Báo Cáo Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam



    [TABLE="width: 100%"]

    [TR]

    [TD="width: 96%"]LỜI NÓI ĐẦU​


    Xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra một cách sâu sắc, toàn diện trên phạm vi toàn thế giới. Nó là quy luật khách quan mà Việt Nam cần sớm nắm bắt và vận dụng. Việc tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giơi sẽ mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đòi hỏi phải có những chính sách phù hợp. Một hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế là ngoại thương. Nhân tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của chính sách kinh tế đối ngoại phải kể đến vai trò quan trọng của chế độ tỷ giá hối đoái của mỗi quốc gia. Chúng ta chưa quên sự can thiệp bất thành của 15 ngân hàng Trung ương trước sự sụp đổ của hệ thống tỷ giá hối đoái Châu Âu những năm 90; sự phá giá bất ngờ của đồng bảng Anh tháng 9/1992 trước sự tấn công của những kẻ đầu cơ, mặc dù đã có sự can thiệp tích cực cuả Ngân hàng Trung ương Đức và Anh với khối lượng 15 tỷ bảng Anh; hay hai sự kiện làm rung chuyển thế giới chỉ trong một thời gian ngắn. Đó là: Sự khủng hoảng của đồng Pê-sô (Mêhicô) tháng 12/1994 và sự mất giá kỷ lục trong năm 1995, rồi lại sự lên giá đột biến của USD năm 1996.

    Là một nước đang đi những bước đầu tiên tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn, hơn bao giờ hết việc nghiên cứu tỷ giá hối đoái đang trở thành vấn đề cấp bách đặt ra cho chúng ta. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, trong bài viết này, em xin đề cập tới vấn đề: "Tỷ giá hối đoái và việc áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam."


    KẾT LUẬN​


    Điều hành tỷ giá là một công việc hêt sức khó khăn, phức tạp và không phải lúc nào cũng mang lại kết quả như mong muốn.

    Lựa chọn một chế độ tỷ giá như thế nào cho phù hợp để thúc đẩy phát triển kinh tế luôn luôn là một câu hỏi hóc búa đối với mọi quốc gia trên thế giới ngay từ khi mới suất hiện nền sản xuất hàng hoá và nẩy sinh quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Tỷ giá hối đoái chẳng qua cũng là một loại giá cả, là điểm nhạy cảm nhất của nên kinh tế. Nó liên quan đến tất cả mọi mặt của nền kinh tế xã hội, chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố, tác động lại chính các nhân tố đó và phức tạp hơn, những nhân tố này tác dộng lẫn nhau gây nên những cộng hưởng, những phản ứng dây truyền ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế. Điều hành tỷ giá là một vấn đề “sống còn” đối với mỗi quốc gia, chỉ cần một sai phạm nhỏ cũng sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường đối với nền kinh tế đất nước. Vì vậy, mà dù muốn hay không các quốc gia cũng đều phải quan tâm đến vấn đề này.

    Lựa chọn một chế độ tỷ giá hối đoái thực chất là tìm kiếm biện pháp điều hành tỷ giá hối đoái cho phù hợp vì không phải chế độ tỷ giá hối đoái hay bất kì một cơ chế nào đó mà chính bản thân tỷ giá hối đoái mới mang trong mình toàn bộ ý nghĩa. Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nên kinh tế mà việc điều chỉnh tỷ giá yêu cầu phải hết sức thận trọng và phải được căn cứ vào hàng loạt các yếu tố vĩ mô khác như: lạm phát, cung-cầu tiền tệ, dự trữ ngoại tệ quốc gia, lãi suất, . Nếu không thì từ một nhân tố tích cực, tỷ giá hối đoái có thể trở thành một nhân tố phá hoại nguy hiểm nhất, có sức mạnh công phá nền kinh tế mạnh nhất. Chính sách tỷ giá phải được đặt trong sự phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế và các chính sách kinh tế vi mô khác thì mới thực sự phát huy được vai trò của một công cụ điểu tiết vĩ mô nền kinh tế.[/TD]

    [/TR]

    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...