Thạc Sĩ Ứng dụng cấu trúc vốn động trong việc xác định cấu trúc vốn hợp lý của các công ty cổ phần tại Việt

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN CÔNG TRÌNH: ỨNG DỤNG CẤU TRÚC VỐN ĐỘNG TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC VỒN HỢP LÝ CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

    TÓM TẮT ĐỀ TÀI

    Lý do chọn đề tài

    Như chúng ta đã biết, các thuyết đã đưa ra sự mâu thuẫn trong việc đánh giá làm
    thế nào mà các doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc vốn của họ như thuyết đánh đổi cấu
    trúc vốn, thuyết trật tự phân hạng, thuyết thời điểm thị trường, tất cả đều có hỗ trợ từ
    bằng chứng thực nghiệm. Để phân biệt sự khác nhau của các thuyết này đòi hỏi chúng
    ta phải biết liệu các doanh nghiệp có cấu trúc vốn tối ưu trong dài hạn và nếu có thì
    làm thế nào để họ nhanh chóng điều chỉnh về phía chúng. Tuy nhiên các nhà nghiên
    cứu trước đây đã thất bại trong việc nhận ra sự tác động của chi phí điều chỉnh đến
    đòn bẩy được theo dõi của doanh nghiệp. Vì vậy, nhóm tác giả đã tiến hành ước lượng
    tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong thực tiễn.
    Mục tiêu nghiên cứu

    Uớc lượng sự tác động của chi phí điều chỉnh vốn là bước quan trọng đầu tiên
    trong việc đánh giá các thuyết cạnh tranh của cấu trúc vốn. Nhóm tác giả ước lượng -
    mô hình điểu chỉnh một phần của đòn bẩy doanh nghiệp và đưa ra kết luận xem những
    công ty nào có cấu trúc vốn mục tiêu và xác định tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của
    các doanh nghiệp tại Việt Nam.

    Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài này, nhóm tác giả đã kết hợp các phương pháp định tính và định
    lượng, các phương pháp phân tích và tổng hợp Trên cơ sở phân tích các số liệu cấu
    trúc vốn của các công ty cổ phần tại Việt Nam trong thời gian qua, nhóm tác giả đã
    dùng phần mềm Eview để tiến hành chạy hồi quy và đưa ra được các kết quả của bài
    nghiên cứu.

    Nội dung nghiên cứu
    Mô hình thực nghiệm trong bài nghiên cứu này đã giải thích tác động của các nhân
    tố đến cấu trúc vốn doanh nghiệp. Mô hình đủ khái quát để chúng ta có thể kiểm tra
    xem liệu có tỷ lệ đòn bẩy mục tiêu không, nếu có thì tốc độ mà công ty dịch chuyển
    về mục tiêu đó.
    Dựa vào tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, chúng tôi đã tiến
    hành xác định tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn tại Việt Nam. Kết quả chỉ ra rằng khi có
    tác động kết hợp của các nhân tố này thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ điều chỉnh cấu
    trúc vốn 11% mỗi năm. So với các nước trên thế giới, tốc độ điều chỉnh được tính theo
    phương pháp này là 25-26%. Như vậy có thể thấy rằng tốc độ điều chỉnh đòn bẩy tại
    Việt Nam thấp hơn khá nhiều so với các nước khác.
    Những kết quả của chúng tôi thì không giống với những bài nghiên cứu thực
    nghiệm gần đây về cấu trúc vốn. Một phần của sự đóng góp của chúng tôi là giúp xác
    định tại sao những người nghiên cứu trước đây đưa ra những ước lượng tốc độ chuyển
    đổi khác hẳn.

    Đóng góp của đề tài
    Bài nghiên cứu này có các đóng góp như sau: Chương 1 đưa ra các lý thuyết kinh
    điển và bằng chứng thực nghiệm về cấu trúc vốn. Chương 2 trình bày thuyết cấu trúc
    vốn động mà chúng tôi dựa vào để tiến hành chay mô hỉnh. Chương 3 đưa ra bằng
    chứng thực nghiệm về cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn tại
    Việt Nam, chúng tôi đưa ra các ý nghĩa thống kê kinh tế của tỷ lệ nợ mục tiêu và kết
    quả của chúng tôi có liên quan đến những tranh luận trước đây trong thuyết đánh đổi
    cấu trúc vốn. Sau khi có bằng chứng thực nghiệm về cấu trúc vốn tại Việt Nam, chúng
    tôi tiến hành chạy mô hình đưa ra tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn của các công ty cổ
    phần tại Việt Nam trong chương 4.

    Hướng phát triển của đề tài
    Thuyết cấu trúc vốn động là thuyết khá mới mẽ tại Việt Nam. Bài nghiên cứu của
    nhóm tác giả là một phương pháp giúp các doanh nghiệp xác định được cấu trúc vốn
    mục tiêu của mình và dựa vào đó các doanh nghiệp hàng năm sẽ có chính sách tài trợ
    phù hợp. Bài nghiên cứu này có thể nói là một bài tham khảo khá hữu ích để tiến hành
    để phát triển cấu trúc vốn động sau này.


