Luận Văn Ứng dụng các chỉ tiêu chỉ số để phân tích biến động sản xuất ngành công nghiệp (1995 - 2002)

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Ứng dụng các chỉ tiêu chỉ số để phân tích biến động sản xuất ngành công nghiệp (1995 - 2002)


    CHƯƠNG I
    NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỈ SỐ


    I. Những lý luận cơ bản về phương pháp chỉ số
    Để đánh giá, phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội thống kê sử dụng rất nhiều các phương pháp khác nhau như: hồi quy - tương quan, dãy số thời gian, điều tra chọn mẫu Trong đó phương pháp chỉ số là một trong những phương pháp quan trọng của thống kê; được vận dụng rất nhiều trong thực tế. Được ra đời từ rất sớm (từ 1738), từ đó đến nay phương pháp này là lựa chọn của rất nhiều các nhà khoa học để phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội, giúp họ có một cái nhìn tổng quát, chính xác hơn sự phát triển cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến các chính sách phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của các hiện tượng kinh tế - xã hội đó.

    1. Khái niệm về chỉ số:
    Thuật ngữ về chỉ số được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực khoa học khác nhau khi dùng để phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội. Ví dụ như: chỉ số phát triển con người HDI, các chỉ số dùng để đánh giá; sắp xếp thứ tự như: y1, y2 Tuy nhiên, trong lý thuyết thống kê, thuật ngữ này được tiếp cận theo một cách khác.

    1.1. Định nghĩa về chỉ số
    Chỉ số trong thống kê là một số tương đối được biểu hiện bằng lần hoặc %; tính được bằng cách so sánh hai mức độ của cùng một hiện tượng kinh tế - xã hội. Đối tượng nghiên cứu của chỉ số trong thực tế là các hiện tượng kinh tế- xã hội phức tạp. Hiện tượng đó bao gồm nhiều đơn vị, phần tử có tính chất, đặc điểm khác nhau, bao gồm nhiều nhân tố.

    1.2. Đặc điểm và tác dụng của chỉ số
    * Đặc điểm
    - Phải tìm cách chuyển các đơn vị, phần tử có đặc điểm tính chất khác nhau về dạng đồng nhất để thực hiện việc tổng hợp tài liệu .
    - Khi nghiên cứu sự biến động của một nhân tố nào đó thì phải cố định các nhân tố còn lại.
    * Tác dụng
    - Dùng chỉ số để nghiên cứu sự biến động của hiện tượng qua thời gian sử dụng chỉ số phát triển.
    - Nghiên cứu sự biến động hiện tượng qua không gian sử dụng chỉ số phát triển.
    - Đề ra nhiệm vụ, kế hoạch, tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng chỉ số kế hoạch.
    - Phân tích ảnh hưởng biến động của các nhân tố với sự biến động của toàn bộ hiện tượng.

    2. Các phương pháp tính chỉ số:
    Khi phân tích, so sánh các mức độ khác nhau của hiện tượng kinh tế - xã hội, ta có thể dùng các phương pháp tính chỉ số khác nhau.
    2.1. Phương pháp tính chỉ số cá thể (chỉ số đơn):
    Phản ánh sự biến động của từng đơn vị, hiện tượng cá biệt.
    2.1.1. Chỉ số cá thể về chỉ tiêu chất lượng:
    iP =
    Trong đó: p1, p0: trị số của chỉ tiêu chất lượng của từng phần tử ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
    - Chỉ số này dùng để phản ánh sự biến động về giá cả của từng hiện tượng kinh tế - xã hội.
    2.1.2. Chỉ số cá thể về chỉ tiêu khối lượng
    iq =
    Trong đó: q1, q0: trị số của chỉ tiêu khối lượng của từng phần tử ở kỳ nghiên cứu và kỳ gốc.
    - Chỉ số này dùng để phản ánh sự biến động về lượng hàng hoá tiêu thụ của từng mặt hàng.
     
Đang tải...