Luận Văn Ứng dụng ảnh viễn thám để đánh giá thiệt hại do lũ - áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    298160758"DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT. v
    298160759"DANH MỤC CÁC HÌNH vi
    298160760"DANH MỤC CÁC BẢNG viii
    298160761"MỞ ĐẦU 1
    298160762"1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    298160763"2. Tình hình nghiên cứu. 3
    298160764"3. Mục tiêu nghiên cứu. 7
    298160765"4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 7
    298160766"5. Phương pháp nghiên cứu. 8
    298160767"6. Dự kiến kết quả nghiên cứu. 9
    298160768"7. Tài liệu tham khảo: 9
    298160769"8. Kết cấu của ĐA/KLTN 9
    298160770"CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 13
    298160771"1.1. Hệ thống thông tin địa lý. 13
    298160772"1.1.1. Ứng dụng. 14
    298160773"1.1.2. Các cách nhìn. 15
    298160774"1.1.3. Cơ sở dữ liệu địa lý. 16
    298160775"1.2 Viễn thám. 20
    298160776"1.2.1. Giới thiệu khái quát về viễn thám 20
    298160777"1.2.1.1. Hệ thống thông tin ảnh. 20
    298160778"1.2.1.2. Hệ thống thông tin không ảnh gồm: 21
    298160779"1.2.2. Xử lý thông tin viễn thám 21
    298160780"1.2.3. Giới thiêu một số vệ tinh. 22
    298160781"1.2.3.1. Các đặc trưng kỹ thuật của vệ tinh Landsat 22
    298160782"1.2.3.2. Vệ tinh TERRA-MODIS. 23
    298160783"1.2.4. Các tham số chính của viễn thám về các quá trình xảy ra trên bề mặt trái đất 24
    298160784"1.2.4.1. Các đặc trưng quang phổ thực vật 24
    298160785"2.1.4.2. Bức xạ bề mặt và phản xạ (Albedo) 26
    298160786"2.1.4.3. Bốc thoát hơi 26
    298160787"2.1.4.4. Nhiệt độ bề mặt đất 26
    298160788"2.1.4.5. Độ ẩm đất 27
    298160789"2.1.4.6. Xác định lượng mưa. 27
    298160790"1.3.1. Điểm mới của ArcGIS 10.0. 28
    298160791"1.3.2. GPS – Hệ thống định vị toàn cầu qua vệ tinh. 33
    298160792"1.3.3. Triển vọng của viễn thám ở Việt Nam 36
    298160793"1.4. Một số nghiên cứu liên quan: 39
    298160794"1.4.1. Một số nghiên cứu trên Thế giới 39
    298160795"1.4.2 Một số nghiên cứu ở Việt Nam: 41
    298160796"1.5. Dữ liệu và các phần mềm sử dụng. 46
    298160797"1.5.1. Các khái niệm cơ bản. 46
    298160798"1.5.1.1. Bề mặt (Surface) 46
    298160799"1.5.1.2. Mô hình hóa bề mặt (Terrain Model) 46
    298160800"1.5.1.3. Mô hình DEM 47
    298160801"1.5.1.4. TRMM tính toán lượng mưa. 47
    298160802"1.5.2. Các phép tính trong công cụ CALCULUS cua Sufer. 47
    298160803"1.5.2.1. Phép tính độ dốc (Terrain Slope) 47
    298160804"1.5.2.2. Phép tính hướng sườn (Terrain Aspect) 48
    298160805"1.5.2.3. Phép tính độ cong bề mặt theo phương ngang (Plan Curvature) 48
    298160806"1.5.2.4. Phép tính độ cong bề mặt theo phương thẳng đứng (Profile Curvature) 49
    298160807"1.5.2.5. Phép tính độ cong bề mặt tiếp tuyến (Tangential Curvature) 49
    298160808"1.5.2.6. Toán tử Laplacian (Tangential Curvature) 50
    298160809"1.5.3. Phép tính thể tích của Surfer. 50
    298160810"1.5.4. Cơ sở khoa học thành lập bản đồ ngập lụt 53
    298160811"1.5.4.1. Khái niệm về bản đồ ngập lụt 53
    298160812"1.5.4.2 . Yêu cầu khi thành lập bản đồ ngập lụt 53
    298160813"1.5.4.3. Nguyên tắc thành lập bản đồ ngập lụt 54
    298160814"1.5.4.4. Nội dung và các phương pháp thể hiện nội dung bản đồ ngập lụt 55
    298160815"1.5.4.4.1. Nội dung bản đồ ngập lụt 55
    298160816"1.5.4.4.2. Phương pháp thể hiện. 56
    298160817"1.5.4.5. Các phương pháp thành lập bản đồ ngập lụt 56
    298160818"1.5.4.5.1. Phương pháp đo đạc trực tiếp ngoài thực địa. 56
    298160819"1.5.4.5.2. Phương pháp nghiên cứu cơ chế và biến trình lũ thông qua các mô hình dự báo lũ dưới góc nhìn của thuỷ văn học. 57
