Luận Văn Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến ngoại thương Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến ngoại thương Việt Nam

    Mục lục
    Lời mở đầu iii
    Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới
    ngoại thương 1
    1.1.Khái niệm, cơ chế hình thành và phân loại tỷ giá hối đoái 1
    1.1.1.Khái niệm 1
    1.1.2.Cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái 3
    1.1.2.1.Ngang giá vàng 3
    1.1.2.2.Ngang giá sức mua 4
    1.1.3.Phân loại 6
    1.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở 8
    1.2.1.Độ mở nền kinh tế 9
    1.2.2.Lãi suất 13
    1.2.3.Lạm phát 16
    1.2.4.Cán cân thanh toán 18
    1.2.5.Cung cầu ngoại hối 21
    1.2.6.Năng suất lao động 25
    1.2.7.Đầu cơ tiền tệ 27
    1.2.8.Chính sách tiền tệ 29
    1.2.9.Sự can thiệp của nhà nước 30
    1.3.Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động ngoại thương 33
    1.3.1.Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động xuất khẩu 34
    1.3.2.Tác động của biến động tỷ giá lên hoạt động nhập khẩu 37
    1.3.3.Tác động của phá giá, nâng giá tiền tệ lên tổng thể hoạt động
    ngoại thương 38
    Chương 2: Ngoại thương Việt Nam dưới tác động của tỷ giá hối đoái 44
    2.1.Đánh giá sơ bộ hoạt động ngoại thương Việt Nam trong xu thế hội nhập 45
    2.1.1.Qui mô, tốc độ tăng trưởng ngoại thương 46
    2.1.2.Cơ cấu các mặt hàng xuất – nhập khẩu 50
    2.1.3. Thị trường xuất – nhập khẩu 54
    2.2.Thực tiễn điều hành tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá tới
    ngoại thương Việt Nam 58
    2.2.1.Giai đoạn trước đổi mới 1986 58
    2.2.2.Giai đoạn sau đổi mới 1986 63
    2.2.2.1.Giai đoạn 1986-1989 63
    2.2.2.2.Giai đoạn 1989-1992 65
    2.2.2.3.Giai đoạn 1993-1996 70
    2.2.2.4.Giai đoạn 1997-1999 75
    2.2.2.5.Giai đoạn 2000- nay 76
    Chương 3: Một số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương Việt Nam 82
    3.1.Căn cứ lựa chọn giải pháp 83
    3.2.Một số giải pháp cụ thể 86
    3.2.1.Giải pháp vĩ mô 86
    3.2.1.1.Nhóm giải pháp đối với hoạt động của NHNN 86
    3.2.1.2.Nhóm giải pháp đối với hệ thống NHTM 96
    3.2.1.3.Một số giải pháp vĩ mô khác 100
    3.2.2.Giải pháp vi mô 105
    3.2.2.1.Giải pháp đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 105
    3.2.2.2.Giải pháp đối với người sản xuất hàng xuất khẩu 110
    Kết luận 113
    Tài liệu tham khảo 115
    Phụ lục 119







