Luận Văn Ứng dụng các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Basel tại ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhậ

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
    1.1. Tín dụng và rủi ro tín dụng 12
    1.1.1. Khái niệm tín dụng . 12
    1.1.2. Rủi ro tín dụng . 12
    1.1.2.1. Khái niệm 12
    1.1.2.2. Phân loại . 14
    1.1.2.3. Nguyên nhân của RRTD . 16
    1.1.3. Đo lường RRTD . 18
    1.1.3.1. Mô hình định tính – mô hình 6C . 18
    1.1.3.2. Mô hình lượng hóa RRTD . 19
    1.1.3.3. Các chỉ số đo lường RRTD 24
    1.2. Nội dung quản trị RRTD theo Basel II . 26
    1.2.1. Giới thiệu Basel . 26
    1.2.2. Phương pháp đánh giá RRTD theo Basel II 27
    1.2.2.1. Phương pháp chuẩn . 27
    1.2.2.2. Phương pháp IRB 28
    1.2.3. Quản trị RRTD theo các nguyên tắc của Basel II 29
    1.3. Kinh nghiệm quản trị RRTD của các nước . 31
    1.3.1. Kinh nghiệm quản trị RRTD của Mỹ 31
    1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của Trung Quốc . 31
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÁC NGUYÊN TẮC BASEL VÀO QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK
    2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng EIB giai đoạn 2007 – 2010 35
    2.2. Thực trạng RRTD EIB giai đoạn 2007 – 2010 42
    2.2.1. Tình hình nợ quá hạn 42
    2.2.2. Rủi ro mất vốn 46
    2.2.3. Khả năng bù đắp rủi ro 49
    2.2.4. Nguyên nhân dẫm đến RRTD . 50
    2.2.4.1. Nguyên nhân chủ quan 50
    2.2.4.2. Nguyên nhân khách quan 57
    2.3. Thực trạng quản trị RRTD EIB giai đoạn 2007 – 2010 61
    2.3.1. Môi trường RRTD . 61
    2.3.2. Quá trình cấp tín dụng 62
    2.3.2.1. Phê duyệt tín dụng . 62
    2.3.2.2. Hạn mức tín dụng 65
    2.3.2.3. Quy trình phê duyệt tín dụng 66
    2.3.3. Đánh giá việc duy trì, đo lường, giám sát RRTD . 68
    2.3.3.1. Theo dõi, quản lý tín dụng 68
    2.3.3.2. Kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng 69
    2.3.3.3. Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng RRTD . 71
    2.3.3.4. Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá nội bộ . 73
    2.3.3.5. Xây dựng HTTT phục vụ công tác tín dụng 75
    2.3.4. Đánh giá hệ thống kiểm soát RRTD 75
    2.3.4.1. Thiết lập hệ thống đánh giá độc lập 76
    2.3.4.2. Chức năng phê duyệt tín dụng . 77
    2.3.4.3. Nhận biết RRTD và xử lý nợ xấu 78
    2.3.5. Đánh giá vai trò của giám sát viên độc lập 79
    CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK THEO BASEL

    3.1. Định hướng phát triển tín dụng EIB 83
    3.2. Giải pháp giảm thiểu RRTD cho EIB 83
    3.2.1. Giải pháp cho EIB 83
    3.2.1.1. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả . 83
    3.2.1.2. Hoàn thiện quy trình cho vay 85
    3.2.1.3. Hệ thống kiểm tra nội bộ và quản lý sau vay hiệu quả . 88
    3.2.1.4. Công tác nhân sự . 88
    3.2.2. Về phía khách hàng vay vốn . 90
    3.2.2.1. Tăng tính tự chịu trách nhiệm 90
    3.2.2.2. Đẩy mạnh khả năng hấp thụ vốn nội địa 91
    3.2.3. Các giải pháp quản trị RRTD theo Basel II . 92
    3.2.3.1. Môi trường quản lý RRTD 94
    3.2.3.2. Quản lý, giám sát hoạt động tín dụng hiệu quả . 95
    3.2.3.3. Hệ thống kiểm soát RRTD 97
    3.3. Kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ . 98
    3.3.1. Đối với NHNN 98
    3.3.2. Đối với chính phủ . 100
    Kết luận
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    Bảng câu hỏi phỏng vấn











