gia cầm và các cây trồng khác, làm mất đi vĩnh viễn nhiều nguyên tố quan trọng mà cây trồng đã lấy đi từ đất, đặc biệt là cacbon. Tình trạng này tiếp diễn cùng với sự lạm dụng phân bón hoá học sẽ làm cho đất ngày càng cằn cỗi và chai cứng ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng và gây ô nhiễm môi trường.
    Bắc Giang là tỉnh nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao, diện tích gieo trồng lúa hàng năm rất lớn, tại các vùng thâm canh cao như huyện Lạng Giang, huyện Yên Dũng, hàng năm đã tạo ra một lượng lớn rơm, rạ dư thừa, hiện tượng đốt rơm, rạ trên đồng ruộng sau vụ gặt ngày càng trở lên phổ biến gây ô nhiễm môi trường và bức xúc cho người dân ở các khu vực lân cận. không những thế việc đốt rơm, rạ trên đồng ruộng còn tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong đất làm giảm độ phì nhiêu của đất ảnh hưởng đến năng suất, phẩm chất và chất lượng cây trồng.
    Vài năm trở lại đây việc đốt rơm, rạ trên đồng ruộng làm ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng.
    Việc đốt rơm, rạ chẳng những lãng phí nguồn nhiên nguyên liệu mà còn gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông. Theo các nhà y học, khói bụi khi đốt rơm, rạ làm ô nhiễm không khí, gây tác hại lớn đối với sức khỏe con người. Trẻ em, người già, và người có bệnh hô hấp, bệnh mạn tính, dễ bị ảnh hưởng nhất.
    Các nhà khoa học cho biết thành phần các chất gây ô nhiễm không khí do đốt rơm, rạ, tác động đến sức khỏe con người là hydrocacbon thơm đa vòng (viết tắt là PAH); dibenzo-p-dioxin clo hoá (PCDDs), và dibenzofuran clo hoá (PCDFs), là các dẫn xuất của dioxin rất độc hại, có thể là tiềm ẩn gây ung thư.
    Các thành phần chính của rơm, rạ là những hydratcacbon gồm: licnoxenlulozơ, 37,4%; hemixenlulozơ (44,9%); licnin 4,9% và hàm lượng tro (oxit silic) cao từ 9, đến 14%. Đó là điều gây cản trở việc xử dụng rơm, rạ một cách kinh tế. Thành phần licnoxenlulozơ trong rơm, rạ khó phân hủy sinh học.
    Việc đốt rơm, rạ trực tiếp ngay trên đồng ruộng gây bất lợi cho đồng ruộng lớn hơn nhiều lần so với việc làm phân bón như ta tưởng. Các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất biến thành các chất vô cơ do nhiệt độ cao. Đồng ruộng bị khô, chai cứng, một lượng lớn nước bị bốc hơi do nhiệt độ hun đốt trong quá trình cháy rơm, rạ. Quá trình đốt rơm, rạ ngoài trời không kiểm soát được, lượng dioxit cacbon CO2, phát thải vào khí quyển cùng với cacbon monoxit CO; khí metan CH4; các oxit nitơ NOx; và một ít dioxit sunfua SO2. Các nhân tố này làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, gây ô nhiễm không khí tác động trực tiếp đến đời sống của người dân.
    Việc xử lý rơm, rạ sau thu hoạch làm phân bón ngoài tác dụng giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khói bụi của việc đốt rơm, rạ còn tạo ra một lượng lớn phân hữu cơ sản xuất tại chỗ, góp phần hạn chế việc lạm dụng phân hoá học và thuốc hoá học trên đồng ruộng mà vẫn đảm bảo được năng suất và nâng cao chất lượng nông sản, không nhưng thế nó còn bảo vệ được nguồn vi sinh vật có lợi trong đất, dần lấy lại độ phì nhiêu cho đất, làm tăng hàm lượng các chất khoáng, tăng độ tơi xốp của đất , làm tăng hàm lượng vi sinh vật hữu hiệu trong đất, giảm tối thiểu các loại vi khẩn có hại, các loại mầm mống sâu và bệnh hại. Đây là một giải pháp quan trọng trong việc tạo nên một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
    Việc xử lý rơm, rạ thành phân hữu cơ vi sinh đem lại lợi ích to lớn, nó không chỉ góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường do chất thải của ngành nông nghiệp.