    Mục lục
    Phụ lục các bảng biểu III
    Tóm tắt đề tài 1
    Chương 1: Các lý thuyết kinh điển và bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ
    giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp 3

    1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn 3
    1.2 Các bằng chứng thực nghiệm 5
    1.2.1 Cấu trúc vốn ở các nước đang phát triển. 5
    1.2.2 Cấu trúc vốn ở nước phát triển 12
    Chương 2: Tổng quan về cấu trúc vốn động 21
    2.1 Khái niệm cấu trúc vốn động . 21
    2.2 Phân biệt và so sánh thuyết mô hình cấu trúc vốn động và các thuyết khác 23
    2.2.1 Cấu trúc vốn tĩnh và hạn chế của mô hình cấu trúc vốn tĩnh 23
    2.2.2 Mô hình cấu trúc vốn động khắc phục các hạn chế của cấu trúc vốn tĩnh . 25
    2.3 Thuyết cấu trúc vốn động . 27
    2.3.1 Cách xác định cấu trúc vốn mục tiêu 27
    2.3.2 Xác định cấu trúc vốn động . 29
    2.3.2.1 Phương pháp tính theo các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh
    nghiệp 30
    2.3.2.2 Phương pháp dựa vào chi phí và lợi ích của việc điều chỉnh cấu trúc vốn . 30
    2.4 Bằng chứng thực nghiệm về việc ứng dụng mô hình cấu trúc vốn động . 33
    2.4.1 Bằng chứng việc xác định tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn 34
    2.4.2 Tốc độ điều chỉnh của từng quốc gia . 37
    Chương 3 : Cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong thực
    tiễn ở Việt Nam 40

    3.1 Cấu trúc vốn các công ty cổ phần ở Việt Nam 40
    3.2 Cấu trúc vốn theo ngành tại Việt Nam . 42
    3.2.1 Ngành Công nghệ thông tin – Viễn thông 44
    3.2.2 Ngành Dược phẩm và Y tế 45
    3.2.3 Ngành Hàng hóa – Dịch vụ tiêu dùng 45
    3.2.4 Ngành nguyên vật liệu – Công nghiệp 46
    3.2.5 Ngành Dầu khí 47
    3.2.6. Ngành bất động sản . 48
    3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn ở Việt Nam 50
    3.3.1 Các nhân tố nội bộ doanh nghiệp 50
    3.3.2 Các nhân tố vĩ mô . 55
    Chương 4 : Ứng dụng thuyết cấu trúc vốn động cho các công ty cổ phần tại Việt
    Nam 62

    4.1 Xây dựng mô hình cấu trúc vốn động tại Việt Nam . 62
    4.2 Tốc độ điều chỉnh cấu trúc vốn ở Việt Nam 64
    4.3 Các hạn chế của mô hình 67
    4.4 Giải pháp hỗ trợ mô hình cấu trúc vốn động tại Việt Nam . 74
    Kết luận 77
    Danh mục tài liệu tham khảo 78


    Phụ lục A
    Phụ lục 1: Các thuyết kinh điển về mối quan hệ giữa giá trị doanh nghiệp và cấu trúc
    vốn – thành tựu và hạn chế của các thuyết . A
    Phụ lục 2: Danh sách công ty trong các ngành phi tài chính tại Việt Nam J
    Phụ lục 3: Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản của các ngành O
    Phụ lục 4: Tỷ lệ Vốn cổ phần trên tổng tài sản của các ngành . T
    Phụ lục 5: Tỷ lệ Nợ ngắn hạn trên tổng tài sản của các ngành Y

    Danh mục bảng biểu
    Bảng:
    Bảng 1: Các nhân tố nội bộ doanh nghiệp 3
    Bảng 2: Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 4
    Bảng 3: So sách các nhân tố ảnh hưởng cấu trúc vốn của Trung Quốc so với Mỹ và
    Châu Âu 19
    Bảng 4: So sánh Cấu trúc vốn động và cấu trúc vốn tĩnh . 26
    Bảng 5: Ước lượng tốc độ điều chỉnh trung bình 36
    Bảng 6: Tốc độ điều chỉnh của các công ty trên thế giới 37
    Bảng 7 : Cấu trúc vốn của các công ty cổ phần tại Việt Nam 40
    Bảng 8: Cấu trúc vốn ngành Công nghệ thông tin – viễn thông . 44
    Bảng 9: Cấu trúc vốn ngành Dược phẩm và y tế 45
    Bảng 10: Cấu trúc vốn ngành Hàng hóa – dịch vụ tiêu dùng . 46
    Bảng 11: Cấu trúc vốn ngành Nguyên vật liệu – Công nghiệp 47
    Bảng 12: Cấu trúc vốn ngành Dầu khí 48
    Bảng 13: Cấu trúc vốn ngành Bất động sản 49
    Bảng 14: Nhân tố lợi nhuận giữ lại . 50
    Bảng 15: Nhân tố tăng trưởng . 51
    Bảng 16: Nhân tố tài sản cố định hữu hình . 52
    Bảng 17: Nhân tố quy mô doanh nghiệp 53
    Bảng 18: Nhân tố tính thanh khoản 53
    Bảng 19: Các nhân tố nội bộ doanh nghiệp ảnh hưởng đến cấu trúc vốn . 54
    Bảng 20: Nhân tố thuế thu nhập doanh nghiệp . 55

    Bảng 21: Tỷ lệ nợ dài hạn mục tiêu của các doanh nghiệp tại Việt Nam 60
    Bảng 22: Cấu trúc vốn động của các công ty cổ phần tại Việt Nam 65
    Biểu:
    Hình 1: Tỷ lệ nợ và nợ dài hạn trung bình của các công ty cổ phần tại Trung Quốc . 7
    Hình 2: Tỷ lệ nợ trung bình của các công ty cổ phần tại các nước phát triển giai đoạn
    1996 – 2005 . 12
    Hình 3: Tỷ lệ nợ dài hạn của các công ty cổ phần tại Việt Nam 42
    Hình 4: Tỷ lệ nợ dài hạn và tăng trường tín dụng . 56
    Hình 5: Tỷ lệ nợ dài hạn và lạm phát 57
    Hình 6: Tỷ lệ nợ dài hạn và tăng trường GDP 58
    Hình 7: Cấu trúc vốn và lãi suất cơ bản 59
    Hình 8: Quy mô thị trường chứng khoán 59
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...