Tiểu Luận Tỷ giá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời mở đầu 1
    Nội dung
    Chương 1: Tổng quan lý luận về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái 3

    1.Tỷ giá hối đoái 3
    1.1. Tỷ giá hối đoái là gì 3
    1.2. Các loại tỷ giá trên thị trường 5
    1.3 .Vai trò của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế mở 6
    1.4. Các yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái 8
    1.5. Tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái 9
    2. Chính sách tỷ giá hối đoái và những tiền đề ,mục tiêu cho việc hoạch định chính sách tỷ giá hối đoái 10
    2.1 Chính sách tỷ giá hối đoái 10
    2.2 Lựa chọn chế độ TGHĐ 12
    Chương 2 Sự ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam 21
    1.Sự hình thành và vận động của tỷ giá cùng chính sách TGHĐ trong giai đoạn trước tháng 3/1989 thời kế hoạch hoá , tập trung kinh tế. 21
    2. Sự vận động của tỷ giá và chính sách TGHĐ từ tháng 3/1989 đến nay, thời kì nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. 24
    2.1. Giai đoạn từ 1989-1992. 24
    2.2. Giai đoạn cố định tỷ giá 1993-1996 25
    2.3. Giai đoạn từ tháng 7/1997 đến ngày 26/2/1999 30
    2.4. Giai đoạn từ 26/2/1999 đến nay 33
    Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị 34
    1.Một số nhận định chung 34
    2. Định hướng về điều hành chính sách tỷ giá của NHNNVN. 36
    3.Một số giải pháp . 37
    Kết luận 41


    LỜI MỞ ĐẦU

    Với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới , các mối quan hệ kinh tế trên mọi lĩnh vực của một nước ngày càng được mở rộng ra các nước , do đó vấn đề thanh toán ,định giá , so sánh ,phân tích đánh giá về mặt giá trị và hiệu quả trở nên phức tạp hơn nhiều . Đơn vị thanh toán không chỉ là tiền tệ trong nước mà còn phải sử dụng các loại ngoại tệ khác nhau liên quan đến việc trao đổi tiền của nước khác . Tiền của mỗi nước được quy định theo pháp luật của nước đó và đặc điểm riêng của nó ,vì vậy phát sinh nhu cầu tất yếu là phải so sánh giá trị ,sức mua của đồng tiền trong nước với ngoại tệ và giữa các ngoại tệ với nhau . Hoạt động chuyển đổi đồng tiền này thành đồng tiền khác trong quá trình quan hệ giữa các nước nhóm nước với nhau đã làm nảy sinh phạm trù tỷ giá hối đoái
    Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế nhạy cảm và rất phức tạp . Kinh tế thị trường thường xuyên vận động thì tỷ giá hối đoái cũng như những hiện tượng kinh tế khác biến động là lẽ tất nhiên ,là hợp với quy luật vận động của sự vật ,của hiện tượng . Tuy nhiên những diễn biến có tính bất thường , khác lạ của hiện tượng kinh tế tất phải do những nguyên nhân ,hoặc do những trục trặc nào đó làm cho hiện tượng kinh tế đó diễn ra “chệch hướng” theo logic bình thường . Điều đó làm chúng ta phải thận trọng xem xét các nguyên nhân từ mọi phía,một cách toàn diện để có nhận thức , quan điểm đúng đắn , làm cơ sở tin cậy cho việc điều chỉnh các hoạt động thực tiễn
    Nghiên cứu sự vận động của tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp nhưng cũng đầy mới mẻ và hấp dẫn , nhất là trong bối cảnh nền kinh tế phát triển và vận động không ngừng .Do đó , để lựa chọn đề tài nghiên cứu trong đề án môn học Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ ,
    tôi đã lựa chọn việc tìm hiểu về "Tỷ giá hối đoái và quản lý tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay"
    Cơ cấu bài viết gồm 3 chương :
    Chương 1 Tổng quan lý luận về tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái
    Chương 2 Sự ảnh hưởng của chính sách tỷ giá hối đoái tới tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam
    Chương 3 Một số giải pháp và kiến nghị



    [​IMG]
     
Đang tải...