    1. Tính cấp thiết của đề tài[S1]
    “Hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua đã không ngừng được củng cố, song do vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý hoạt động, đặc biệt là quản lý rủi ro” là nhận định của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phùng Khắc Kế tại Hội thảo quốc tế "Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng" diễn ra vào ngày 11/3/2006 tại Hà Nội. Ông Phùng Khắc Kế cũng cho rằng, hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại quốc doanh tại Việt Nam đều chưa đạt tới các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn vốn. Vì vậy các ngân hàng, tổ chức tài chính của Việt Nam có nhu cầu rất lớn trong việc học hỏi kinh nghiệm về quản trị ngân hàng, trong đó có nghiệp vụ quản lý rủi ro từ các ngân hàng trên thế giới nói chung và các ngân hàng là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng ASEAN nói riêng.
    Theo lộ trình hội nhập đã cam kết trong Hiệp ước thương mại Việt Mỹ, lộ trình hội nhập AFTA và những cam kết khi Việt Nam chính thức làm lễ gia nhập WTO vào tháng 1 năm 2007 này, đến năm 2010 về cơ bản Việt Nam phải thực hiện mở cửa hoàn toàn trong lĩnh vực ngân hàng, các hạn chế đối với NHTM cần được dỡ bỏ. Điều này làm cho thị trường tài chính Việt Nam nhanh chóng trở thành một phần của thị trường quốc tế, sân chơi của các NHTM Việt Nam trở nên rộng hơn và luật chơi mới sẽ công bằng hơn. Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng mức độ cạnh tranh, khiến các NHTM Việt Nam đối mặt với nhiều rủi ro và dễ bị tổn thương hơn.
    Vì vậy, xây dựng mô hình quản trị rủi ro hiệu quả theo thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, ngăn chặn và phòng ngừa hữu hiệu rủi ro trở thành yêu cầu cấp thiết đối với các NHTM Việt Nam hiện nay. Để thực hiện tốt điều này, các NHTM phải có chiến lược rõ ràng trong việc nâng cao nhận thức, lý luận về nguyên tắc, phương pháp quản trị rủi ro để nhận biết, đo lường, dự báo, kiểm soát rủi ro hiệu quả, đồng thời có chiến lược xây dựng mô hình quản trị rủi ro rõ ràng, hữu ích, thống nhất, phù hợp với thực tiễn hoạt động của từng ngân hàng.
    Sau hơn 20 năm thành lập và phát triển, ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank - EIB) đã chứng tỏ sự lớn mạnh về quy mô và chất lượng hoạt động. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng đều qua các năm, đặc biệt trong công tác tín dụng có những bước phát riển vượt bậc, tuy nhiên về chất lượng tín dụng lại là điều đáng lưu tâm. Tỷ lệ nợ xấu của Eximbank khá cao: năm 2007: 0.86%; 2008: 4,7%; 2009: 1.8%; 2010: 1.4%, trong khi tỷ lệ này tại ACB là 0.4%, Sacombank là 0.64%, Vietinbank là 0.61% (năm 2009); năm 2010: ACB: 0.34%; Sacombank: 0.54%, chính vì vậy Eximbank được đánh giá là một hiện tượng đáng chú ý trong toàn hệ thống ngân hàng TMCP (năm 2008 nợ xấu khối ngân hàng TMCP là 1.83%, năm 2009: 1.33% ; 2010: 1.50%) [1].
    Đề tài “Ứng dụng các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Basel tại ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” được tiến hành nhằm tìm hiểu công tác quản lý rủi ro tín dụng và việc áp dụng những tiêu chí quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tại EIB để giảm tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu, từ đó phân tích nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để nhận diện dấu hiệu, nguyên nhân rủi ro tín dụng, đề ra giải pháp hữu ích cho việc quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả tại ngân hàng EIB nói riêng và các ngân hàng TMCP nói chung.
    2. Tình hình nghiên cứu đề tài
    Liên quan đến vấn để rủi ro tín dụng, trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu:
    Nghiên cứu của tác giả Lê Trọng Quý về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Công Thương, Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Á Châu của tác giả Nguyễn Thanh Bình, một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng Đông Á của tác giả Trần Quốc Danh, rủi ro tín dụng và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại Việt Nam của Phạm Khánh Linh hay về các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP HCM của Hoàng Thị Lan Phương.
    Nhìn chung, các bài viết đã tập trung nghiên cứu vào một hoặc một nhóm ngân hàng nhất định và đưa ra những giải pháp cho riêng lẻ cho việc phát triển công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng trên, nhưng chưa phân tích được hết những điểm mạnh, yếu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng mình so với ngân hàng khác nhằm tìm biện pháp cải tạo, khắc phục những yếu kém về quản lý rủi ro tín dụng.
