Luận Văn Ứng dụng ảnh Viễn thám và GIS để thành lập bản đồ biến động lớp phủ bề mặt tại thành phố Huế, tỉnh T

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN 1
    MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    1.2. Mục đích của đề tài
    1.3. Yêu cầu của đề tài
    PHẦN 2
    TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    2.1. Cơ sở lý luận
    2.1.1. Những khái niệm cơ bản về viễn thám và GIS
    2.1.1.1. Khái niệm cơ bản và phân loại viễn thám
    2.1.1.2. Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
    2.1.2. Khái quát về bản đồ biến động lớp phủ bề mặt và các phương pháp thành lập bản đồ biến động sử dụng đất
    2.1.2.1. Những vấn đề chung về bản đồ biến động lớp phủ bề mặt
    2.1.2.2. Các phương pháp thành lập bản đồ biến động sử dụng đất và biến động lớp phủ bề mặt
    2.2. Cơ sở thực tiễn
    2.2.1. Tình hình thành lập bản đồ biến động sử dụng đất trên thế giới
    2.2.1.1. Hiện trạng tài nguyên đất trên thế giới
    2.2.1.2.Tình hình thành lập bản đồ biến động sử dụng đất trên thế giới
    2.2.2. Tình hình sử dụng đất ở Việt nam trong những năm gần đây
    2.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất ở Việt Nam
    2.2.2.2. Đánh giá tình hình sử dụng đất ở Việt Nam
    PHẦN 3
    ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀPHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    3.3. Nội dung nghiên cứu
    3.4. Phương pháp nghiên cứu
    PHẦN 4
    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

    4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
    4.1.1. Điều kiện tự nhiên
    4.1.1.1. Vị trí địa lý
    4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
    4.1.1.3. Khí hậu
    4.1.1.4. Thuỷ văn
    4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên
    4.1.1.6. Thực trạng cảnh quan, môi trường
    4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
    4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và dịch chuyển cơ cấu kinh tế
    4.1.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế của các ngành
    4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
    4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
    4.2. Hiện trạng và biến động sử dụng đất thành phố Huế
    4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất thành phố Huế
    4.2.2. Tình hình biến động sử dụng đất trên thành phố Huế giai đoạn 2005-2012
    4.3. Mô tả dữ liệu
    4.3.1. Dữ liệu viễn thám
    4.3.2. Dữ liệu khác
    4.4. Tiến hành thành lập bản đồ biến động lớp phủ bề mặt bằng phương pháp so sánh sau phân loại.
    4.4.1. Các bước xử lý ảnh số
    4.4.1.1. Sửa lỗi SLC – off
    4.4.1.2. Nhập ảnh
    4.4.1.3. Tăng cường chất lượng ảnh
    4.4.1.4. Nắn chỉnh hình học
    4.4.1.5. Cắt ảnh theo khu vực nghiên cứu
    4.4.1.6. Phân loại ảnh
    4.4.1.7. Đánh giá độ chính xác của kết quả phân loại
    4.4.1.8. Một số kỹ thuật sau phân loại
    4.4.2. Thành lập bản đồ biến động lớp phủ bề mặt bằng phương pháp so sánh sau phân loại
    4.4.2.1. Biên tập bản đồ hiện trạng
    4.4.2.2. Thành lập bản đồ biến động lớp phủ bề mặt
    4.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu và khả năng ứng dụng của đề tài
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1. Kết luận
    5.2. Kiến nghị