    Lời mở đầu
    1.Tính cấp thiết của đề tài:
    Năm 2002 kết thúc trong tiếc nuối của dân chúng toàn cầu với sự sụp đổ hàng loạt tên tuổi lớn như Enron, Worldcom, Andersen .Thị trường chứng khoán thế giới chao đảo, chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán New York liên tiếp sụt giảm kéo theo nạn giảm phát ở hầu hết các nước tư bản phát triển. Cuộc chiến loại bỏ chính quyền Saddam với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, giảm giá dầu thô xem ra cũng không giúp sức được cho Mỹ là bao. Năm 2003 sắp đi qua, nền kinh tế Mỹ vẫn đang trong tình trạng căng thẳng. Sức ép giảm cầu tiêu dùng, thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại đã buộc Mỹ phải dùng đến chiêu bài cuối cùng, đó là tỷ giá hối đoái. Chính ông Alan Greenspan, người nắm quyền tối cao trong điều hành chính sách tiền tệ của Mỹ đã công nhận mục tiêu giảm giá đồng đô la nhằm thúc đẩy xuất khẩu, giảm bớt thâm hụt cán cân thương mại. Ông nói trong lần trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CNN hôm 12/10 vừa qua rằng: “Đã đến lúc người Mỹ phải thực sự biết được tiềm năng xuất khẩu của nước mình .”
    Theo T.S. Howard J.Shatz, giảng viên Trung tâm phát triển quốc tế Havard (Mỹ) thì đối với xuất khẩu nói riêng và hoạt động ngoại thương nói chung, việc điều chỉnh tỷ giá hay tác động gián tiếp đến tỷ giá được xem là công cụ hữu hiệu nhất hướng ngoại thương phát triển theo chiều hướng có lợi cho các quốc gia. Ý thức được tầm quan trọng của tỷ giá, nhiều quốc gia đã tìm đến công cụ này nhằm tạo được sự đột phá trong phát triển ngoại thương. Sự phát triển vượt bậc của Nhật Bản những năm 60, 70 thế kỷ trước cũng do bởi Chính phủ Nhật Bản đã sử dụng công cụ tỷ giá rất đúng đắn bằng cách duy trì chính sách đồng Yên yếu. Và kết quả là việc hàng hóa Nhật Bản với chất lượng ngang bằng hàng hóa Châu Âu được cung cấp với giá cực rẻ đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ. Minh chứng mới đây nhất cho tầm quan trọng của tỷ giá chính là việc các nước G7 ép Trung Quốc phải nâng giá đồng Nhân dân tệ bởi việc định giá quá thấp đồng nhân dân tệ so với đô la Mỹ đã làm tổn hại đến ngoại thương nước họ. Tính đến thời điểm này, Trung Quốc đã có thặng dư thương mại lên đên 183 tỷ đô la với Mỹ và dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã được xếp vào vị trí số 3 trong 10 nước có dự trữ ngoại tệ lớn nhất(39).
    Trong khi công cụ tỷ giá luôn được các quốc gia trên thế giới đề cao thì ở Việt Nam, tỷ giá dường như chưa được hiểu theo đúng nghĩa của nó. Người ta dường như hờ hững với mọi biến động của tỷ giá và cho rằng vấn đề tỷ giá là mảng đề tài cổ lỗ, rằng trong mối tương quan với hoạt động xuất nhập khẩu, tỷ giá không có ảnh hưởng gì mấy. Và lối nghĩ ấy đã liên tiếp đưa việc điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam xa rời thực tiễn. Cơ chế cố định tỷ giá từ trước những năm đổi mới quay trở lại với cái mác tỷ giá thả nổi có quản lý song lại quản lý theo kiểu bò trườn (một dạng khác của tỷ giá cố định). Chính cách quản lý này đã khiến tỷ giá danh nghĩa bị định cao hơn so với tỷ giá thực rất nhiều lần, giá hàng nhập khẩu nhờ đó đột nhiên rẻ đi, tốc độ nhập siêu tăng đến mức kỷ lục (dự kiến khoảng 66% năm 2003 so với 2002) (56).
    Thế giới giờ đây đã đổi khác, cái luận cứ phát triển hoạt động ngoại thương nhờ sản xuất và bán hàng hóa ở mức giá rẻ do giá thành thấp không còn thích hợp. Vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa và sắp tới đây là vụ kiện bán phá giá tôm do Mỹ tiến hành đối với phía Việt Nam là một minh chứng hùng hồn cho vấn đề này. Xuất phát từ những khó khăn hiện nay mà ngoại thương Việt Nam đang phải đối mặt cũng như những hạn chế trong vấn đề quản lý tỷ giá, người viết đã chọn đề tài: Tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến ngoại thương Việt Nam nhằm đưa ra được cái nhìn khách quan hơn về vai trò tỷ giá trong việc thúc đẩy hoạt động ngoại thương Việt Nam.
    2.Mục tiêu nghiên cứu:
    *Hệ thống lại một số vấn đề lý luận liên quan đến tỷ giá hối đoái.
    *Tổng kết, đánh giá toàn diện tỷ giá hối đoái trong tương quan với hoạt động ngoại thương Việt Nam.
    *Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn và chiến lược xuất khẩu của nước ta nhằm đưa ra một số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương.
    3.Phương pháp nghiên cứu:
    Đề tài áp dụng phương pháp phân tích- tổng hợp, tự nghiên cứu .vận dụng những lý luận cơ bản về tỷ giá hối đoái và tham khảo kinh nghiệm về điều hành tỷ giá hối đoái tại một số nước trên thế giới nhằm đưa ra được mốt số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá lên hoạt động ngoại thương Việt Nam.

    4.Phạm vi nghiên cứu:
    Tỷ giá hối đoái là một vấn đề vô cùng phức tạp và nhạy cảm do đó việc nghiên cứu tác động của tỷ giá hối đoái lên ngoại thương Việt Nam sẽ được giới hạn trong khuôn khổ tác động của tỷ giá USD/VND lên hoạt động xuất-nhập khẩu hàng hóa hữu hình. Bên cạnh đó, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng một số số liệu phân tích, tổng hợp tình hình đặc biệt từ năm 89 đến nay.
    5. Nội dung nghiên cứu:
    Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau:
    Chương 1: Lý luận chung về tỷ giá hối đoái và tác động của tỷ giá đến hoạt động ngoại thương.
    Chương 2: Ngoại thương Việt Nam dưới tác động của tỷ giá hối đoái.
    Chương 3: Một số giải pháp tăng cường tác động tích cực của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương Việt Nam.
    6.Những đóng góp của đề tài:
    Đề tài đã tổng hợp được tác động của tỷ giá hối đoái lên hoạt động ngoại thương Việt Nam suốt giai đoạn 1955 đến nay và đã nêu được một số luận chứng làm cơ sở cho việc điều hành tỷ giá hối đoái của Việt Nam. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ còn hạn chế, đề tài chắn chắn sẽ không tránh khỏi sai sót, điển hình là chưa biểu thị được mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và tổng thể hoạt động ngoại thương Việt Nam bằng mô hình kinh tế lượng.
    Cuối cùng, người viết xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới T.S Nguyễn Hữu Khải, người đã có những nhận xét quý báu trong quá trình đề tài được thai nghén và thực thi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...