    Trước thực trạng đó, với mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường, cải tiến công nghệ sản xuất nông nghiệp bằng cách sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ và các phụ phẩm nông nghiệp khác, góp phần hạn chế dịch hại đối với cây trồng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng. Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN Bắc Giang đã xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ vi sinh :“ ứng dụng chế phẩm Vixura sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ và phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
    Mục lục


    PHẦN 1:MỞ ĐẦU 1
    1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1
    1.2. Mục Đích – Yêu Cầu 3
    1.2.1.Mục đích. 3
    1.2.2.Yêu cầu 3
    PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
    2.1.Phân hữu cơ vi sinh vật (Mcrobial organic fertilizer) 4
    2.1.1. Đặc điểm phân hữu cơ vi sinh. 4
    2.1.2. Quy trình sản xuất phõn hữu cơ vi sinh. 9
    2.2. Lợi ích của phân hữu cơ vi sinh. 11
    2.3.Nghiên cứu, sử dụng phân hữu cơ trong sản xuất, hướng tới sản xuất nền nông nghiệp bền vững. 13
    2.4.Tình hình triển khai mụ hỡnh sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại một số tỉnh. 15
    2.4.1.Mô hình tại Nam Định. 15
    2.4.2.Mô hình tại Hải Dương. 16
    2.4.3. Mô hình tại Quảng Nam. 18
    2.4.4.Mụ hình tại Thỏi Bỡnh. 20
    2.4.5. Mô hình tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 21
    2.4.6. Mô hình tại tỉnh Bắc Ninh. 22
    2.5. Tỡnh hình triển khai mụ hỡnh sản xuất phân hữu cơ vi sinh trong tỉnh. 23
    PHẦN 3: VẬT LIỆU - NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH. 25
    3.1.Vật liệu 25
    3.1.1.Nguyên liệu. 25
    3.1.2.Chế phẩm sinh học phục vụ trong sản xuất. 25
    3.1.3. Dụng cụ trong sản xuất. 25
    3.2.Nội dung mô hình. 25
    3.3.Phương pháp tiến hành. 26
    3.3.1.Khảo sát địa điểm triển khai mô hỡnh. 26
    3.3.2.Quy mô. 26
    3.3.3.Tổ chức thực hiện sản xuất. 27
    3.3.3.1.Tổ chức sản xuất. 27
    3.3.3.2.Các bước thực hiện. 29
    3.3.3.2.1.Sản xuất phân hữu cơ vi sinh. 29
    3.3.3.2.2.Phân tích phân hữu cơ vi sinh 31
    3.3.3.2.2.1.Lấy mẫu: 31
    3.3.3.2.2.2.Tiến hành kiểm tra và xác định. 32
    PHẦN4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
    4.1.Kết quả thực hiện mô hình. 36
    4.1.1.kết quả các chỉ tiêu phân hữu cơ vi sinh. 36
    4.1.1.1.Về cảm quan: 36
    4.1.1.2.Về các chỉ tiêu kỹ thuật (theo TCVN 7185:2002) được thể hiện ở bảng sau: 37
    4.1.2. Kết quả tại các mô hình hộ gia đình. 38
    4.1.2.1. Mô hình tại gia đình ông: Nguyễn Văn Long 38
    4.1.2.2. Mô hình tại gia đình bà: Nguyễn Thị Quế 39
    4.1.2.3. Mô hình tại gia đình bà: Nguyễn Thị Hiếu 40
    4.1.2.4. Mô hình tại gia đình ông: Đỗ Mạnh Hùng 41
    4.1.2.5. Mô hình tại gia đình ông: Nguyễn Văn Tý 43
    4.1.2.6. Mô hình tại gia đình ông: Nguyễn Văn Đạt 44
    4.1.2.7. Mô hình tại gia đình ông Nguyễn Văn Trung 46
    4.1.2.8.Mô hình tại gia đình ông Thõn Xuõn Bộ 47
    4.1.2.9.Mô hình tại gia đình ông Thõn Văn Thành 49
    4.1.2.10.Mô hình tại gia đình ông Thõn Mạnh Nghiờm 50
    4.1.3. Kết quả tại mô hình xí nghiệp 50
    4.1.4.Kinh phí thực hiện mô hình. 53
    4.1.5.Kinh phí sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rơm, rạ quy mô 1 sào bắc bộ sử dụng chế phẩm Vixura: 53
    PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
    5.1.Kết luận: 55
    5.2. Đề nghị: 55
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...