Luận Văn Tỷ lệ hiện mắc một số bệnh mạn tính và gánh nặng chi phí hộ gia đình cho chăm sóc và điều trị bệnh n

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
    NĂM - 2011

    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN Đ . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 4
    1.1. Khái quát bệnh mạn tính. 4
    1.2. Gánh nặng bệnh tật do bệnh mạn tính. 4
    1.3. Gánh nặng về kinh tế do bệnh mạn tính 6
    1.4. Sự gia tăng bệnh mạn tính và các yếu tố nguy cơ. 9
    1.5. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế 10
    1.6. Giải pháp cho gánh nặng gây ra bởi bệnh mạn tính. 11
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
    2.1. Đối tượng nghiên cứu. 13
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 13
    2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 13
    2.2.2. Thời gian nghiên cứu. 13
    2.3. Phương pháp nghiên cứu. 14
    2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 14
    2.3.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu 14
    2.3.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin. 14
    2.3.3.1. Công cụ. 14
    2.3.3.2. Kỹ thuật thu thập thông tin. 15
    2.4. Biến số và chỉ số nghiên cứu 15
    2.4.1 Các biến số chung 15
    2.4.2. Các biến số liên quan tới bệnh mạn tính. 16
    2.4.3. Sử dụng dịch vụ và chi phí y tế 16
    2.4.4. Chỉ số gánh nặng chi phí. 16
    2.5. Sai số và cách khắc phục 17
    2.5.1. Các sai số mắc phải trong quá trình nghiên cứu 17
    2.5.2. Cách khắc phục 18
    2.6. Xử lý số liệu. 18
    2.7. Đạo đức trong nghiên cứu. 18
    2.8. Hạn chế của nghiên cứu. 18
    CHƯƠNG 3: KT QUẢ NGHIÊN CỨU . 20
    3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 20
    3.2. Tỷ lệ mắc các bệnh mạn tính tự khai báo 24
    3.3. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế và chi phí y tế. 29
    3.4. Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế. 34
    3.5. Yếu tố liên quan đến chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế.
    . 35
    CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 39
    4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 39
    4.2. Mô hình các bệnh mạn tính . 40
    4.3. Tình hình sử dụng dịch vụ y tế và chi phí y tế. 47
    4.4. Chi phí thảm họa và nghèo hóa do chi phí y tế 44
    4.5. Các yếu tố liên quan . 45
    KẾT LUẬN . 47
    KIẾN NGHỊ 49
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 52
    PHỤ LỤC . 56
    DANH MỤC BẢNG
    Trang
    Bảng 3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 20
    Bảng 3.2 Tài sản của các hộ gia đình điu tra 21
    Bảng 3.3 Tỷ lệ chi phí thảm họa (chi phí trực tiếp cho y tế của hộ
    gia đình bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộ gia đình) 34
    Bảng 3.4 Tỷ lệ Nghèo hóa do chi phí y tế (gia đình không nghèo nếu không phải chi phí cho y tế => trở thành nghèo vì
    phải chi phí cho y tế) 34
    Bảng 3.5 Mô hình hồi quy logistic phân tích 1 số yếu tố liên quan đến chi phí thảm họa 35
    Bảng 3.6 Mô hình hồi quy logistic phân tích 1 số yếu tố liên quan đến nghèo hóa do chi phí y tế 37
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Trang
    Hình 3.1 Thu nhập hộ gia đình và cá nhân hàng năm 22
    Hình 3.2 Tình hình kinh tế hộ gia đình xã Lâu Thượng 23
    Hình 3.3 Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính (bất kỳ bệnh nào) 24
    Hình 3.4 Tỷ lệ mắc bệnh phổi 25
    Hình 3.5 Tỷ lệ mắc bệnh khớp 25
    Hình 3.6 Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch 26
    Hình 3.7 Tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp 26
    Hình 3.8 Tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ 27
    Hình 3.9 Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường 27
    Hình 3.10 Tỷ lệ mắc các khối u 28
    Hình 3.11 Tỷ lệ sử dụng dịch vụ y tế nội trú 12 tháng qua ở xã Lâu Thượng 29
    Hình 3.12 Tỷ lệ các hộ sử dụng dịch vụ y tế ngoại trú trong 4 tuần qua
    Hình 3.13 Chi phí điu trị nội trú 12 tháng qua 31
    Hình 3.14 Chi phí điu trị ngoại trú 4 tuần qua 32
    Hình 3.15 Chi phí tự điu trị trong 4 tuần qua 33