    Ngoài ra cũng có một số bài nghiên cứu về các tiêu chuẩn quốc tế trong quản trị rủi ro ngân hàng: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực và thông lệ Ngân hàng quốc tế của tác giả Trần Thị Băng Tâm, ứng dụng hiệp ước an toàn vốn Basel trong quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại Việt Nam của Nguyễn Thị Thùy Linh. Các nghiên cứu này đã đưa ra một cái nhìn tổng quát việc ứng dụng các quy tắc quản lý rủi ro vào hoạt động ngân hàng mà chưa phân tích cụ thể việc quản lý từng loại rủi ro của ngân hàng, đặc biệt là loại rủi ro rất nhạy cảm: rủi ro tín dụng ngân hàng.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
    Mục đích nghiên cứu là đánh giá rủi ro tín dụng và việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế vào quản trị rủi ro tín dụng tại EIB, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao chất lượng hoạt động cho ngân hàng. Vì vậy, nhiệm vụ cụ thể của nghiên cứu là:
    - Nghiên cứu về những vấn đề cơ bản của rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại theo các chuẩn mực quốc tế.
    - Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng tại EIB giai đoạn 2007 đến 2010, đánh giá việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế về việc quản lý rủi ro tín dụng trong quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng này như thế nào. Đồng thời, việc đánh giá được so sánh với một số ngân hàng thương mại khác cũng đang niêm yết tại sàn GDCK nhằm tìm ra điểm mạnh cũng như những yếu kém trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại EIB.
    - Làm rõ các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng tại EIB.
    - Nêu ra các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả, hạn chế những tác hại xấu do rủi ro tín dụng gây ra.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu là rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng và việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank.
    - Phạm vi nghiên cứu tập trung vào ngân hàng EIB và 5 ngân hàng thương mại dùng để so sánh đang niêm yết trên sàn GDCK là: Á Châu, Sacombank, Công Thương, Sài Gòn - Hà Nội, Ngoại Thương. Thời gian nghiên cứu từ năm 2007 đến 2010.
    5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
    - Phương pháp nghiên cứu:
    Để phù hợp với nội dung, yêu cầu, mục đích của đề tài đề ra, phương pháp được thực hiện trong quá trình nghiên cứu gồm: phương pháp so sánh, phân tích, mô tả tình hình tín dụng, rủi ro tín dụng để đưa ra cái nhìn về thực trạng biến động tín dụng giai đoạn 2007 - 2010; nhằm tăng cường cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn về quản trị RRTD, đánh giá và đề xuất giải pháp phù hợp nên tác giả sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn chuyên gia qua bảng câu hỏi bán cấu trúc để tập hợp ý kiến khảo sát của năm ngân hàng đã giao dịch trên TTCK Việt Nam.
    - Nguồn số liệu:
    + Nguồn số liệu sơ cấp: nhằm điều tra nguyên nhân chủ yếu gây ra rủi ro tín dụng, mức độ ứng dụng các chuẩn mực quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng và các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng TMCP, nguồn số liệu này được thu thập từ thông tin trả lời theo phiếu điều tra từ các cán bộ tín dụng của sáu ngân hàng thương mại cổ phần.
    + Nguồn số liệu thứ cấp: dùng để tính toán và phân tích. Cụ thể nguồn số liệu được thu thập từ các nguồn sau: báo cáo tài chính của sáu NHTM, các báo cáo của NHNN, các bài báo trong tạp chí Ngân Hàng, Công Nghệ Ngân Hàng, các bài báo cáo, luận văn, luận án trong và ngoài nước đã được thực hiện.
    6. Những đóng góp của đề tài
    Đề tài làm rõ những vấn đề cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng, kinh nghiệm thực tế của nước Mỹ về nhận diện, nguyên nhân, cách quản lý rủi ro tín dụng.
    Đề tài nghiên cứu khá chi tiết về rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng EIB theo các chuẩn mực quốc tế.
    Đề tài đề xuất những kiến nghị và giải pháp khả thi trong việc cảnh báo, nhận dạng rủi ro tín dụng cũng như đưa ra các giải pháp hạn chế, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng.
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba chương:

    + Chương 1: Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng
    + Chương 2: Thực trạng ứng dụng các nguyên tắc Basel vào quản lý rủi ro tín dụng tại Eximbank
    + Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Eximbank theo Basel


    [HR][/HR] [S1]Bi chay trang
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...