    298160820"1.5.4.5.3. Phương pháp dựa vào nghiên cứu tai biến lũ lụt trên quan điểm địa mạo. 57
    298160821"1.5.4.5.4. Phương pháp ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS. 57
    298160822"1.5.5. Nhu cầu thành lập bản đồ ngập lụt 59
    298160823"1.5.6. Phương pháp ước tính thiệt hại 61
    298160824"1.5.7. Các quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 62
    298160825"1.5.7.1. Những quan điểm khoa học vận dụng trong nghiên cứu thành lập bản đồ ngập lụt 62
    298160826"1.5.7.2. Các phương pháp khoa học sử dụng trong nghiên cứu thành lập bản đồ ngập lụt 62
    298160827"1.5.8. Các phần mềm sử dụng. 64
    298160828"1.5.8.1. ArcGIS 10. 64
    298160829"1.5.8.2 . Idrisi 65
    298160830"1.5.9. Các dữ liệu sử dụng. 66
    298160831"CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 70
    298160832"2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Nam 70
    298160833"2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Tỉnh Quảng Nam 70
    298160834"2.1.2. Dân số Quảng Nam 72
    298160835"2.1.3 . Tài nguyên thiên nhiên. 72
    298160836"2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam 76
    298160837"2.2.1. Nông, lâm, ngư nghiệp. 76
    298160838"2.2.2. Ngành Thương mại và Du lịch. 78
    298160839"2.2.3. Ngành Sản xuất công nghiệp. 80
    298160840"2.2.4. Lực lượng lao động. 81
    298160841"2.3. Phương pháp thực hiện. 85
    298160842"2.3.1. Các bước thực hiện với ảnh SRTM 85
    298160843"2.3.1.1. Tăng cường chất lượng ảnh, nắn chỉnh và ghép ảnh SRTM bằng phần mềm IDRISI 85
    298160844"2.3.1.2. Cắt vùng cần nghiên cứu và xuất ra dạng file GEOTIFF 86
    298160845"2.3.1.3. Tiến hành phân tích bề mặt với phần mềm IDRISI 86
    298160846"2.3.1.4. Chuyển ảnh GEOTIFF vùng nghiên cứu sang phần mềm Global Mapper. 86
    298160847"2.4.1.5. Phân tích tầm nhìn (Viewshed) với Global Mapper. 87
    298160848"2.3.1.6. Vẽ lát cắt địa hình với Global Mapper. 87
    298160849"2.3.1.7. Lập mô hình 3D với Global Mapper. 87
    298160850"2.3.1.8. Chuyển từ ảnh GEOTIFF sang dạng file lưới Surfer (*.grd) 87
    298160851"2.3.2. Tính toán lượng mưa. 87
    298160852"2.3.3. Thiết kế và xây dựng cơ sở toán học bản đồ ngập lụt ở Quảng Nam 89
    298160853"Xây dựng nền cơ sở địa lý. 89
    298160854"2.3.3.1. Nắn chỉnh hình học ảnh vệ tinh SPOT 5 và ảnh ALOS PALSAR 90
    298160855"2.3.3.2. Chiết tách và chồng ghép thông tin. 90
    298160856"2.3.3.2.1. Chiết tách thông tin lớp phủ mặt đất từ ảnh quang học. 90
    298160857"2.3.3.2.2. Xử lý ảnh radar chiết tách thông tin vùng ngập lụt. 90
    298160858"CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 93
    298160859"3.1. Các kết quả phân tích địa hình của Quảng Nam 93
    298160860"3.2. Các kết quả phân tích lượng mưa của tỉnh Quảng Nam: 98
    298160861"3.3. Chồng lớp dữ liệu DEM và lượng mưa. 100
    298160862"3.4. Đánh giá ảnh hưởng thiệt hại do lũ gây ra: 101
    298160863"3.4.1. Về dân sinh. 101
    298160864"3.3.1.1. Thiệt hại về người 101
    298160865"3.3.1.2. Về nhà cửa. 101
    298160866"3.3.2. Về sản xuất nông nghiệp. 101
    298160867"3.3.3. Về giao thông: 102
    298160868"3.3.4. Về thủy lợi 103
    298160869"3.5. Xây dựng kịch bản phòng ngừa. 109
    298160870"3.5.1. Tình hình thiên tai năm 2010. 109
    298160871"3.5.2. Công tác chuẩn bị trước mùa mưa bão năm 2010. 110
    298160872"3.5.3. Công tác chỉ đạo ứng phó với thiên tai. 112
    298160873"3.5.4. Công tác chỉ đạo khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. 113
    298160874"3.5.4.1. Về dân sinh. 113
    298160875"3.5.4.2. Về nông nghiệp. 113
    298160876"3.5.4.3. Về giao thông. 114
