Luận Văn ứng dụng bài toán hai hạt nghiên cứu mức độ bền của hạt nhân deuteron

Thảo luận trong 'Vật Lý' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: ỨNG DỤNG BÀI TOÁN HAI HẠT NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ BỀN CỦA HẠT NHÂN DEUTERON



    MỤC LỤC​

    Luận văn dài 63 trang:

    Bài luận văn được chia 3 phần:

    I. PHẦN MỞ ĐẦU

    Khi nghiên cứu các hạt nhân nguyên tử, người ta thấy rằng trong tự nhiên tồn tại

    hai loại hạt nhân là: hạt nhân bền và hạt nhân không bền. Vậy hạt nhân bền và không bền ở mức độ nào? Cơ học lượng tử đã giải quyết vấn đề này ra sao? Hạt nhân Deuteron là một hạt nhân không bền có cấu tạo đơn giản nhất trong số các hạt nhân được biết. Để giải thích tính không bền của hạt nhân Deuteron, ta sẽ vận dụng bài toán hai hạt trong cơ học lượng tử và nghiệm lại vấn đề bằng hiệu ứng đường ngầm. Đây là một hướng để ta có thể tìm hiểu rõ hơn về bản chất lực hạt nhân cũng như khả năng áp dụng phương trình Schrodinger để giải bài toán nhiều hạt. Do đó, em đã chọn đề tài:"Ứng dụng bài toán hai hạt nghiên cứu mức độ bền của hạt nhân Deuteron" làm luận văn tốt nghiệp cho mình.

    II. PHẦN NỘI DUNG

    Gồm 44 trang được chia làm 3 chương:

    Chương 1. Các toán tử biểu diễn biến số động lực

    Nội dung của chương này được trình bày trong 27 trang từ trang 6 đến trang 33.

    Đưa ra dạng các toán tử biểu diễn biến số động lực như toán tử tọa độ, xung lượng, momen động lượng, năng lượng

    Chương 2. Bài toán hai hạt với hạt nhân Deuteron

    Chương này được trình bày trong 14 trang từ trang 33 đến từ 47. Nội dung chính

    là trình bày một vài đặc trưng của hạt nhân Deuteron và đưa chuyển dộng của hạt

    nhân Deuteron về bài toán hai hạt.

    Chương 3. Tính bền vững của hạt nhân Deuteron

    Chương này được trình bày trong 5 trang từ trang 47 đế trang 52. Trong phần này

    ta đưa ra giả thuyết hố thế năng đối xứng cầu để mô tả tính không bền của hạt nhân Deuteron và coi rằng chuyển động của hạt nhân Deuteron tương đương với hạt chuyển động trong hố thế có độ sâu U0, bề rộng bằng a.

    III. PHẦN KẾT LUẬN

    Bằng việc áp dụng bài toán hai hạt trong hệ kín cụ thể là sử dụng phương trình

    Schrodinger, cùng với lý thuyết chuyển động của hạt trong giếng thế, ta đã giải thích thành công nhận định của thực nghiệm: "Hạt nhân Deuteron là hạt nhân không bền vững".
     
Đang tải...