    ĐẶT VẤN Đ
    Trong gần hai thập kỷ vừa qua, đổi mới ngành Y tế đã chiếm vị trí ưu tiên cao trong chương trình phát triển và định hướng chiến lược của mỗi quốc gia. Tại nhiều nước đang phát triển, chính phủ đang phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng tài chính cho hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, đặc biệt là trong việc đổi mới nhằm nâng cao điều kiện sống cho người nghèo.
    Tuy nhiên, những thay đổi và xu hướng thực tiễn của ngành y tế trong vòng hai thập kỷ qua thường mâu thuẫn với những mục tiêu đề ra. Nhìn chung, tổng chi phí cho chăm sóc sức khỏe đã tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế [3]. Cùng với sự phát triển của xã hội, trong lĩnh vực y tế bệnh mạn tính đang trở thành vấn đề nổi cộm và ảnh hưởng ngày càng lớn tới cuộc sống của người dân và toàn xã hội.
    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh mạn tính là bệnh có thời gian ủ bệnh và quá trình diễn biến bệnh kéo dài [30], thời gian bị bệnh là từ 3 tháng trở lên. Bệnh mạn tính không thể ngăn ngừa bằng vắc xin, không thể chữa khỏi hoàn toàn và cũng không tự biến mất. Bệnh mạn tính phần lớn không do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc nấm gọi là bệnh mạn tính không lây nhiễm.
    Xu hướng hiện nay trên thế giới là bệnh mạn tính không lây nhiễm ngày càng tăng.
    Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh các bệnh mạn tính không những gây ra nhiều trường hợp tử vong mà còn gây ra nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, tình trạng kinh tế của người dân nói riêng cũng như gây ra những gánh nặng cho hệ thống y tế, cộng đồng và toàn xã hội nói chung.
    Bốn trong số các bệnh mạn tính thường gặp nhất là bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh tiểu đường. Ngoài ra các bệnh mạn tính khác như bệnh khớp, tâm thần cũng đang ngày càng gia tăng.
    Các yếu tố nguy cơ cao là tăng huyết áp, hút thuốc lá, uống rượu, chế độ ăn uống không lành mạnh, các stress và thiếu các hoạt động thể chất. Ngày nay, tỷ lệ phổ biến của các yếu tố nguy cơ trên đang ngày càng gia tăng trên toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [21] [19]. Hành động cần thiết và cấp bách hiện nay để ngăn ngừa các bệnh mạn tính nên tập trung vào việc khống chế, theo dõi và kiểm soát các yếu tố nguy cơ trên cũng như nhiều yếu tố nguy cơ khác một cách thích hợp.
    Cũng như các nước đang phát triển khác, Việt Nam đang trải qua thời kỳ phát triển mạnh mẽ trong đó có sự thay đổi nhiều về mặt dịch tễ học, có sự gia tăng đáng kể gánh nặng bệnh tật và kinh tế gây ra bởi các bệnh mạn tính.
    Theo thống kê của Bộ Y tế thì bệnh mạn tính đang là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong tại các bệnh viện ở nước ta. Các trường hợp nhập viện do các bệnh mạn tính đã tăng lên từ 39% trong năm 1986 cho tới 68% trong năm 2008. Tỷ lệ trường hợp tử vong do các bệnh mạn tính tại các bệnh viện cũng đã tăng từ 42% vào năm 1986 lên 69% vào năm 2008 [5].
    Bên cạnh những tổn thất về người ngày càng lớn, những chi phí mà bệnh mạn tính gây ra cũng ngày càng tăng, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người dân, đặc biệt là đối với những người nông dân, người nghèo.
    Hiện nay trên thế giới, các nghiên cứu về bệnh mạn tính đa phần tập chung vào tìm hiểu, phân tích gánh nặng của từng bệnh riêng lẻ như: ung thư, tăng huyết áp, COPD các nghiên cứu tập trung vào một số bệnh mạn tính là không nhiều. Việc đi sâu nghiên cứu gánh nặng của một số bệnh sẽ cho một cái nhìn bao quát hơn về tình hình bệnh tật của người dân và gánh nặng chi phí chung mà họ phải chi trả .
    Ở Việt Nam, mặc dù số lượng các nghiên cứu về bệnh mạn tính đã tăng đáng kể trong thời gian gần đây, nhưng hiện vẫn còn rất thiếu các nghiên cứu về chi phí chăm sóc và điều trị của người dân bị mắc các bệnh này. Những thông tin này là rất cần thiết cho việc lập kế hoạch và triển khai các giải pháp can thiệp hiệu quả để giảm gánh nặng bệnh tật gây ra bởi các bệnh mạn tính. Vì các lý do trên, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu “Tỷ lệ hiện mắc một số bệnh mạn tính và gánh nặng chi phí hộ gia đình cho chăm sóc và điu trị bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính tại xã Lâu thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên” với các mục tiêu sau:
    1. Xác định tỷ lệ hiện mắc một số bệnh mạn tính tự khai báo tại xã Lâu thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên năm 2010.
    2. Xác định mức chi phí y tế và gánh nặng chi phí của hộ gia đình cho chăm sóc và điu trị bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính tại địa bàn nghiên cứu.
    3. Phân tích một số yếu tố liên quan tới gánh nặng chi phí của hộ gia đình cho chăm sóc và điu trị bệnh nhân mắc một số bệnh mạn tính tại địa bàn nghiên cứu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...