    298160877"3.5.4.4. Về thủy lợi. 114
    298160878"3.5.5. Một số bài học kinh nghiệm về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh. 114
    298160879"3.5.5.1. Nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác PCLB tại các địa phương. 115
    298160880"3.5.5.2. Sự tham gia của hệ thống chính trị và toàn xã hội: 115
    298160881"3.5.5.3. Thực hiện tốt phương châm 5 tại chỗ: 115
    298160882"3.5.6. Một số vấn đề tồn tại. 116
    298160883"3.5.7. Phương hướng, nhiệm vụ công tác PCLB năm 2011. 117
    298160884"3.5.7.1. Dự báo tình hình thiên tai năm 2011. 117
    298160885"3.5.7.2. Một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác PCLB năm 2011: 117
    298160886"KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 119
    298160887"Kết luận. 119
    298160888"Kiến nghị 120
    298160889"TÀI LIỆU THAM KHẢO 122



    MỞ ĐẦU

    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Ngập lụt là một hiện tượng tai biến thiên nhiên, kết quả của quá trình tập trung nước với khối lượng lớn và tràn vào các vùng địa hình thấp, gây ngập lụt trên diện rộng, không chỉ gây tổn hại nặng nề về người và của ở thời điểm đó mà còn tác động tiêu cực rất lâu dài đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và các hoạt động kinh tế xã hội con người.
    Trong khoảng chục năm trở lại đây, những trận lũ lụt xảy ra ngày càng tăng với cường độ mạnh như ở Trung Quốc (1998), Tây Âu (1998, 2000), CH Séc (2002), Bangladesh (2001), vùng Viễn Đông thuộc nước Nga (2002), Italia (2006), Philippin (2007).
    Việc nghiên cứu các giải pháp phòng lũ lụt được nhiều Quốc gia quan tâm và hướng tiếp cận là sự kết hợp giữa giải pháp công trình và phi công trình. Giải pháp công trình thường được sử dụng là xây dựng các hồ chứa, đê điều, cải tạo lòng sông Các giải pháp phi công trình là trồng rừng, bảo vệ rừng; xây dựng và vận hành các phương án phòng tránh lũ và di dân lúc cần thiết khi có thông tin dự báo và cảnh báo chính xác. Việc dự báo và cảnh báo ngập lụt sẽ là một biện pháp rất cần thiết có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.
    Nước ta là một nước có nhiều đồi núi, địa hình phức tạp (độ cao, độ dốc, hướng, khe suối thung lũng ), điều kiện khí tượng, khí hậu, thuỷ văn diễn biến khó lường. Cùng với sự ấm lên của khí hậu toàn cầu các hiện tượng thời tiết bất thường như hạn hán, lũ lụt ngày càng gia tăng, mức độ gây tổn hại ngày càng lớn, nhiệt độ tăng cao kết hợp với hạn hán dẫn tới nguy cơ cháy rừng, sự phát sinh phát triển của sâu bệnh đối với mùa màng ngày càng trầm trọng.
    Quảng Nam là một tỉnh ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng; phía Đông giáp biển Đông với trên 125 km bờ biển; phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi; phía Tây giáp tỉnh Kon Tum và nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
    Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành 3 vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; mặt khác bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ, . đã tạo nên các tiểu vùng có những nét đặc thù như:
    Vùng đồng bằng nhỏ, hẹp thuộc hạ lưu các sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ, được phù sa bồi đắp hàng năm, nhân dân có truyền thống thâm canh lúa nước và cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm.
    Vùng ven biển đa phần là đất cát, sản xuất chủ yếu là hoa màu, trồng rừng chống cát bay, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, . Trong quá trình công nghiệp hoá thì vùng này có lợi thế về mặt bằng xây dựng thuận lợi, gần các sân bay, bến cảng, các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và lưới điện quốc gia.