    PHẦN 1 MỞ ĐẦU
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trải qua thời gian, lớp phủ mặt đất đã không ngừng biến đổi đặc biệt dưới tác động mạnh mẽ của thiên tai, con người – đó là các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội. Sự phát triển kinh tế đã đem lại được những kết quả tốt nhưng mặt trái của sự phát triển này là những tác động đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường và thay đổi lớp phủ thực vật đặc biệt lớp phủ đất nông nghiệp.
    Trong vài thập niên gần đây có lẽ chưa bao giờ thế giới lại đứng trước nguy cơ khủng hoảng lương thực toàn cầu như hiện nay.
    Liên hiệp quốc ước tính có đến hơn 1,2 tỷ dân trên toàn thế giới bị đói thường xuyên từ nay đến năm 2025. Bắc Hàn, Indonexia, Cameroon, Yemen và cả Campuchia đang đối đầu với thách thức nghiêm trọng vì nạn thiếu lương thực, Đài Loan, Hồng Kông - những vùng lãnh thổ giàu có cũng ám ảnh về nạn đói.
    Do tốc độ đô thị hóa diễn ra quá nhanh đặc biệt là ở các nước đang phát triển - nơi cung cấp lương thực chủ yếu cho thế giới. Hàng triệu ha đất nông nghiệp đã biến thành các khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái . Chỉ riêng ở Việt Nam hàng ngàn ha đất nông nghiệp ven đô đã biến thành đất vàng cho công nghiệp.
    Đáng báo động hơn là tình trạng suy giảm đất nông nghiệp do xói mòn, rửa trôi, sa mạc hoá, thoái hóa lý hóa học đất, ô nhiễm đất dẫn tới giảm khả năng sản xuất, giảm đa dạng sinh học và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Biến động sử dụng đất và lớp phủ bề mặt cũng là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến môi trường toàn cầu mà thành phố Huế cũng không nằm ngoài quy luật đó.
    Nguyên nhân chính là do chúng ta chưa có được tầm nhìn dài hạn về chiến lược sử dụng đất lâu dài. Để làm được điều đó phải xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, ưu tiên đất tốt cho nông nghiệp để đảm bảo sử dụng đất lâu dài, bền vững và hiệu quả.
    Vấn đề đặt ra là phải có cái nhìn toàn cảnh về thực trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất. Do đó việc nghiên cứu biến động lớp phủ bề mặt là vấn đề cấp bách cũng như việc thành lập bản đồ biến động lớp phủ bề mặt cung cấp tư liệu về tình hình biến động sử dụng đất theo thời gian và theo không gian từ đó có thể dự báo biến động trong tương lai. Nhưng việc nghiên cứu biến động sử dụng đất là vấn đề mới chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, chúng ta thường đánh giá biến động dựa trên số liệu thống kê kiểm kê đất đai, nhưng công việc đó thường làm theo giai đoạn thông thường là hàng năm, năm năm hay mười năm một lần nên việc đánh giá biến động cũng theo giai đoạn đó.
    Tuy nhiên trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật thu nhận thông tin từ xa và xử lý ảnh đã làm cho công nghệ viễn thám được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tư liệu viễn thám có ưu điểm là giàu thông tin, xử lý trên diện rộng. Với những ưu điểm đó viễn thám trở thành một trong các phương pháp hiệu quả nhất để nghiên cứu biến động tài nguyên trong đó có tài nguyên đất. Hơn nữa, tư liệu ảnh viễn thám có chu kỳ thu nhận thông tin ngắn giúp chúng ta có thể đánh giá biến động trong vòng năm năm, hai năm, một năm, hay trong một giai đoạn ngắn hơn nữa mà không cần phải chờ có số liệu thống kê kiểm kê đất đai.
    Nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho việc hoạch định quy hoạch, kế hoạch, quản lý sử dụng đất và được sự phân công của Khoa TNĐ và MTNN trường đại học nông lâm Huế, đồng thời dưới sự hướng dẫn của ThS.GVC Trần Văn Nguyện tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng ảnh Viễn thám và GIS để thành lập bản đồ biến động lớp phủ bề mặt tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 – 2012”.
    1.2. Mục đích của đề tài
    -Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn thành lập bản đồ biến động lớp phủ bề mặt từ ảnh viễn thám.
    - Từ việc thành lập bản đồ biến động góp phần chỉ ra chiều hướng, diện tích và vị trí không gian biến động một số loại đất đặc biệt là đất nông nghiệp, sẽ là một tài liệu hữu ích cho công tác quy hoạch, kế hoạch, quản lý sử dụng đất.
    - Sử dụng thành thạo một số phần mềm phục vụ cho công tác quản lý đất đai.
    - Củng cố tốt kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng trong sử dụng phần mềm chuyên ngành.
    1.3. Yêu cầu của đề tài
    - Nắm vững kiến thức cơ bản về viễn thám cũng như kỹ thuật xử lý ảnh, quy trình thành lập bản đồ biến động.
    - Nắm vững kỹ năng sử dụng phần mềm chuyên ngành dùng cho ngành quản lý đất đai, đặc biệt là phần mềm Envi, Mapinfo, Microstation
    - Xây dựng bản đồ biến động chính xác cho khu vực cần thành lập.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...