    Hiện tại, công tác quản lý lũ lụt, đưa ra các chương trình phòng ngừa, ứng phó khi có lũ xảy ra của các nhà quản lý vẫn còn nhiều bất cập do thiếu thông tin, thiếu sự liên kết giữa các ngành và đặc biệt là thiếu các công cụ hỗ trợ.
    Ngày nay, với kỹ thuật GPS và GIS, Viễn thám càng ngày càng có rất nhiều ứng dung thực tế cụ thể trong nhiều lĩnh vực. Trong đó, không thể không kể đến các ứng dụng của Viễn thám trong nghiên cứu các lĩnh vực thuộc Khoa học Trái Đất, đặc biệt là Môi trường. Trong lĩnh vực quản lý môi trường, công nghệ viễn thám được coi như một công cụ quan trắc hữu ích nhằm theo dõi những biến động của môi trường theo thời gian, phát hiện kịp thời những ảnh hưởng bất lợi của các hiện tượng thiên nhiên và tác động của con người lên môi trường: lũ lụt, phát hiện cháy rừng, nghiên cứu động đất và thành lập bản đồ chuyên đề (đặc biệt là các bản đồ biến động môi trường). Trong thành lập bản đồ, viễn thám cung cấp thông tin bao quát trên diện rộng, chi phí lại thấp, giảm bớt được một khối lượng lớn công việc mà trước đây khi xây dựng bản đồ lũ phải đo đạc, quan trắc và khảo sát thực địa nhưng kết quả lại không cao.
    Vì vậy việc sử dụng các thông tin viễn thám tích hợp với hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) cùng với các quan trắc thu được từ bề mặt sẽ đáp ứng khách quan và đa dạng các thông tin cần thiết phục vụ công tác lập bản đồ chuyên đề nghiên cứu giám sát và dự báo khí tượng thuỷ văn, khí tượng nông nghiệp và môi trường mà đặc biệt là phục vụ cho công tác giám sát và cảnh báo tác hại của thiên tai để có các biện pháp phòng tránh và ứng cứu kịp thời.
    Từ những lý do trên mà đề tài: “Bước đầu ứng dụng ảnh viễn thám để xây dựng bản đồ hiện trạng ngập lụt- áp dụng điển hình tại tỉnh Quảng Nam” được hình thành nhằm góp một phần vào việc kiểm soát lũ, giảm bớt được thiệt hại do lũ gây ra đồng thời cung cấp một công cụ hỗ trợ các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định, lên kế hoạch phòng ngừa ứng phó và từ đó nâng cao tầm của công tác quản lý môi truờng, thiên tai nhằm hướng đến phát triển bền vững.
    2.Tình hình nghiên cứu

    Nghiên cứu trong và ngoài nước
    1. Nghiên cứu trong nước
    Ở nước ta đã có nhiều dự án, đề tài nghiên cứu khoa học về lũ lụt và cách phòng tránh trên các lưu vực ở các sông lớn như đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long và các hệ thống sông ở Trung Bộ Việt Nam Có thể kể ra một số đề tài dự án đã được thực hiện như sau:
    Đề tài 1: “Điều tra nghiên cứu và cảnh báo ngập lụt phục vụ phòng tránh thiên tai ở các lưu vực sông miền Trung” do Viện Khí tượng Thủy văn thực hiện năm 1999-2002.
    Nội dung: Lập bản đồ ngập lụt cho 4 lưu vực sông chính: Hương (Thừa Thiên-Huế), Thu Bồn (Quảng Nam), Vệ (Quảng Ngãi) và Kôn-Thanh (Bình Định).
    Loại bản đồ đã lập: Bản đồ hiện trạng lũ 1999 và các bản đồ ngập úng với các chu kỳ tái hiện khác nhau.
    Phương pháp lập: Sử dụng số liệu đo thực và điều tra bổ sung sau đó sử dụng mô hình DEM để xây dựng bản đồ ngập.
    Nhược điểm: Số liệu các vết lũ ít nên không phản ánh chi tiết các khu vực ngập. Chưa được kiểm tra thực địa.
    Đề tài 2: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh ngập lụt ở các tỉnh miền Trung” do Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thực hiện năm 2000-2001.
    Nội dung: Lập bản đồ ngập lụt cho các lưu vực sông chính: Hương (Thừa Thiên-Huế), Thu Bồn (Quảng Nam), Vệ (Quảng Ngãi) và Kôn-Thanh (Bình Định), sông Cái (Khánh Hòa).
    Loại bản đồ đã lập: Bản đồ hiện trạng lũ năm 1999 và một số bản đồ ngập úng với các chu kỳ tái hiện.
    Phương pháp lập: Sử dụng số liệu đo thực và điều tra bổ sung.
    Nhược điểm: Số liệu các vết lũ ít nên không phản ánh chi tiết các khu vực ngập.
    Đề tài 3: “Nghiên cứu xây dựng tập bản đồ ngập lụt tỉnh Thừa Thiên-Huế” do Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia thực hiện năm 1999-2001.
    Nội dung: Lập bản đồ ngập lụt cho các lưu vực sông Hương (Thừa Thiên-Huế).
    Loại bản đồ đã lập: Bản đồ hiện trạng lũ năm 1999 tỷ lệ 1:50.000 và bản đồ cảnh báo ngập cho khu vực sông Hương.
    Phương pháp lập: Sử dụng số liệu đo thực và điều tra bổ sung.
    Nhược điểm: Sử dụng bản đồ tỷ lệ nhỏ, số liệu các vết lũ ít nên không phản ánh chi tiết các khu vực ngập.
    Đề tài 4: “Xây dựng bản đồ phân vùng ngập lụt và phương án cảnh báo nguy cơ ngập lụt hạ lưu sông Hương, sông Bồ tỉnh Thừa Thiên-Huế” do Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Trung Trung Bộ thực hiện năm 1999-2001.
    Loại bản đồ đã lập: Bản đồ hiện trạng lũ năm 1999 tỷ lệ 1:20.000, 1:10.000 và bản đồ nguy cơ ngập lụt với các tần suất cho lưu vực sông Hương.
    Phương pháp lập: Sử dụng số liệu đo thực địa và điều tra bổ sung.
    Nhược điểm: Sử dụng bản đồ tỷ lệ nhỏ, số liệu các vết lũ ít nên không phản ánh chi tiết các khu vực ngập.
    Dự án: “Lập bản đồ ngập lụt cho 7 tỉnh miền Trung” do Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ công nghệ KTTV (UNDP tài trợ) thực hiện từ 2001 đến nay.
    Nội dung: Đã lập được bản đồ ngập lụt cho các lưu vực sông Hương (Thừa Thiên-Huế), Thu Bồn-Vu Gia (TP Đà Nẵng, Quảng Nam).
    Loại bản đồ đã lập: Bản đồ hiện trạng lũ năm 1999 tỷ lệ 1:25.000, 1:10.000 và bản đồ nguy cơ ngập lụt ứng với các chu kỳ tái hiện.
    Phương pháp lập: Sử dụng số liệu đo thực và điều tra bổ sung có kết hợp với mô hình số độ cao để lập bản đồ ngập.
    Dự án: “Xây dựng CSDL hệ thống thông tin địa hình thủy văn cơ bản phục vụ phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế-xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do Trung tâm Viễn thám – Bộ Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư.
    Đây là một trong những dự án lớn áp dụng nhiều công nghệ hiện đại trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, quản lý dữ liệu, hệ thống thông tin địa lý và hệ thống thông tin thủy văn.
    Các sản phẩm của dự án góp phần quan trọng trong công cuộc phòng chống lũ lụt và phát triển kinh tế xã hội vùng đông bằng sông Cửu Long theo chủ trương “Sống chung với lũ” mà Đảng và Nhà nước đã đưa ra.
    Nhìn chung cách thức tiếp cận và thực hiện các đề tài trong nước chủ yếu dựa trên cơ sở các phương pháp truyền thống là sử dụng số liệu thực đo và điều tra thực địa bổ sung rồi kết hợp với mô hình số độ cao để chiết tách vết lũ. Các kết quả thu được hầu hết chỉ là bản đồ ngập lụt, bản đồ hiện trạng lũ ở các chu kỳ khác nhau, chưa có những số liệu chi tiết về vùng ngập và đánh giá nhanh những ảnh hưởng và thiệt hại mà lũ lụt gây ra.
    2. Nghiên cứu ngoài nước
    Bangladesh đã xây dựng thành công hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt trên cơ sở ứng dụng mô hình thủy văn và thủy lực MIKE-11 (của Đan Mạch) dưới sự trợ giúp của UNDP/WMO kết hợp với sử dụng tư liệu viễn thám GMS, NOAA-12 và NOAA-14. Hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt này được áp dụng cho vùng lãnh thổ rộng 82.000 km2, trên đoạn dài 7.270km sông, 195 nhánh, sử dụng 30 trạm giám sát.
    Trung Quốc đã xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo ngập lụt trên cơ sở sử dụng tư liệu viễn thám FY-II, OLR, GPCP, ERS-II, SSM/I.
    Ấn Độ bắt đầu xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt từ năm 1959 cho khu vực sông Hằng. Hiện nay, ở Ấn Độ có 145 trung tâm dự báo, 500 trạm khí tượng, 350 trạm thủy văn phục vụ cho vùng lưu vực rộng 240.000km2, sử dụng khả năng thông tin của các tư liệu ảnh vệ tinh IRS, TM Landsat-5, ERS, RADARSAT.
    Một số nước thuộc Châu Phi sử dụng mô hình thủy văn FEWS NET kết hợp với hệ thống thông tin địa lý GIS để xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo lũ lụt cho 5.600 vùng hạ lưu với sự trợ giúp xây dựng của tổ chức USGS/EROS.
    Cơ quan hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thực hiện chương trình Sentinel Asia, đây là chương trình chia sẻ thông tin về thiên tai giữa các nước trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các thông tin được chia sẻ thông qua mạng Web-GIS, tạo ra một cơ sở dữ liệu ảnh vệ tinh trong việc giám sát thiên tai. Chương trình Sentinel Asia là sự khởi đầu cho việc thành lập một điểm phân phối thông tin quan trọng dựa trên nền tảng Internet, thông tin được phân phối ở đây là dữ liệu ảnh vệ tinh không gian về thảm họa thiên nhiên trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
    Thái Lan là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Châu Á, có nhiều điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên với Việt Nam. Thái Lan đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng hệ thống giám sát thiên tai nói chung và lũ lụt nói riêng. Thái Lan cũng là nước có tiềm lực về công nghệ và có các công cụ hữu hiệu áp dụng trong việc phòng chống thiên tai về lũ lụt, Thái Lan đã đưa ra đánh giá rằng: đây là hiện tượng thiên tai có tần suất cao, mức độ gây thiệt hại trung bình, mức độ quản lý và ứng phó cũng mới chỉ đạt mức trung bình và tính rủi ro là rất cao. Trong bảng ưu tiên quan tâm các hiện tượng thiên tai thường xảy ra ở Thái Lan thì lũ lụt là hiện tượng chiếm ưu tiên số 1.
    Một trong những hướng được Thái Lan quan tâm là ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc quản lý thiên tai
    3.Mục tiêu nghiên cứu

    Thành lập mô hình số độ cao DEM bằng ứng dụng SRTM, thu thập cơ sở dữ liệu vũ lượng mưa từ ảnh viễn thám TRMM sau đó tích hợp vào phần mềm Arc View để tạo bản đồ hiện trạng ngập lụt tại Quảng Nam.
    4.Nhiệm vụ nghiên cứu:



    Tổng quan các nghiên cứu, ứng dụng ảnh viễn thám trong công tác quản lý môi trường và tài nguyên, quản lý thiên tai trên thế giới cũng như ở nước ta trong những năm gần đây.
    Thu thập các dữ liệu cần thiết cho luận văn như: bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu, các thống kê về lưu luợng mưa hằng năm, luợng mưa trung bình hàng tháng tại khu vực nghiên cứu, các ảnh viễn thám về luợng mưa và về địa hình khu vực nghiên cứu.
    Sử dụng ArcGIS 10.0 để xử lý ảnh viễn thám về lượng mưa từ NASA
    Chỉnh sửa các hình ảnh viễn thám để loại bỏ các điểm gây nhiễu. Xây dựng mô hình số độ cao DEM, thu thập dữ liệu vũ lượng mưa từ ảnh viễn thám TRMM. Sử dụng công cụ Arc View tích hợp, chồng lớp các bản đồ với nhau. Xây dựng cơ sở dữ liệu về cho bản đồ dựa vào các thông tin đã thu thập đuợc.
    Tích hợp các tiêu chí để đánh giá thiệt hại do lũ lụt với đất vào bản đồ, sự dụng các chức năng của Arc View để phân tích, đánh giá các thông tin về vùng đất bị ngập lụt .
    Chồng các lớp bản đồ với nhau để tạo ra được bản đồ hiện trạng ngập lụt tại tỉnh Quảng Nam.
    5.Phương pháp nghiên cứu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...